Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:  1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật hình sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm là trường hợp phạm tội khi đã bị kết án và chưa được xóa án tích về tội phạm nhất định.

Theo điều 53 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ việc đã từng bị Tòa án xét xử, kết tội trước đây, công nhận coi như chưa bị kết án. Từ thời điểm được xóa án tích, người được xóa án tích trở thành một người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp và không một ai có thể căn cứ vào sự kiện từng bị kết án để có thể hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.

Xóa án tích thể hiện tinh thần nhân đạo, không phân biệt đối xử của Nhà nước đối với người bị kết án, nhằm khuyến khích họ tuân thủ pháp luật để thực sự trở thành người có ích cho xã hội. Khi một người được xóa án tích mà phạm tội mới thì tòa án không được căn cứ vào tiền án đã được xóa án tích để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Một người được xóa án tích có nghĩa là người đó được coi như chưa bị kết án. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người đó chưa từng bị kết án, chưa có tiền án, tiền sự như người phạm tội lần đầu. Sự khác nhau cơ bản giữa người phạm tội lần đầu và người được xóa án tích là ở chỗ, người phạm tội lần đầu là người chưa từng bị kết án và chưa có tiền án, tiền sự và người phạm tội lần đầu được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (đối với tội ít nghiêm trọng). Còn người được xóa án tích là người đã bị kết án, và có tiền án, tiền sự mà trong lý lịch tư pháp của họ đã thể hiện người đó đã phạm tội.

Tính đến thời điểm T phạm tội cướp tài sản, T mới 15 tuổi chưa đủ 16 tuổi mà theo khoản 7 điều 91 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Vậy nên, trước khi phạm tội cướp tài sản theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 mà T đang có tiền án về tội cướp giật tài sản thì tội cướp giập tài sản trước đó không bị coi là có án tích và không được tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Tội cướp tài sản của T sẽ được xét xử một cách độc lập với tiền án là tội cướp giật tài sản trước đó. Thể hiện nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm của luật pháp Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê