Đó là: vốn góp của thành viên; vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác; vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã; khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.

Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, nghị quyết của Đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nguồn vốn đầu tiên và quan trọng nhất mà hợp tác xã có được là do người lao động, các hộ gia đình và các pháp nhân khác đóng góp khi họ gia nhập hợp tác xã. Việc đóng góp vốn và tài sản vào hợp tác xã để tạo tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tập thể là nghĩa vụ hàng đầu của các thành viên, là yếu tố đầu tiên có vai trò xác định tư cách thành viên hợp tác xã. Việc đóng góp tài sản và vốn để sản xuất, kinh doanh theo phương thức tập thể trong hợp tác xã thể hiện sự phân biệt giữa tư cách thành viên hợp tác xã với tư cách thành viên trong các tổ chức xã hội hay các tổ chức từ thiện khác. Việc này cũng phân biệt với chế độ thành viên trong các hợp tác xã kiểu cũ... nơi mà các cá nhân có thể trở thành thành viên của các tổ chức này, được hưởng các quyền lợi, nhung không phải đóng góp vốn và tài sản.

Nguồn vốn góp của các thành viên hợp tác xã là khoản tiền hoặc tài sản do người lao động, các hộ gia đình hoặc các pháp nhân khác đóng góp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tập thể, khi họ gia nhập hợp tác xã. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền, vàng, tư liệu sản xuất, đất đai, nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận tải... Họ có thể đóng góp một lần hay nhiều lần theo quy định ừong điều lệ của hợp tác xã.

Mỗi thành viên có nghĩa vụ đóng góp ít nhất là một cổ phần và nhiều nhất là không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định như vậy để khẳng định rằng mặc dù hợp tác xã là một tổ chức có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, nhưng trước hết và về lâu dài, nó là một tổ chức kinh tế. Người lao động, các hộ gia đình, các pháp nhân khác gia nhập hợp tác xã không phải chỉ để hưởng những lợi ích vật chất, tinh thần và phúc lợi xã hội do hợp tác xã đem lại. Họ gia nhập hợp tác xã trước hết là để tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tập thể, để có việc làm và thu nhập, để sử dụng các dịch vụ tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho hợp tác xã.

Đóng góp vốn và tài sản là nghĩa vụ cần thiết và quan trọng hàng đầu của các thành viên hợp tác xã. Nhưng bản chất của hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, là một đơn vị sản xuất, kinh doanh của nhiều người, cho nên, nếu một thành viên đóng góp tài sản và vốn với một tỉ lệ quá lớn trong vón điều lệ của hợp tác xã (ví dụ từ trên 20% đến gần 100% vốn điều lệ), thì khi họ ra khỏi hợp tác xã, họ sẽ mang theo phần lớn hoặc hầu hết số vốn điều lệ của hợp tác xã; hợp tác xã sẽ mất nguồn tài sản và vốn cần thiết để tiếp tục tồn tại và phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên khác.

Vốn được các thành viên góp vào hợp tác xã là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.

Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được các thành viên góp vào hợp tác xã được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã với thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

Việc các thành viên góp vốn vào hợp tác xã được thực hiện theo thỏa thuận giữa hợp tác xã và thành viên dựa trên quy định của điều lệ hợp tác xã nhưng không quá 20% tổng số vốn điều lệ của hợp tác xã.

Thời hạn, hình thức và mức thành viên gỏp vốn vào hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ hợp tác xã. Thời hạn thành viên góp đủ vốn không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày người lao động, hộ gia đình hay pháp nhân được kết nạp làm thành viên hợp tác xã.

Khi đã góp đủ vốn cam kết, thành viên hợp tác xã được hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp gồm có nội dung theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Những khoản vón do các thành viên đóng góp bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ... được hợp tác xã dùng để mua sắm tư liệu sản xuất, xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh... hoặc làm vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tập thể. Các tài sản có được thông qua việc mua sắm này thuộc quyền sở hữu tập thê của hợp tác xã.

Đối với những tài sản do các thành viên hợp tác xã đóng góp cần phải đăng ký quyền sở hữu (ví dụ: nhà cửa, kho tàng, đất đai, phương tiện vận tải...), khi các thành viên đóng góp vào hợp tác xã, họ phải làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển quyền sở hữu tài sản này (quyền sở hữu cá nhân, quyền sở hữu tư nhân, quyền sở hữu chung, quyền sở hữu tập thể...) thành quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã. Việc chuyển quyền sở hữu này không phải đóng phí chuyển nhượng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)