1. Thủ tục bảo lãnh sang Đức làm việc?

Thưa luật sư, tôi năm nay 22 tuổi, hiện tại tôi đang sống ở Việt Nam. Tôi vừa tốt nghiệp đại học. Tôi có người thân sống đã rất lâu ở Đức, hiện nay tôi muốn sang Đức làm việc thì có thể qua bằng cách nào? Người thân của tôi có quyền bảo lãnh tôi qua được không?
Tôi xin cám ơn nhiều.

Luật sư tư vấn:

Đức là một trong những nước thành viên đầu tiên của Liên minh châu ÂU (EU).

Theo nguyên tắc "tính tối cao" (supremacy) của luật EU, thì Luật EU có hiệu lực cao hơn luật quốc gia trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế - xã hội và thậm chí có hiệu lực cao hơn cả hiến pháp của các nước thành viên . . Chính vì thế mà hệ thống pháp luật nước Đức cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật EU nói chung.

Cốt lõi của chính sách kinh tế và xã hội của EU được đúc kết trong ý tưởng về 4 tự do cơ bản gồm: Tự do dịch chuyển hàng hóa, Tự do dịch chuyển người lao động, Tự do dịch chuyển vốn và Tự do cung cấp dịch vụ.

Một nguyên tắc cơ bản được quy định rất cụ thể tại Hiệp định về hoạt động của liên minh châu âu ( TFEU). Với chính sách này, ngoài đối tượng hưởng lợi chính là những công dân mang quốc tịch là một trong những nước thành viên của EU, ngay cả những ai không mang quốc tịch nước thành viên EU, mà là thành viên gia đình hoặc là người thân của công dân mang quốc tịch thuộc một nước thành viên EU, cũng vẫn được hưởng những lợi ích từ chính sách này như: được phép cư trú với mục đích làm việc; được tìm kiếm việc làm tại một trong các nước thành viên EU; được làm việc ở đó mà không cần giấy phép lao động; tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên EU; ở lại đó ngay cả khi đã hoàn tất thời hạn làm việc tại đó; được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc, lợi ích xã hội cũng như những chính sách khác về thuế,...

Theo đó, luật EU có quy định:

- Các thành viên gia đình công dân EU mà không có quốc tịch của một nước thành viên EU vẫn được hưởng các quyền bình đẳng như các công dân EU khác. Đối với thời gian lưu trú không quá ba tháng, yêu cầu duy nhất là họ có một tài liệu hoặc thủ tục nhận dạng hợp lệ hoặc hộ chiếu. Nước thành viên thuộc EU mà họ lưu trú có thể yêu cầu những người có liên quan đến đăng ký nhận diện ở trong nước trong một khoảng thời gian hợp lý và không phân biệt thời gian.

- Đối với thời gian lưu trú hơn ba tháng, nếu là thành viên gia đình hoặc người thân của công dân EU, mà không mang quốc tịch của một nước thành viên sẽ phải nộp đơn xin giấy phép cư trú. Các giấy phép này có hiệu lực trong năm năm kể từ ngày họ cư trú.

Như vậy, nếu bạn được bảo lãnh bởi một gia đình người Việt Nam đã nhập quốc tịch Đức, thì bạn hoàn toàn có thể ở lại làm việc tại Đức. Thủ tục để được bảo lãnh qua Đức sẽ tuân theo quy định của luật Đức, do đó bạn có thể liên hệ với đại sứ quán Đức tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể. Tham khảo bài viết liên quan: Bảo lãnh đối với người chuẩn bị đi lao động ở nước ngoài?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

2. Thủ tục bảo lãnh vợ qua Đức?

Thưa Luật sư. Chồng tôi là người Đức, khi nộp hồ sơ bảo lãnh vợ có cần trở về Việt nam không?
Cảm ơn luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi có thể hiểu bạn đã kết hôn với chồng người Đức và giờ chồng bạn muốn bảo lãnh cho bạn qua Đức để đoàn tụ gia đình. Thủ tục để bảo lãnh vợ qua Đức đoàn tụ với gia đình sẽ được thực hiện như sau:

Về phía bạn ở Việt Nam bạn thực hiện các thủ tục sau:

1. Đặt hẹn trên internet với Tổng Lãnh sự quán Đức (Tổng Lãnh sự quán sẽ từ chối nhận đơn của người không có tên trong danh sách đặt hẹn).

2. Điền vào mẫu đơn và Bản xác nhận của đương đơn về việc cung cấp thông tin gồm: Mẫu đơn xin cấp thị thực dài hạn (thời gian lưu trú tại Đức lâu hơn 90 ngày), và văn bản xác nhận của đương đơn về việc cung cấp thông tin (theo Điều 55 của Luật Cư trú). Lưu ý sử dụng mẫu đơn mới được áp dụng từ ngày 26-1-2015.

3. Đến ngày hẹn đã đặt, bạn mang theo đơn đã điền và các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn đến nộp tại Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM hoặc Hà Nội

Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau (tất cả các giấy tờ phải nộp bản chính cùng 02 bản photo. Tất cả các giấy tờ không được cấp bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh thì phải dịch ra tiếng Đức có chứng thực, và 02 bản photo của bản dịch):

1. Hai đơn xin cấp thị thực có dán ảnh hộ chiếu mới nhất (và 01 tấm đính kèm theo hồ sơ); 02 bản cam kết theo Điều 55 của Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013.

2. Hộ chiếu, còn giá trị sử dụng ít nhất là 03 tháng sau khi chuyến đi kết thúc, ngày cấp không được quá 10 năm trở về trước; và các hộ chiếu khác còn hiệu lực hoặc đã hết hạn (bản chính và bản sao của các trang có thông tin về thị thực nhập cảnh của các nước khối Schengen, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Newzealand.

3. Giấy đăng ký kết hôn.

4. Cam kết không theo mẫu của vợ/chồng đang sống tại Đức về dự định sẽ tiến hành cuộc sống hôn nhân tại Đức.

5. Bằng chứng về nơi lưu trú của chồng tại Đức.

Tùy theo từng trường hợp, Tổng lãnh sự quán có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác.

Về phía chồng bạn ở bên Đức, chồng bạn phải thực hiện các thủ tục sau:

- Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “đoàn tụ gia đình“).

- Bản sao công chứng hộ chiếu (phải sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).

- Nếu người mời không có quốc tịch Đức thì phải nộp bằng chứng về thu nhập (Chứng nhận mức thu nhập hiện nay, ít nhất là của ba tháng gần nhất / nếu người mời hành nghề tự do thì phải nộp bản báo cáo tài chính của năm trước) và bằng chứng về nhà ở (Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).

- Giấy chứng nhận đăng ký cư trú.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ trong thời hạn khoảng 3 tháng đương đơn sẽ được cấp thị thực.

Như vậy nếu chồng bạn muốn bảo lãnh bạn sang Đức bạn chỉ cần thực hiện các thủ tục trên, mà chồng bạn không cần phải trở Việt Nam. Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện để được bảo lãnh nhập cư vào nước Đức?Tư vấn thủ tục kết hôn với người Đức ?

 

3. Muốn nhờ người bảo lãnh tại nước ngoài có được không?

Thưa luật sư, cháu có một thắc mắc mong luật sư giải đáp. Cháu hiện tại là du học sinh tại Nhật Bản ! Nhưng vì lý do cháu bị bệnh trầm cảm nên cháu xin nghỉ và chữa bệnh và được sự đồng ý của trường , nhưng giờ trường lại nói tỷ lệ lên lớp của cháu quá thấp không thể xin được gia hạn visa ! Mà còn 19 ngày nữa là cháu chấm dứt hạn visa.
Cháu chưa đi làm thêm 1 năm kể từ ngày sang nhật vì lý do cháu bị bệnh ! Hiện tại cháu 20 tuổi mà muốn được ở lại nhật thì trường hợp nhờ người Nhật bảo lãnh có được không ?
Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Để xin được visa đi Nhật Bản, thì hộ chiếu của bạn không được trong tình trạng “trắng tinh”, tốt nhất bạn nên có vài con dấu ra khỏi Việt Nam và cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo sự hướng dẫn chi tiết của Lãnh sự quán

Vậy, điều kiện để xin visa đi Nhật Bản gồm có những giấy tờ sau:

- Hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng.

- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu photo (công chứng).

- Hai ảnh 4x6 có phông nền trắng chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây.

- Lên lịch trình chi tiết, cụ thể và booking phòng khách sạn, vé máy bay khứ hồi. Nếu bạn ở với người thân, bắt buộc phải cung cấp rõ địa chỉ và số điện thoại liên hệ.

- Cung cấp những loại giấy tờ nhà đất thuộc quyền sở hữu của bạn như nhà đất, sổ đỏ, giấy phép kinh doanh... (nếu có).

- Chứng minh khả năng tài chính: Thu nhập hàng tháng của bạn ít nhất phải từ 20 triệu trở lên, cộng với sổ tiết kiệm tối thiểu là 5000 $. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp bản sao kê lương ba tháng gần nhất do công ty cấp.

- Chứng minh công việc hiện tại: Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng, bạn cần cung cấp hợp đồng lao động, giấy đăng kí kinh doanh theo quy định.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp đặc biệt:

+ Đối với các trường hợp là học sinh - sinh viên cần phải có giấy xác nhận của trường - nơi mà bạn đang học tập.

+ Đối với những trường hợp dưới 18 tuổi sang Nhật một mình cần thêm giấy ủy quyền của ba mẹ. Đồng thời, có đầy đủ chứ ký của chính quyền nơi bạn sinh sống.

+ Đối với những cặp vợ chồng cần cung cấp giấy tờ chứng minh tài sản đứng tên chung, giấy đăng ký kết hôn.

+ Đối với trường hợp là nhân viên trong công ty cần bổ sung quyết định nghỉ phép của ban lãnh đạo công ty.

- Một số thông tin trên visa bạn cần biết

Ngày cấp visa: Visa được cấp vào ngày nào thì sẽ có giá trị từ ngày đó. Bạn có thể sử dụng ngay visa để nhập cảnh sau ngày cấp và cho đến thời hạn visa hết giá trị sử dụng.

Số ngày được phép lưu trú: Bạn được lưu trú tại Nhật sau khi nhập cảnh có thể là 15, 30 hoặc 90 ngày. Trong đó, số ngày lưu trú của mỗi lần nhập cảnh được tính lại từ đầu và sau khi nhập cảnh sang Nhật, dù thời hạn visa đã qua, nhưng bạn vẫn có thể lưu trú tại Nhật trong thời gian cho phép.

Số lần nhập cảnh: Có thể là một lần (01), hai lần (02) hoặc nhiều lần (M), có nghĩa là trong thời hạn visa còn giá trị, bạn được quyền sử dụng visa này một lần, hai lần hoặc nhiều lần nhập xuất cảnh tại Nhật.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay visa của bạn sắp hết hạn mà không thể gia thêm được với lý do tỷ lệ lên lớp của bạn quá thấp. Và hiện tại bạn muốn nhờ người Nhật bảo lãnh giúp bạn để được ở lại Nhật Bản. Bạn nên tìm hiểu các quy định về thủ tục bảo lãnh của Nhật Bản để xem bạn có đủ điều kiện bảo lãnh để được ở lại Nhật hay không. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để nhờ trợ giúp. Một nguyên tắc pháp lý mà mọi quốc gia đều áp dụng đó là khi mình sống trên lãnh thổ quốc gia nào thì phải áp dụng luật của Quốc gia đó cho nên trong trường hợp này của bạn chúng tôi không thể hỗ trợ bạn sâu hơn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

4. Hồ sơ đăng ký bảo lãnh sang nước ngoài làm việc?

Xin chào Luật sư ! Tôi có một số thắc mắc mong muốn được phía Luật sư tư vấn giùm . Năm nay tôi 21 tuổi , tôi có chỗ nhận đưa tôi sang Đức làm việc với dạng bảo lãnh , người đó có người thân quen ở bên Đức hiện đang làm công chức Ngân Hàng Quốc Tế hay gì gì bên đó tôi cũng không rõ nữa.

Và tôi đã đồng ý cọc tiền để làm hồ sơ, hồ sơ gồm: giấy tờ khám sức khỏe, hộ chiếu, ảnh 3x4, 4x6 có cả ảnh đen trắng và xác nhận không tiền án tiền sự. Họ nói sau 3 tháng sẽ có visa sẽ nộp đủ số tiền còn lại rồi sẽ bay sang Đức. Ở bên đó sẽ có người Việt Nam đón và đưa đi xin việc chủ yếu là nhà hàng khách sạn. Với thời hạn 5 năm hoặc có thể định cư lâu dài miễn là tôi không phạm pháp, lương cơ bản 1800 Euro. Từ hôm làm hồ sơ bây giờ đã được một tháng rồi thì vừa rồi đây tôi có nghe một số người nói là không thể đi như vậy được.

Hiện tại bây giờ tôi đang rất sợ bị lừa, vậy mong bên Luật sư có thể giải thích giúp tôi là trường hợp như tôi như vậy có phải là bị lừa không ạ ?

Xin cảm ơn Luật sư !

Muốn nhờ người bảo lãnh tại nước ngoài có được không?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả Lời:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp bạn sẽ làm hồ sơ sau đó sang nước ngoài sẽ có người đón và "đưa đi xin việc" thì việc bảo lãnh này không thuộc trường hợp quy định theo khoản 1 điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

"1.Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.".

Do đó bạn không thể đi lao động ở nước ngoài.

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

6. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài."

"Điều 54. Điều kiện của người bảo lãnh

Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh."

"Điều 57. Hợp đồng bảo lãnh

1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:

a) Phạm vi bảo lãnh;

b) Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;

c) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

d) Xử lý tài sản của người bảo lãnh.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh."

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài luật sư tư vấn: 1900.6162.

 

5. Bảo lãnh sang Đức làm việc theo hợp đồng 3 năm?

Kính thưa luật sư, Tôi mong luật sư trả lời giúp tôi câu hỏi dưới đây: Tôi có chỗ quen biết muốn bảo lãnh tôi sang Đức làm việc cho họ. Họ là người Việt Nam đã sang Đức nhập quốc tịch khá lâu rồi và có nhà hàng (khách sạn).
Họ nói có thể bảo lãnh tôi sang làm việc theo hợp đồng 3 năm. Phí đi là 12 nghìn USD. Trong thời gian đó tôi có thể về Việt Nam tùy thích nếu tôi có đủ điều kiện tài chính. Tôi có thể ra ngoài tùy thích mà không bị chính phủ Đức bắt giữ.
Vậy những lời họ nói có đúng không thưa luật sư?
Xin cảm ơn luật sư!
Người gửi: NQ Vuông

>> Tư vấn thủ tục bảo lãnh sang đức học tập, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Đức là một trong những nước thành viên đầu tiên của Liên minh châu ÂU (EU).

Theo nguyên tắc "tính tối cao" (supremacy) của luật EU, thì Luật EU có hiệu lực cao hơn luật quốc gia trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế - xã hội và thậm chí có hiệu lực cao hơn cả hiến pháp của các nước thành viên . . Chính vì thế mà hệ thống pháp luật nước Đức cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật EU nói chung.

Cốt lõi của chính sách kinh tế và xã hội của EU được đúc kết trong ý tưởng về 4 tự do cơ bản gồm: Tự do dịch chuyển hàng hóa, Tự do dịch chuyển người lao động, Tự do dịch chuyển vốn và Tự do cung cấp dịch vụ.

Trong đó, vấn đề mà bạn đề cập đến thuộc "Tự do dịch chuyển người lao động". Đây là một nguyên tắc cơ bản được quy định rất cụ thể tại Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU). Với chính sách này, ngoài đối tượng hưởng lợi chính là những công dân mang quốc tịch là một trong những nước thành viên của EU, ngay cả những ai không mang quốc tịch nước thành viên EU, mà là thành viên gia đình hoặc là người thân của công dân mang quốc tịch thuộc một nước thành viên EU, cũng vẫn được hưởng những lợi ích từ chính sách này như: được phép cư trú với mục đích làm việc; được tìm kiếm việc làm tại một trong các nước thành viên EU; được làm việc ở đó mà không cần giấy phép lao động; tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên EU; ở lại đó ngay cả khi đã hoàn tất thời hạn làm việc tại đó; được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc, lợi ích xã hội cũng như những chính sách khác về thuế,...

Theo đó, luật EU có quy định:

- Các thành viên gia đình công dân EU mà không có quốc tịch của một nước thành viên EU vẫn được hưởng các quyền bình đẳng như các công dân EU khác. Đối với thời gian lưu trú không quá ba tháng, yêu cầu duy nhất là họ có một tài liệu hoặc thủ tục nhận dạng hợp lệ hoặc hộ chiếu. Nước thành viên thuộc EU mà họ lưu trú có thể yêu cầu những người có liên quan đến đăng ký nhận diện ở trong nước trong một khoảng thời gian hợp lý và không phân biệt thời gian.

- Đối với thời gian lưu trú hơn ba tháng, nếu là thành viên gia đình hoặc người thân của công dân EU, mà không mang quốc tịch của một nước thành viên sẽ phải nộp đơn xin giấy phép cư trú. Các giấy phép này có hiệu lực trong năm năm kể từ ngày họ cư trú.

Như vậy với việc bạn được bảo lãnh bởi một gia đình người Việt Nam đã nhập quốc tịch Đức, thì hiển nhiên bạn cũng sẽ được hưởng những quyền lợi hợp pháp như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Cơ sở pháp lý:

- Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU).

Trên đây là những giải đáp của Công ty Luật Minh Khuê cho thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty chúng tôi.

Bài viết có tham khảo một số nội dung từ website chính thức của Liên minh châu Âu (EU).

Công ty luật Minh Khuê (phân tích)