Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về đề thi tuyển sinh môn Toán vào lớp 10
1.1. Phạm vi kiến thức
Phạm vi kiến thức trong đề thi thường phải đảm bảo bám sát chương trình THCS, đặc biệt chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Cấu trúc đề phải đảm bảo đánh giá và phân loại được học sinh và thường nội dung đề cần có đủ 4 cấp độ nhận thức, bao gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Thời gian làm bài thi theo đó cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức độ yêu cầu về kiến thức của đề thi.
1.2. Mức độ khó của đề thi
Về hướng ra đề thi, do các năm trước, quá trình học của các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên đề thi có phần “dễ thở” các năm trước. Còn về mức độ khó của đề thi tới đây, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đề thi các môn sẽ gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, các bài tập thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9.
Ngoài ra, theo định hướng của Bộ GD&ĐT, nhằm đảm bảo tập trung kiến thức và đáp ứng yêu cầu phân hóa học sinh, nội dung đề thi sẽ không vào các phần kiến thức giảm tải, tạo điều kiện cho học sinh ôn tập dễ dàng hơn.
1.3. Cấu trúc đề thi
Căn cứ vào đề thi của 63 tỉnh thành, cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán có thể được chia thành bốn nhóm như sau:
Nhóm 1 (hay nhóm T1): với các yêu cầu ở mức độ cơ bản, câu hỏi thường cấp nhận biết hoặc thông hiểu
Nhóm 2 (hay nhóm T2): với các yêu cầu ở mức khá, cần năng lực vận dụng tốt
Nhóm 3: với các yêu cầu ở mức cao, dành riêng cho học sinh trên địa bàn Hà Nội
Nhóm 4: cấu trúc đề theo xu hướng mới, yêu cầu học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế, dành riêng cho học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
>> Xem thêm: Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh có đáp án cập nhật mới nhất
2. Đề thi Toán vào lớp 10 chọn lọc mới nhất
Các năm trở lại đây, dịch Covid -19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống trong đó có giáo dục. Vì vậy, xu hướng đề thi cũng đã có nhiều sự thay đổi. Hãy theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê để biết được các dạng thức đề thi Toán vào 10.
2.1. Đề số 01
Câu 1: a) Rút gọn biểu thức:
b) Giải phương trình: x2 – 7x + 3 = 0.
Câu 2: a) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng d: y = - x + 2 và Parabol (P): y = x2.
b) Cho hệ phương trình: . Tìm a và b để hệ đã cho có nghiệm duy nhất (x; y) = (2; -1).
Câu 3: Một xe lửa cần vận chuyển một lượng hàng. Người lái xe tính rằng nếu xếp mỗi toa 15 tấn hàng thì còn thừa lại 5 tấn, còn nếu xếp mỗi toa 16 tấn thì có thể chở thêm 3 tấn nữa. Hỏi xe lửa có mấy toa và phải chở bao nhiêu tấn hàng.
Câu 4: Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) ta vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M, vẽ MI ⊥ AB, MK ⊥ AC (I ∈ AB, K ∈ AC)
a) Chứng minh: AIMK là tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Vẽ MP ⊥ BC (P ∈ BC). Chứng minh:
c) Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC để tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất.
Câu 5: Giải phương trình:
2.2. Đề số 02
Câu 1:
a) Tìm điều kiện của x biểu thức sau có nghĩa: A =
b) Tính:
Câu 2: Giải phương trình và bất phương trình sau:
a)
b)
Câu 3: Cho phương trình ẩn x:
a) Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt x1 và x2.
b) Tìm các giá trị của m để:
Câu 4: Cho đường tròn (O ; R) có đường kính AB. Vẽ dây cung CD vuông góc với AB (CD không đi qua tâm O). Trên tia đối của tia BA lấy điểm S, SC cắt (O, R) tại điểm thứ hai là M.
a) Chứng minh đồng dạng với
b) Gọi H là giao điểm của MA và BC; K là giao điểm của MD và AB. Chứng minh BMHK là tứ giác nội tiếp và HK song song với CD
c) Chứng minh: OK.OS = R.R
Câu 5: Giải hệ phương trình:
2.3. Đề số 03
Bài 1: ( 5 điểm)Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) 3x2 – 5x – 8 = 0
b) x4 - (1-√3) x2 - √3 = 0
Bài 2: ( 1,5 điểm)Cho Parabol (P) y = x2 và đường thẳng (d) y = (2m - 1)x - m + 2 (m là tham số)
a) Vẽ đồ thị hàm số P
b) Chứng minh rằng với mọi m đường thẳng (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt. Tìm các giá trị của m để đường thẳng (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(x1; y1) và B(x2;y2) thỏa x1y1 + x2 y2 = 0
Bài 3: ( 1,5 điểm)Cho biểu thức:
B=
với x ≥ 0;x ≠ 4
a) Rút gọn biểu thức B;
b) Tìm giá trị của x để B > 0.
Bài 4: ( 1,5 điểm)
Một phòng họp có 360 ghế được xếp thành từng hàng và mỗi hàng có số ghế ngồi bằng nhau. Nhưng do số người đến họp là 400 nên phải kê thêm 1 hàng và mỗi hàng phải kê thêm 1 ghế mới đủ chỗ. Tính xem lúc đầu phòng họp có bao nhiêu hàng ghế và mỗi hàng có bao nhiêu ghế
Bài 5: ( 3,5 điểm) Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Đường thẳng qua O và vuông góc với AB cắt cung AB tại C. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BC, AE cắt nửa đường tròn tâm O tại F (F khác A). Đường thẳng qua điểm C và vuông góc với AF tại G cắt AB tại H.
1) Chứng minh tức giác CGOA nội tiếp. Tính số đo của góc OGH
2) Chứng minh OG là tia phân giác của góc COF
3) Chứng minh hai tam giác CGO và CFB đồng dạng.
3. Những lưu ý khi làm bài thi Toán vào 10
Chuẩn bị tốt tâm lý
Trong quá trình ôn luyện, các bạn học sinh phải ôn tập thật kĩ để tạo tâm lý tự tin trong phòng thi và tránh được những sai lầm đáng tiếc khi làm bài thi. Bên cạnh đó, học sinh nên đến phòng thi sớm để làm quen với không khí phòng thi, nói chuyện với các bạn cùng phòng để giữ tinh thần thoải mái trước khi bắt đầu thi.
Đọc lướt toàn bộ đề thi và xác định thứ tự làm bài
Nhiều bạn khi nhận đề thi thường bắt đầu làm luôn và bỏ qua việc đọc lướt toàn bộ đề. Trong khi việc đọc toàn bộ đề là việc quan trọng để các bạn xác định được thứ tự làm bài nhưng nhiều bạn lại bỏ qua dẫn đến việc mất thời gian ở những câu khó mà không biết có những câu dễ ở phía dưới.
Kiểm tra lại ngay đáp án của câu vừa làm
“Làm đến đâu, đúng đến đó” là một lưu ý quan trọng tiếp theo mà các bạn học sinh phải ghi nhớ trong quá trình làm bài thi. Trong trường hợp câu hỏi lớn có nhiều ý nhỏ và câu sau dùng kết quả của câu trước, nếu ý đầu tiên học sinh làm sai nhưng không kiểm tra lại thì các ý tiếp theo cũng sẽ sai hoặc khiến bài toán từ đơn giản thành phức tạp.
Không để mất điểm đáng tiếc
Trong quá trình làm bài thi môn Toán, có một số lỗi sai dưới đây mà các bạn học sinh tuyệt đối không được mắc phải để tránh mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi: Tính toán sai; Chép sai đề, đọc nhầm đề; Vẽ hình sai, hình vẽ thiếu nét; Trình bày vắn tắt; Thiếu điều kiện, không so sánh với điều kiện;...
Bên cạnh đó, việc thực hành trực tiếp đề thi các năm là điều rất quan trọng để giúp các em học sinh có thể hiểu rõ nhất cấu trúc và ma trận đề thi, từ đó đưa ra lộ trình và phương pháp ôn thi phù hợp nhất dành cho bản thân. Các em học sinh có thể tham khảo trọn bộ tài liệu mà Luật Minh Khuê đã cung cấp để thực hành và đánh giá hệ thống kiến thức mà các em đã ôn tập.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Đề thi Toán vào lớp 10 chọn lọc mới nhất mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm về bài viết: Cách tính độ dài Vecto đơn giản, chính xác nhất Toán lớp 10 của Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách. Trân trọng./.