Mục lục bài viết
1. Theo quy định của pháp luật về đấu thầu
Theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu, cụ thể là theo Luật Đấu thầu số 45 năm 2019 của Quốc hội 14 và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo, nhà thầu chỉ được phép bổ sung số nhà thầu phụ ngoài danh sách đã nêu trong hồ sơ dự thầu trong một số trường hợp nhất định cụ thể. Các trường hợp này bao gồm:
Nhà thầu chỉ được phép bổ sung nhà thầu khi có những lý do chính đáng và hợp lý. Ví dụ: doanh nghiệp tham gia đấu thầu với vai trò nhà thầu phụ gặp phải sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Các sự cố bất khả kháng có thể bao gồm thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ khác vượt quá khả năng kiểm soát của nhà thầu phụ. Ngoài ra, nếu nhà thầu phụ không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực hoặc kinh nghiệm để thực hiện công việc theo đúng nội dung hợp đồng hoặc nhà thầu phụ vi phạm hợp đồng dẫn đến việc bị chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng thì nhà thầu chính có thể đề nghị bổ sung nhà thầu phụ mới.
Việc bổ sung nhà thầu phụ này cũng phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư. Để được chấp thuận thì nhà thầu chính phải lập hồ sơ đề nghị bổ sung nhà thầu phụ và trình lên chủ đầu tư để xem xét. Trong hồ sơ đề nghị này thì nhà thầu chính cần nêu rõ các lý do cụ thể và chi tiết cho việc bổ sung nhà thầu phụ mới. Bên cạnh đó, hồ sơ cũng phải bao gồm thông tin về tên, địa chỉ năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được đề nghị bổ sung. Hồ sơ này giúp chủ đầu tư có đủ thông tin để đánh giá và đưa ra quyết định về việc có chấp thuận bổ sung nhà thầu phụ hay không?
Như vậy, quy định về việc bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách đã nêu trong hồ sơ dự thầu được thiết lập nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình thực hiện hợp đồng đấu thầu đồng thời, giúp chủ đầu tư có cơ sở pháp lý và thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định một cách hợp lý.
2. Quy định trong hợp đồng
Theo quy định của pháp luật tại Điểm b Khoản 2 Điều 128 Nghị định số 63 năm 2014 Nghị định của Chính phủ việc quản lý nhà thầu phụ được quy định cụ thể như sau:
Quản lý nhà thầu chính và nhà thầu phụ:
- Nhà thầu chính có quyền ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ có tên trong danh sách nhà thầu phụ đã được nêu trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất. Điều quan trọng cần lưu ý là việc sử dụng nhà thầu phụ không được phép làm thay đổi các nghĩa vụ mà nhà thầu chính phải thực hiện. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng công việc, chất lượng tiến độ cũng như có trách nhiệm khác đối với phần công việc mà nhà thầu phụ thực hiện. Điều này có nghĩa là dù có sự tham gia của nhà thầu phụ trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về nhà thầu chính.
- Nhà thầu chính không được phép sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài những công việc đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, Việc thay thế hoặc bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách đã nêu trong hồ sơ chỉ được phép khi có sự chấp thuận từ chủ đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định đã được phê duyệt ban đầu.
- Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm lựa chọn và sử dụng các nhà thầu phụ có đủ năng lực và kinh nghiệm để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Đối với các nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phải được thực hiện theo đúng các quy định đã nêu trong hồ sơ mời thầu. Điều này nhằm đảm bảo rằng chỉ những nhà thầu phụ có đủ năng lực mới được tham gia thực hiện các phân công việc quan trọng.
- Nhà thầu chính có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên. Việc thanh toán này phải được thực hiện một cách chính xác và kịp thời tránh tình trạng nợ đọng gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc của nhà thầu phụ.
Căn cứ theo quy định trên thì nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ được nêu trong hồ sơ dự thầu. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu đề xuất; việc thay thế bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu thì hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận. Ngoài ra, theo quy định tại Điểm b khoản 8 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 quy định về một trong các hành vi bị cấm trong việc chuyển nhượng thầu là nhà đầu tư, tư vấn giám sát công trình, trừ những phần công việc không được nêu trong hợp đồng
Các điều khoản được quy định trong hợp đồng ký kết giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định chi tiết và cụ thể về các tình huống mà trong đó có thể cho phép bổ sung thêm nhà thầu phụ ngoài danh sách ban đầu đã được thỏa thuận. Những quy định này cần phải tuân thủ chặt chẽ và hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu nhằm đảm bảo tính minh bạch công bằng và đúng pháp luật trong quá trình đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Thêm vào đó, việc bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách cũng cần được thực hiện theo quy trình được quy định rõ ràng trong hợp đồng bao gồm các bước như thẩm định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ mới và sự đồng thuận của các bên liên quan để đảm bảo rằng việc bổ sung này không làm ảnh hưởng tới tiến độ chất lượng và hiệu quả của dự án.
3. Trường hợp đặc biệt
Bên cạnh đó, trong một số tình huống đặc biệt thì nhà thầu chính có thể được phép bổ sung thêm nhà thầu phụ ngoài danh sách ban đầu đã được phê duyệt với điều kiện phải nhận được sự đồng ý từ tất cả các bên liên quan. Những tình huống đặc biệt này có thể bao gồm những không giới hạn ở các trường hợp như:
Dự án có tính chất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao: Trong các dự án có tính chất phức tạp và yêu cầu trình độ chuyên môn cao thì việc bổ sung nhà thầu phụ có chuyên môn sau trong một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể là một biện pháp hữu hiệu. Điều này nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu khắt khe về chất lượng của công trình được đáp ứng một cách tốt nhất. Nhà thầu phụ có thể mang đến những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên biệt nhằm giúp việc xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đảm bảo rằng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đều được tuân thủ.
Dự án có quy mô lớn: Đối với các dự án có quy mô lớn thì việc bổ sung nhà thầu phụ có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Một trong những lợi ích rõ ràng nhất là khả năng chia nhỏ khối lượng công việc nằm giúp quản lý và thực hiện các công đoạn khác nhau một cách hiệu quả nhất. Nhờ đó, tiến độ thi công của dự án có thể được đẩy nhanh và đảm bảo rằng các mốc thời gian quan trọng được hoàn thành đúng hạn. Hơn nữa, việc có thêm nhà thầu phụ cũng có thể giảm bớt áp lực cho nhà thầu chính nhằm giúp họ tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi của mình và nâng cao chất lượng tổng thể của dự án.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Thời gian lựa chọn nhà thầu theo quy định mới nhất
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Trường hợp nào được bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể.