Mục lục bài viết
1. Ly hôn đơn phương khi vợ không đến Tòa án?
Sau này, khi Tòa án mở phiên tòa xét xử thì chắc chắn vợ tôi cũng sẽ không lên. Vậy luật sư cho tôi hỏi: việc vợ tôi không lên dự phiên tòa thì Tòa án có giải quyết được vụ việc ly hôn của chúng tôi không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Khuê, thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trước hết, về việc vợ bạn không tham dự phiên hòa giải của Tòa án.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết vụ án khi bị đơn vắng mặt như sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, việc vợ bạn vắng mặt - không tham gia phiên tòa, thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn của bạn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn. Nếu căn cứ ly hôn được nguyên đơn đưa ra chứng minh được về tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án vẫn ra bản án cho phép các bên ly hôn. Ngược lại, nếu căn cứ ly hôn không thuyết phục hoặc không có căn cứ ly hôn thì Tòa án cũng có thể ra bản án không cho phép các bên ly hôn.
Mặt khác, nếu như vợ bạn không tham gia phiên tòa thì điều đó đồng nghĩa với việc vợ bạn đã tự mình từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng trong việc đơn phương ly hôn này.
Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn: Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn khác xác định: Thời hạn giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
>> Tham khảo ngay: Giữa ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn hình thức nào giải quyết nhanh hơn?
2. Hồ sơ đơn phương ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân về ly hôn đơn phương, gọi:1900.6162
Trả lời:
Nếu không có chứng minh nhân dân của chồng và bản chính giấy đăng ký kết hôn, bạn vẫn có thể đơn phương ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Hồ sơ ly hôn bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)
- Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú của chồng bạn.
Trong trường hợp của bạn, chồng bạn không cung cấp chứng minh nhân dân và giữ giấy đăng ký kết hôn bản chính nên bạn có thể liên hệ với công an xã/phường nơi bị đơn cư trú để xin xác nhận người đó có địa chỉ thường trú tại địa phương và đến UBND cấp xã nơi trước đây đã làm thủ tục đăng ký kết hôn để xin xác nhận về việc vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn. Việc xác nhận có thể làm thành đơn riêng hoặc xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
3. Kết hôn đã bảy năm nhưng không có con, chồng có thể đơn phương ly hôn?
Nay vợ tôi biết chuyện đã kiện tôi lên cơ quan. Tôi đã bị giáng chức xuống làm nhân viên. Tôi không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa nên tôi đã viết đơn ly hôn nhưng vợ tôi không ký. Còn dọa ra tòa sẽ kể hết mọi việc với tòa và yêu cầu xử lý hình sự.
Nay tôi muốn hỏi luật sư, tôi muốn ly hôn đơn phương với vợ tôi được không? Tôi có bị truy tố hình sự khi bị vợ tôi yêu cầu tòa xử lý không?
Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:1900.6162
Trả lời:
Do bạn chưa trao đổi rõ thông tin về việc cháu 3 tuổi sinh ra do bạn có quan hệ tình cảm với mẹ của cháu, việc gặp gỡ diễn ra không liên tục hay do việc bạn đã dọn đến sống chung với người này. Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ nhất thì bạn không phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật mà chỉ bị điều chỉnh bởi các phạm trù đạo đức xã hội được quy định là yếu tố chung thủy trong luật hôn nhân gia đình hiện hành. Nếu bạn thuộc trường hợp thứ hai thì bạn đang vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được pháp luật bảo vệ, cụ thể:
Về việc chung sống như vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa:
"Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng"
Việc bạn chung sống với ngời kia như vợ chồng là hành vi bị pháp luật cấm theo quy định tại điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
"Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ";
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc chung sống như vợ chồng của bạn đã xâm phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm b, c; khoản 1, Điều 48 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì bạn và người kia sẽ bị xử phạt về hành chính:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Trường hợp bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi nêu trên hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ bạn hay khiến vợ chồng bạn ly hôn thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 :
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
>> Tham khảo thêm: Thủ tục và trình tự giải quyết đơn xin ly hôn đơn phương
4. Đơn phương ly hôn và chia căn hộ mua chung?
Hiện tại cả 2 đang đăng ký tạm trú (KT3) tại quận 7. Do chồng em ngoại tình ( em có tin nhắn hình ảnh làm chứng), thường xuyên bạo hành tinh thần khi em có ý định sống ly thân, tối qua còn hành hung em vì em có ý định ra ngoài sống, đe dọa em chuyển ở đâu sẽ tới quấy phá. Em muốn đơn phương ly hôn ( chồng em nhất định không chịu ký đơn). Em chưa có con. Hiện nay em và chồng có đứng tên mua căn hộ chung cư tại Bình Chánh sẽ giao vào cuối tháng 11, khó khăn vì phải vay ngân hàng để mua và hiện tại mới có xác nhận đồng ý cho vay của ngân hàng nhưng chưa ký Hợp đồng vay. Số tiền mua ban đầu em vay từ gia đình em. Còn phương án bán lại căn nhà trong thời điểm chưa vay cho một đối tượng khác thì anh ta không đồng ý.
Xin Luật sư tư vấn giúp em làm cách nào để ổn thỏa và vẫn giải quyết được ly hôn đơn phương nhanh nhất.
Em chờ hồi âm của Luật sư.Em cảm ơn ạ
Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình : 1900.6162
Trả lời
Trong phần câu hỏi của bạn có ba nội dung chính, sau đây chúng tôi sẽ giải quyết từng phần như sau:
Thứ nhất, về việc giải quyết ly hôn đơn phương
Căn cứ theo Điều 51, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, bạn có thể làm đơn xin ly hôn gửi tới Tòa án địa phương để được giải quyết.
Thứ hai, về việc giải quyết nợ chung (số tiền bạn vay gia đình để mua căn hộ)
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
" Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."
Theo như trên, khi Tòa giải quyết ly hôn, bạn cần chứng minh được việc bạn vay tiền của gia đình bạn để mua căn hộ là " Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình" hoặc " Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập" thì chồng bạn có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ đó cùng bạn. Do khoản vay bên ngân hàng của vợ chồng bạn chưa có giao dịch ký hợp đồng vay nên bạn có thể thông báo hủy giao dịch với phía ngân hàng.
Thứ ba, về việc giải quyết tài sản chung ( căn hộ mua chung) của hai vợ chồng:
Căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
" Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."
Trường hợp hai vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được về việc chia tài sản sau ly hôn thì căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa án sẽ giải quyết việc phân chia tài sản.
>> Tham khảo ngay: Điều kiện được ly hôn đơn phương là gì?
5. Mẫu đơn ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn cho người vợ?
Một là chị tôi không có bản công chứng CMND của chồng thì có sao không? Hai là chị tôi không biết mua hồ sơ đơn ly hôn ở đâu cho hợp lệ hay có thể tải bản mẫu của bên luật sư cung cấp rồi in ra điền vào được không? Hoặc đánh máy toàn bộ theo phom có sẵn được không?
Xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.6162
Trả lời:
1. Yêu cầu thứ nhất: chị tôi không có bản công chứng CMND của chồng thì có sao không
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, chị gái bạn có quyền ly hôn đơn phơng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi có căn cứ sau đây:
"Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."
Nếu trong trường hợp chị bạn chưa có chứng minh thư của chồng ngay tại thời điểm nộp đơn thì theo hướng dẫn của từng tòa khác nhau chị bạn có thể nộp giấy tờ chứng minh khác để thay thế ( giấy tờ tùy thân khác có ảnh như: hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe...) để chứng minh nhân thân của chồng bạn trong trường hợp này.
2.Yêu cầu thứ hai: Chị bạn không biết mua hồ sơ đơn ly hôn ở đâu cho hợp lệ hay có thể tải bản mẫu của bên luật sư cung cấp rồi in ra điền vào được không?
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương sẽ bao gồm các giấy tờ sau để chị gái bạn có thể chuẩn bị:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng;
- Bản sao căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Với mẫu đơn xin ly hôn, chị gái bạn có thể đến tòa án nhân dân để được cung cấp hoặc tìm kiếm trên website của công ty chúng tôi là /
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, chị gái bạn có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chồng chị gái bạn (nếu không có yêu tố nước ngoài) theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.
Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân: 1900.6162.