1. Trong thời gian nghỉ thai sản có phải đóng tiền bảo hiểm xã hội nữa không ?

Thưa luật sư, cho em hỏi người nghỉ hưởng chế độ thai sản có phải đóng bảo hiểm không, và trong lúc đấy được hưởng mưc lương như thế nào ạ ?

Trong thời gian nghỉ thai sản có phải đóng tiền bảo hiểm xã hội nữa không ?

Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ thai sản theo Khoản 1 Điều 39 Luật BHXHthì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài mức hưởng nêu trên, bạn được nhận trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

2. Công ty không đóng bảo hiểm, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Xin kính chào luật sư, thưa luật sư, cháu muốn hỏi về trường hợp thai sản: Công ty cháu đã nộp đủ 2 tháng BHXH từ tháng 7 và tháng 8 năm 2017, các tháng tiếp theo thì công ty lại nợ tiền BHXH, người lao động đã được công ty khấu trừ tiền BHXH từ lương. Tuy nhiên công ty lại chưa nộp tiền cho BHXH. Đến tháng 5/2019 công ty cháu có 1 chị sinh em bé thì có được hưởng chế độ thai sản không thưa luật sư?
Trường hợp 2 là chị bên cháu sinh từ ngày 25/05/2019 cho đến nay vẫn chưa nộp giấy tờ hưởng BHXH cho cháu hỏi giờ cháu làm có được hưởng không thưa luật sư?

Công ty không đóng bảo hiểm, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Như vậy, để được hưởng trợ cấp thai sản thì người lao động ở công ty bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh. Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn tham gia đóng BHXH từ năm 2017 đến trước khi sinh nên bạn đủ điều kiện chế độ thai sản.

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì căn cứ theo Mục 3 Công văn số 856/LĐTBXH-BHXH năm 2013 quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội tại các công ty nợ tiền bảo hiểm khi thực sự gặp khó khăn:

“Đối với các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.”.

Công văn trên có hướng dẫn cho phép các công ty nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội nếu thực sự gặp khó khăn thì có thể đóng cho những người đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Như vậy, với tinh thần được hướng dẫn tại công văn thì bạn phải đợi công ty đóng hết khoản nợ bảo hiểm xã hội để được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên thực hiện đóng bảo hiểm cho mình theo đúng quy định công văn trên để được nhận trợ cấp thai sản trong thời gian sớm nhất.

3. Chế độ bảo hiểm thai sản theo luật bảo hiểm xã hội mới ?

Thưa luật sư, em muốn hỏi là em tham gia bảo hiểm xã hội từ 7/2015 đến tháng 3/2016 thì em nghỉ việc nên không đóng nữa. Hiện em đã sang công ty khác làm việc thì đến 7/2017 em với tiếp tục đóng lại bảo hiểm. Hiện tại em đang mang thai và dự kiến sinh của em là 25/12/2020 .Như vậy em có được hưởng bảo hiểm thai sản không ?.
Mong sự phản hồi của luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

Chế độ bảo hiểm thai sản theo luật bảo hiểm năm 2014 ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014quy định

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo quy định này thì bạn phải có ít nhất 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Theo thông tin bạn cung cấp bạn dự sinh ngày 25/12/2020, vậy khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh là từ 1/2019 đến 25/12/2020, khoảng thời gian này bạn có 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội là tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2019 . Vì vậy bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng thai sản?

4. Tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản ?

Chào luật sư! Cho em hỏi một chút thắc mắc như sau về hưởng chế độ thai sản của BHXH. Em làm tại công ty và đóng BHXH đến ngày 1/6/2019 thì em nghỉ việc và chốt sổ được 2 năm 7 tháng và em cũng chưa rút một khoản bảo hiểm nào. Đến nay tháng 12 em lại tiếp tục làm việc tại công ty đó nhưng chưa đóng bảo hiểm lại.
Vậy cho em hỏi nếu em nộp sổ lại để tiếp tục tham gia BHXH thì sau thời gian bao lâu thì em được hưởng chế độ thai sản?
Em mong nhận được câu trả lời sớm và rõ ràng nhất. Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn phải đóng từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn sẽ được hưởng chế độ độ thai sản.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn quy định của pháp luật về chế độ thai sản lao động nữ ?

5. Luật sư hướng dẫn viết đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản theo mẫu mới

Thưa Luật sư! Luật sư có thể tư vấn giúp em cách viết đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản được không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều, chúc Luật sư sức khỏe.

Luật sư hướng dẫn viết đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản theo mẫu mới

Luật sư hướng dẫn cách viết đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:

Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Mẫu số 11B-HSB):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HƯỞNG TRỢ CẤP THAI SẢN

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội huyện/quận A, thành phố Hà Nội

Họ tên: Nguyễn Thị Thanh M , số sổ BHXH: ...............................,

số CMND hoặc số CCCD:............................................cấp ngày..... tháng ....... năm ..........tại ..............

Hiện cư trú tại: Số nhà 20, đường C, phường B, Quận A, thành phố Hà Nội

Số điện thoại (nếu có): 09888888xxx

Có thời gian tham gia BHXH là …. năm ….. tháng

Nghỉ việc, không đóng BHXH từ tháng….. năm……

Sinh con/Nhận nuôi con nuôi ngày .... tháng .... năm ......

Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết chế độ thai sản cho tôi theo quy định.

Tôi đề nghị được chuyển khoản tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản:………………, số tài khoản:……………..., mở tại Ngân hàng …………….., chi nhánh …………… (1)./.

............., ngày ....... tháng ..... năm .....


Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Trường hợp có yêu cầu nhận tiền trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này, nếu không thì gạch chéo.

(Mẫu này áp dụng đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi)

- Thủ tục xin hưởng bảo hiểm thai sản:

+ Đơn xin đề nghị hưởng trợ cấp thai sản

+ Sổ bảo hiểm

+ Chứng minh thư nhân dân

+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm thai sản, hãy gọi số:1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng!

6. Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước sinh có được nhận chế độ thai sản không ?

Thưa luật sư, Xin giải đáp giúp ạ. Em đang mang thai tháng thứ 5, trước đó tháng 7 năm 2019 thì e có xin nghỉ việc tại công ty. Dự sinh vào tháng 11.2019 . Em đã tham gia đóng bảo hiểm từ tháng 7 năm 2015.
Vậy Em muốn hỏi e ngừng tham gia bảo hiểm trước sinh như vậy thì sau sinh Em có được hưởng chế độ thai sản không ạ. Nếu được thì thủ tục hưởng như thế nào?
Xin cảm ơn!

Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước sinh có được nhận chế độ thai sản không ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Vậy trường hợp của bạn dự sinh là tháng 11/2019 mà bạn đã đóng bảo hiểm đến tháng 7/2019 thì bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê