Mục lục bài viết
1. Đề xuất hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho người từ 70 - 80 tuổi
Thời gian qua thì bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban ngành và quận huyện, thị xã để lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 70 đến 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024- 2025.
Theo như phân tích của liên sở, ngành BHXH - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính Hà Nội, việc ban hành Nghị quyết “Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2025” là cần thiết. Nguyên nhân là tiền lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,80 triệu đồng từ 1-7-2023, tương ứng mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ tăng từ 67.065 đồng/tháng lên 81.000 đồng/tháng (tăng 1,2 lần) khiến những người có hoàn cảnh khó khăn hạn chế cơ hội tham gia chính sách.
Theo dự thảo, đối tượng là người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ… đang thường trú trên địa bàn thành phố nhưng chưa có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế. Đây là chính sách hỗ trợ nhân văn để người cao tuổi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính sách hỗ trợ này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội với người cao tuổi để quyền lợi người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế càng phải được bảo đảm và thực hiện kịp thời. Chính sách này cũng phù hợp với Luật Người cao tuổi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Nghị quyết “Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2025” được đánh giá là vô cùng cần thiết.
Thông qua dự thảo về Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, người khuyết tật nhẹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 -2025 là một trong những nghị quyết đáng được kỳ vọng bởi góp phần quan trọng trong việc chăm lo cho sức khỏe của người già và đảm bảo an sinh xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi trên 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất.
Quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế thì được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế 2008
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Trong trường hợp mà một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định . Mà tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 146/2018/N Đ-CP quy định về gười từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Như vậy, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu hàng tháng thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả ít nhất 95% chi phí khi đi khám, chữa bệnh BHYT. Đối với người cao tuổi không hưởng lương hưu thì được quỹ BHYT chi trả ít nhất 80% chi phí khám chữa bệnh. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng và có mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 100% chi phí trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động cao tuổi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Như vậy, nếu người lao động đang hưởng lương hưu thì tổ chức BHXH phải đóng BHYT cho người lao động 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
Trường hợp người lao động cao tuổi chưa được hưởng lương hưu thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%.
Như vậy thì mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động đã được quy định một cách cụ thể và rõ ràng trong Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích
Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi trên 60, 70, 80 tuổi?
Sử dụng người lao động là người cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Quy định về bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
Mức phạt cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh?
Trên đây là toàn bộ những nội dung và thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi. Nếu các bạn còn có những nội dung câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn 19006162 hoặc gửi về địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng phù hợp với yêu cầu của các bạn một cách tốt nhất.