Mục lục bài viết
1. Thủ tục bảo lãnh vợ sang Úc ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Để chồng bạn có thể bảo lãnh được cho bạn sang Úc thì việc bảo lãnh cho bạn phải sau 5 năm kể từ ngày bảo lãnh cho vợ cũ.
Cụ thể trong Luật di trú Úc năm 1994 sửa đổi năm 2014 có quy định như sau:
“ Đối với một người là công dân Úc hoặc là thường trú nhân đang sinh sống tại Úc, nếu đã từng kết hôn với một người khác ở nước ngoài và sau đó bảo lãnh người vợ/chồng này đến Úc. Sau khi người này đến Úc, họ lại không thể tiếp tục chung sống với nhau được và phải ly hôn tại Úc. Sau khi ly hôn thì người công dân Úc này (hoặc thường trú nhân) có thể tái kết hôn với một người khác trong nước Úc hoặc ngoài nước Úc trong bất cứ thời gian nào, tuy nhiên nếu người chồng/vợ sau của người này cũng ở ngoài nước Úc và người này muốn làm hồ sơ bảo lãnh đến Úc thì người này phải chờ trong thời gian tối thiểu là 5 năm kể từ ngày người chồng/vợ trước đến Úc mới được nộp hồ sơ bảo lãnh mới”.
Cho nên, với trường hợp này của bạn, sau khi bạn và chồng kết hôn thì phải chờ 5 năm sau bạn mới được bảo lãnh sang bên Úc.
Nếu đã hết thời hạn 5 năm thì chồng bạn có thể bảo lãnh thì Căn cứ theo quy định tại Luật Di trú Úc hiện hành, bạn có thể xin visa 309 sang Úc theo diện đoàn tụ gia đình. Loại visa này cho phép tạm trú cùng chồng trong thơi gian 2 năm, nếu sau 2 năm vẫn còn quan hệ vợ chồng thì có thể chuyển sang thường trú.
Về thời gian xét duyệt thị thực là theo quy định của lãnh sự quán Úc. Bạn cần liên hệ với cơ quan này để được hướng dẫn cụ thể. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn kết hôn và bảo lãnh người sang Úc ? và Sinh con ở Úc có được hưởng chế độ thai sản tại Việt Nam ?
2. Bảo lãnh người lao động qua Đức làm việc cần đáp ứng những điều kiện pháp lý nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì có một người muốn bảo lãnh bạn qua Đức để làm việc cho họ, theo quy định của lLuật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng theo hợp đồng quy định việc bảo lãnh chỉ được thực hiện trong phạm vi sau:
"Điều 55. Phạm vi bảo lãnh
1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
Theo đó bạn không thuộc phạm vi được bảo lãnh qua Đức theo thủ tục bảo lãnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người mang quốc tịch Đức không phải người thân của bạn thì sẽ không thể bảo lãnh bạn theo thủ tục bảo lãnh người thân qua đoàn tụ được vì vậy bạn không đủ điều kiện để được bảo lãnh qua đức. Như vây bạn không thể qua Đức làm việc theo thủ tục bảo lãnh của người kia được. Tham khảo bài viết liên quan: Bảo lãnh qua Đức làm việc theo hợp đồng ba năm ? và Điều kiện để được bảo lãnh nhập cư vào nước Đức
3. Thủ tục bảo lãnh sang Mỹ làm việc ?
Trả lời:
Theo Luật Di dân Hoa kỳ, thị thực định cư bao gồm 5 loại sau:
- Các thành viên trực hệ
- Các thành viên gia đình
- Thị thực làm việc
- Thị thực dành cho người trúng thưởng
- Thị thực trẻ Lai
Như vậy, người muốn bảo lãnh cho bạn không thuộc diện thành viên trực hệ và không là thành viên gia đình. Vì vậy, Bạn chỉ có thể xin thị thực làm việc.
Thủ tục xin thị thực làm việc như sau:
Đối với thị thực định cư để làm việc, công ty bảo lãnh ở Hoa Kỳ cần có một yêu cầu công việc đặc biệt để xin bảo lãnh đương đơn sang định cư tại Hoa Kỳ. Thị thực làm việc bao gồm 5 loại. Có thể cần phải có chứng nhận của Bộ Lao Động Hoa Kỳ và một hồ sơ bảo lãnh được mở tại Sở Di Trú Hoa Kỳ để đương đơn xin thị thực làm việc.
Như vậy, bạn cần liên hệ với người muốn bảo lãnh cho bạn, căn cứ vào những điều kiện cơ bản về thị thực mà chúng tôi vừa trình bày để có thể thực hiện được nguyện vọng của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan đại diện của Hoa kỳ tại Việt Nam để tìm hiểu và thực hiện thủ tục này. Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của cơ quan đại diện hoa kỳ tại Việt Nam như sau:
Tại Hà Nội: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
Số 7 Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-4) 3850-5000
Fax: (84-4) 3850-5010
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ
4 Lê Duẩn, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân
Theo Điều 50 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định, người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau:
Điều 50. Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này.
2. Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
Điều 52. Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
1. Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết là văn bản thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lào động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
2. Nội dung chính của hợp đồng lao động trực tiếp giao kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, bao gồm:
a) Ngành, nghề, công việc phải làm;
b) Thời hạn của hợp đồng;
c) Địa điểm làm việc;
d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ;
đ) Tiền lương, tiền công;
e) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
g) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
h) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khác (nếu có);
i) Trách nhiệm của người sử dụng lao động ở nước ngoài trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, rủi ro liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
k) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Điều 53. Đăng ký hợp đồng lao động
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động bao gồm:
a) Văn bản đăng ký theo mẫu dọ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lao động;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động, cho người lao động; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
Vậy khi người lao động là công dân Việt Nam muốn ra nước ngoài lao dộng cần đạt các điều kiện trên theo quy định của pháp luật.
5. Những điểm cần lưu ý trong bảo lãnh của Bộ luật dân sự năm 2015
a. Bảo lãnh theo Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
b. Các chủ thể trong bảo lãnh
Khác với cầm cố và thế chấp, trong bảo lãnh có xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh. Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố và thế chấp được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ thế chấp tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của người thứ ba đối với bên có quyền. Do vậy, biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau đây:
– Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh (hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật), quan hệ giữa A với C là quan hệ bảo lãnh ( hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và C), quan hệ giữa C với B chỉ phát sinh khi C đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A (nghĩa vụ hoàn lại).
– Về chủ thể: chủ thể của quan hệ bảo lãnh là A và C, trong đó A là bên nhận bảo lãnh, C là bên bảo lãnh; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là A và B, trong đó A là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là C và trong đó C là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ.
– Về sự liên hệ giữa các quan hệ: quan hệ giữa A với B là quan hệ có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng bảo lãnh ( B đồng thời được gọi là bên được bảo lãnh); quan hệ giữa A với C là quan hệ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của B; quan hệ giữa C với B là quan hệ mà trong đó B phải hoàn trả cho C các lợi ích mà C đã thay B thực hiện cho A.
Như vậy, khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngoài các bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A), còn có một chủ thể liên quan là bên được bảo lãnh (B).
Bên được bảo lãnh luôn là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.
c. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh như thế nào?
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng./
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê
---------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;