1. Chế độ được hưởng đối với lao động dôi dư khi công ty nhà nước cổ phần hóa?

Thưa luật sư, Năm nay tôi 57 tuổi (Giới tính Nam), tôi đang làm việc tại một công ty TNHH Một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu (Công ty nhà nước) đang tiên hành cổ phần hóa để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được hơn 20 năm (Hưởng phụ cấp 0,7 chế độ độc hại). Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (sửa đổi năm 2014) thì tôi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Trong quá trình cổ phần hóa, công ty xếp tôi vào đối tượng lao động dôi dư và tôi cũng chấp thuận việc nghỉ việc và giải quyết chế độ theo luật định. Tôi xin hỏi tôi sẽ được hưởng các chế độ nào khác so với người lao động nghỉ hưu thông thường. Cảm ơn luật sư!

Người hỏi: N.V.Miện (Vụ Bản/Nam Định)

Chế độ được hưởng đối với lao động dôi dư khi công ty nhà nước cổ phần hóa ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua điện thoại, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, điều 3 Nghị định 63/2015/NĐ-CP chính sách lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn chính sách lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư khi doanh nghiệp cổ phần hóa:

Điều 3. Chính sách đốivới người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tạiĐiểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sảnđược quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đốivới trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối vớitrường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêmchế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Như việc trình bầy trong câu hỏi: Anh đã 57 tuổi và đóng bảo hiểm trên 20 năm, đủ điều kiện hưởng lương hưu...Theo quy định trên thì anh sẽ được hưởng một số chính sách bổ sung như quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1, điều 3 nghị định trên.

Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, được sửa đổi bởi Bộ luật lao động 2019 như sau:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

"Điều 169: Tuổi nghỉ hưu

...2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035."

Như vậy, cần căn cứ vào thời điểm nghỉ lương hưu vì Bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật lao động năm 2019 đã tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với Nam và chỉ áp dụng điểm b khi Anh đạt yêu cầunghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Chúng tôi đã rà soát các quy định tạiThông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết nghị định 63/2015/NĐ-CP về chính sách lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn. Chúng tôi cho rằng Anh có đầy đủ các điều kiện để nhận chế độ theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Nghị định 63/2015/NĐ-CP chính sách lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư.

2. Chế độ cán bộ, nhân viên khi đơn vị bị cổ phần hóa thành doanh nghiệp?

Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp. nhà nước hiện đang có quyết định cổ phần hóa ngân hàng nhà nước, vậy luật sư cho tôi hỏi giúp là những nhân viên đã biên chế rồi thì có được diện là cán bộ biên chế tiếp hay không hay vẫn có nguy cơ bị nghỉ việc khi ngân hàng nn cổ phần hóa ạ.
Thứ 2, nếu nhân viên mới vào làm sau đó ký hợp đồng một năm một, hợp đồng lao động trong biên chế thì có nguy có bị nghỉ việc như nhân viên ở các công ty tư nhân không ạ ?
Xin cảm ơn luật sư!

Cán bộ, nhân viên khi đươn vị bị cổ phần hóa thành doanh nghiệp ?

Trả lời:

Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định:

Điều 42. Chính sách bán cổ phần cho người lao động

1. Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động

a) Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cấp II (chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

b) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

c) Đối với người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (mỗi hộ gia đình nhận khoán cử một người lao động đại diện) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty nông, lâm nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế đã nhận khoán với công ty với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

d) Khoản chênh lệch giữa giá bán cho người lao động so với mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều này được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

đ) Số cổ phần bán với giá ưu đãi theo quy định tại khoản này, người lao động phải nắm giữ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:

a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.

Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.

b) Giá bán cổ phần cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản này là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.

c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần theo một mức xác định tại điểm a khoản này.

d) Số cổ phiếu người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

3. Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này được áp dụng các chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như các nhà đầu tư khác.

Theo đó, nếu bạn là nhân viên đã biên chế thì vẫn được coi là cán bộ biên chế và hưởng các ưu đãi như trên.

Thứ hai, nhân viên mới vào làm sau đó ký hợp đồng một năm một, hợp đồng lao động trong biên chế thì là nhân viên của ngân hàng khi ngân hàng đã cổ phần hóa nên vẫn có nguy có bị nghỉ việc như nhân viên ở các công ty tư nhân và nếu mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Xin chào luật sư! Em làm việc ở công ty và đóng BHXH, BHTN,BHYT đầy đủ đã được 4 năm nay em nghỉ việc vào ngày 27/2/2016, em đến nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp vào ngày 4/4. Tuy nhiên công ty chỉ đóng Bảo hiểm cho em tới tháng 1/2016 thì chốt sổ. Trong tháng 2 em nghỉ 5 ngày không phép từ 15/2 đến 19/2, và trong tháng 2 em chỉ làm việc được 5 ngày từ ngày 1/2 đến 5/2 và công ty ra quyết định sa thải. Em xin hỏi trường hợp của em có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp về số tháng liền kề không? Em xin cảm ơn!

Một trong những điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hiểu theo quy định khoản 2, điều 12, Nghị định 28/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp:

"2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.".

Bạn xem xét tháng liền kề trước khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động bạn có được bảo hiểm xã hội xác nhận thì bạn sẽ được xem xét được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

4. Áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Thưa luật sư Minh Khuê. Ls cho em hỏi trường hợp của em như sau: em là nhân viên văn phòng cho công ty xây dựng nước ngoài. Và do sự việc cá nhân mà có người bên ngoài đến công ty gây rối. Em muốn hỏi trường hợp đó của em có bị sa thải không? Và chỉ là bằng lời nói bắt em phải nghỉ việc mà chưa có văn bản quyết định sa thải. Em đã nghỉ việc từ hôm đó đến nay là được 12 ngày. Nhưng khi em yêu cầu thanh toán tiền lương hiện tại và phần lương còn nợ từ năm 2013 thì Công ty bắt em phải viết đơn xin nghỉ công ty mới giải quyết. Em muốn được Ls tư vấn để đòi quyền lợi cho mình. Em xin cám ơn Luật sư

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với các trường hợp quy định tại điều 125 Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể như sau:

"Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.".

Trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp bị kỷ luật sa thải theo quy định của Bộ luật lao động. Như vậy, công ty dùng lý do có người đến gây rối để sa thải bạn là sai.

5. Quyền lợi khi bị sa thải trái pháp luật

Kính chào luật sư ! Em cám ơn câu trả lời vừa rồi của luật sư.Em là công nhân công ty gỗ grand ở khu công nghiệp mỹ phứớc 1.Em nghỉ 5 ngày công ty trừ nửa tháng lương em có kiện lên ban quản lý kcn mỹ phước rồi. Công ty trả lời rằng em nghỉ 5 ngày không phép nên công ty căn cứ vào điều 126 sa thải em. Công ty nói đơn em ký tên và lăn tay đó là đơn xin nghỉ việc, nên công ty căn cứ vào đơn là nghỉ sai luật phải chiu trừ lương.Vì công ty nói là em bị sa thải. Và em thấy trên đơn để lý do nghỉ việc là sa thải nên em nghỉ đó là đơn sa thải chứ em có biết đơn sa thải như thế nào đâu. Công ty không đưa đúng đơn sa thải cho người bị sa thải. Mà đưa đơn xin nghỉ với lý do bị sa thải rồi căn cứ vào đơn trừ lương của công nhân. Công ty em lách luật vậy có đúng không ? E có tiếp tục kiện ra tòa được nửa không ạ?

Công ty áp dụng hình thức sa thải bạn theo quy định của điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 vì bạn tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, thủ tục sa thải công ty không thực hiện theo đúng quy định tại điều 122 Bộ luật lao động, cho nên việc công ty sa thải bạn là trái quy định của pháp luật.

Công ty trừ lương của bạn nửa tháng là sai so với quy định của pháp luật vì khi bị áp dụng hình thức sa thải, người lao động không phải bồi thường. Bên cạnh đó, bạn cũng không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nên không đặt ra trách nhiệm bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê