1. Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ?

Chào Anh/Chị! Em xin phép hỏi: Một số vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai như sau : Bà nội em chia đất cho bố em và chị gái, nhưng theo khái niệm các cụ là chia không phân định rạch ròi bao nhiêu mét vuông. Năm 1999 nhà em xây nhà, thì bà nội chỉ đất bà cho nhà em đến vị trí nào, bố em tiến hành đào móng và xây ở đấy.
Phần móng là 1,2m nghĩa là khi lên mặt bằng phần móng sẽ bị lấp đi và chỉ nhìn thấy tường(phần móng âm ở dưới là 50cm). Vì nghĩ là anh em ruột nên bố em không xây tường phân cách phần móng ra mà cho nhà chị gái lát sân đè lên (vì nhà chị gái cũng có lời là cho lát sân lên đỡ xây tường ngăn cách). Đến năm 2003, Nhà nước đo sổ đỏ, nhà chị gái không có sự chứng kiến của bà nội là người có quyền cho đất mà chị gái đã chỉ cán bộ địa chính đo hết cả khoảng sân(nghĩa là đo lên cả phần móng nhà em). Nay bố em, muốn khi bà còn sống, giải quyết cho xong việc đất đai vì nhà chị gái đang có ý định bán nhà ?
Em rất mong sớm nhận được sự tư vấn cũng như hướng giải quyết cho gia đình em.

Trả lời:

1.1 Khái niệm lấn chiếm đất đai

Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với đất đai như sau:

- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố....

Về định nghĩa lấn, chiếm đất thì tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về hai khái niệm này như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

1.2 Hình thức xử lý đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Trong trường hợp của bạn là việc bị lấn đất ở nên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP như sau:

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Bên cạnh đó hành vi lấn chiếm đất thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

1.3 Giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ

- Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã (hòa giải tại cơ sở) vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án

Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu (Xem tại: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất)

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã 

 

2. Khi nào phải trả lại mảnh đất "công"?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Năm 1990 nhà tôi có mua một mảnh đất rộng 400m2,liền kề là mảnh đất công và nhà tôi đã lấn chiếm thêm được 50m2 nữa và phần đất lấn chiếm này nhà tôi đã và đang sử dụng từ năm 1990 đến bây giờ.
Nhưng đến năm nay UBND xã sử dụng mảnh đất công đấy vào việc xây nhà văn hóa.vậy nhà tôi có phải trả lại 50m2 đó không?
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người gửi: T. B

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai:

"1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật."

Như vậy, căn cứ tại khoản 1 Điều 12 luật đất đai, hành vi lấn, chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó việc gia đình bạn lấn chiếm 50m2 mảnh đất công để sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 14. Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên, sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính, gia đình bạn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của 50m2 đất đã lấn chiếm và phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm này cho Nhà nước.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.

 

3. Bồi thường, hỗ trợ khi cưỡng chế thu hồi đất?

Kính thưa Luật Sư.Tôi có miếng đất do cha tôi khai hoang trước năm 1975,đến năm 1983 cha tôi cho tôi sử dụng,đến năm 1989 tôi theo chồng nên giao lại cho cha tôi sử dụng,đến năm 2001 cha tôi mất, tôi về sử dụng và cất nhà.
Năm 2002 tôi xin đăng ký quyền sử dụng đất thì UBND xã không cho, lý do đất tôi nằm trên đê bao kênh an ha.Sau nhiều lần cất,sửa nhà,và nhiều lần bị lập biên bản cất sửa nhà không phép,đến nay 12/08/2015 thì tôi bị UBND xã cưỡng chế nhà,cây và đất,tôi không được bồi thường hay hỗ trợ di dời.Thưa Luật Sư UBND xã làm như vậy đúng hay sai.tôi phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi cho tôi ?
Kính mong Luật Sư giúp đỡ. Tôi xin thành thật biết ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì cha bạn có khai hoang một mảnh đất và mảnh đất này nằm trên đê bao kênh và hiện mảnh đất này đã bị UBND xã cưỡng chế. Theo quy định tại khoản 5 điều 7 luật đê điều thì hành vi này bị nghiêm cấm, xong bên cạnh đó căn cứ theo khoản 3 điều 6 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều thì bạn sẽ được xem xét hỗ trợ.

"Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt."

"Điều 6. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo Điều 27 của Luật đê điều được quy định như sau:

3. Chính sách đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:

a) Công trình, nhà ở hợp pháp được bồi thường theo quy định của pháp luật;

b) Công trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định."

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất qua tổng đài: 1900.6162. Xem thêm: Bố mẹ tặng cho đất cho con có phải nộp thuế, lệ phí trước bạ?

 

4. Chúng tôi có quyền lợi đối với mảnh đất không?

Xin chào Luật Minh Khuê! Tôi có một câu hỏi mong các Luật sư giải đáp:Gia đình tôi sống cùng với bà nội trên mảnh đất hơn 200m2. Nhưng đó là mảnh đất thuộc diện quy hoạch và có 2 sổ hộ khẩu riêng biệt. Tuy nhiên từ năm 2007 bố mẹ tôi sống ly thân mẹ con tôi về nhà bà ngoại ở, nhưng sổ hộ khẩu nhà tôi thì vẫn ở đó.

Cho đến bây giờ bố tôi đã mất, nhà nước chuẩn bị thu hồi đất và nhà và đang tiến hành đền bù, nhưng bà nội tôi chỉ chia cho tôi 50m2 đất trên giấy viết tay. Như vậy theo luật sư chúng tôi có quyền đòi quyền lợi hay không và nếu được thì mẹ con tôi sẽ được bao nhiêu hay như thế nào? Hiện mẹ tôi vẫn còn ở bên nhà bà ngoại. Nhưng bố mẹ tôi không có giấy ly hôn và ly thân.

Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin trân thành cảm ơn!

- P.T

Trả lời:

Vì bố mẹ bạn không có giấy ly hôn nên về mặt pháp lý việc 2 người sống ly thân không có giá trị chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Nếu bây giờ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà bạn đứng tên thì bà có quyền quyết định và bạn không thể đòi được quyền lợi. Nếu riêng mẹ bạn đứng tên thì mẹ bạn có toàn quyền quyết đinh.

Nếu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của bố và mẹ thì vì bố bạn đã mất nên phần tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho bạn, mẹ bạn và bà thì bà chỉ có quyền quyết định với phần tài sản của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Tham khảo: Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 

 

5. Chuyển quyền sử dụng đất cho con cái?

Thưa Luật sư! Ông bà tôi đã mất, hiện giờ ba tôi và các cô chú đang đứng tên sở hữu căn nhà. Xin hỏi, ba tôi muốn mua lại căn nhà chung thì có được miễn đóng thuế TNCN không? Trường hợp sau khi ba tôi đã hoàn tất thủ tục sang nhượng đất, ông muốn chuyển nhượng cho con cái thì có thì có được miễn đóng thuế TNCN không?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi 2012 quy định:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.....

Theo đó, nếu cô chú bạn chuyển nhượng căn nhà đó cho bố bạn, bố bạn lại chuyển nhượng căn nhà đó cho con cái (sau khi bố bạn đứng tên trên sổ đỏ) thì thu nhập từ những giao dịch đó không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Tham khảo: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật