1. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc?

Xin chào công ty Luật Minh Khuê, Tôi có thắc mắc liên quan đến trợ cấp thôi việc mong nhận được tư vấn từ quý công ty. Sự việc như sau, Tôi đến tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để được hưởng lương hưu, tôi có ký hợp đồng với cơ quan Hội Người Cao Tuổi, đến khi chấm dứt hợp đồng cơ quan ký hợp đồng có trả 1 năm nửa tháng lương không?
Người hỏi: Nguyễn Phúc - Đồng Nai

 

Trả lời:

1.1 Có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc không?

Theo như thông tin khách hàng cung cấp, Luật Minh Khuê hiểu rằng quý khách đang có thắc mắc về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc. Theo quy định hiện hành tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 về trợ cấp thôi việc thì: 

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được xét hưởng trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 gồm:

Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

Như vậy, trường hợp quý khách chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nêu trên và có từ đủ 12 tháng làm việc thực tế thì bạn được trả trợ cấp thôi việc nếu chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này. Mức hưởng được xác định cứ mỗi năm làm việc thì sẽ được trả trợ cấp thôi việc nửa tháng lương. 

 

1.2. Cách tính hương hưu khi đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện?

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, rất mong được giải đáp cách tính lương hưu trong trường hợp của tôi. Cụ thể, tôi tham gia bảo hiểm đến nay được 12 năm, đến năm 2021 tôi đủ 55 tuổi về nghỉ hưu, nhưng thời gian tham gia bảo hiểm của tôi mới được 17 năm, vậy còn 3 năm nữa nếu đóng tiếp bảo hiểm tự nguyện thì cách tính lương hưu của tôi thế nào? Tôi làm cán bộ công chức xã. 

Người hỏi: Minh Tuấn - Thái Bình

Trả lời:

Căn cứ tại Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014  quy định:

"Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc."

Điều này được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH  như sau:

Điều 4. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ví dụ 5: Bà D có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà D là đủ 50 tuổi.

4. Trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.

Thời gian tính hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu chưa đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 6: Bà E là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ 55 tuổi, sau đó bà E bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 2 năm 8 tháng thì có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, bà E được hưởng lương hưu với thời gian tính hưởng lương hưu là 17 năm 8 tháng.

5. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Ví dụ 7: Ông E có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15 năm 6 tháng với mức bình quân tiền lương tháng là 5.100.000 đồng/tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 10 năm 9 tháng với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (đã được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng) là 774.000.000 đồng. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông E là:

([5.100.000 x (15 x 12 + 6)] + 774.000.000)/(15 x 12 + 6) + (10 x 12 + 9) = 5.468.571 đồng/tháng

Theo như thông tin quý khách cung cấp, quý khách xác định cho đến lúc 55 tuổi (đủ tuổi nghỉ hưu) nên Luật Minh Khuê xác định quý khách là lao động nữ. Cùng với đó quý khách có cung cấp thông tin mình là cán bộ công chức cấp xã, theo đó, tại khoản 3 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: "Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu." Theo quy định này, dù quý khách mới chỉ có 17 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đủ tuổi nghỉ hưu thì vẫn được hưởng lương hưu mà không phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyển trách ở xã. Theo đó thì cách tính lương hưu sẽ thực hiện theo 

Trường hợp quý khách không thuộc trường hợp này hoặc có nhưng vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện thì có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 03 năm.Theo đó, trường hợp của quý khách có 17 năm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và dự định đóng 03 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Và trường hợp quý khách đóng thêm 03 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện thì tổng thời gian tính hưởng lương hưu của quý khách là 20 năm và quý khách sẽ được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.

 

1.3. Hướng dẫn cách tính mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:

Thứ nhất, trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu chưa đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Thứ hai, trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
 

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Tỷ lệ hưởng được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

a) Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Hy vọng, dựa trên những thông tin pháp lý Luật Minh Khuê cung cấp, quý khách sẽ dựa trên mức lương cụ thể của mình để tính được chính xác mức lương hưu sẽ được hưởng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

2. Đơn phương chám dứt hợp đồng có hưởng trợ cấp thôi việc?

Thưa Luật sư.Tôi làm việc tại doanh nghiệp được hơn 5 năm thì tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp từ năm 2007 (có quyết định chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động). Tuy nhiên tôi không được doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc. Nay tôi có thể đòi doanh nghiệp trả số tiền trợ cấp thôi việc này được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Rất mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật lao động, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 36 Bộ Luật lao động 2012:

"Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."

Căn cứ Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012:

"Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này."

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."

Như vậy việc bạn được hưởng trợ cấp thôi việc sẽ phụ thuộc vào hai điều kiện sau:

Một là bạn phải làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở nên.Hai là, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật. Việc này được đảm bảo khi đáp ứng:Thứ nhất căn cứ đơn phương chấm dứt theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng .Thứ hai thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.Như vậy khi bạn đáp ứng quy định thì công ty bạn cần phải chi trả trợ cấp này cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày.

Căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:

"5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;

c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này."

Nếu người sử dụng lao động không tiến hành chi trả trong thời hạn nêu trên thì bạn nộp đơn kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Căn cứ Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012:

"Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết."

 

3. Chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn được hưởng trợ cấp thôi việc hay thất nghiệp ?

Xin chào Luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Tôi đã làm việc tại công ty ĐT được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ năm 2005 - 2015 và công ty tham gia BHTN cho tôi từ tháng 1/2009), vào tháng 9/2015 tôi lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại công ty.
Tôi được Trưởng phòng nhân sự thông báo cho tôi chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật? Vậy nhờ Luật sư tư vấn cho tôi biết trưởng phòng nhân sự phát biểu chi trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? vì sao? cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường hợp trên?
Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Như vậy tháng 9 năm 2015 bạn lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty là đúng, Trưởng phòng nhân sự phát biểu chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là sai, trợ cấp thất nghiệp sẽ phải làm thủ tục, hồ sơ hưởng tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Trợ cấp thôi việc áp dụng cho người lao động nghỉ việc theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36, tuy nhiên để tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc (do doanh nghiệp chi trả) phải trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1 năm 2009 thì thời gian trừ đi sẽ còn lại là từ 2005 đến năm hết năm 2008 để tính hưởng trợ cấp thôi việc. Bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp (chế độ này do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả). Còn lại công ty phải trả phần trợ cấp thôi việc cho bạn.

Bạn có thể tham khảo quy định điều 36 Bộ luật lao động 2012:

"Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã".

Bạn chấm dứt hợp đồng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều này sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

4. Những trường hợp nghỉ việc không được hưởng trợ cấp thôi việc ?

Thưa luật sư, Tôi làm ở công ty 100% vốn Hàn Quốc, sau khi làm 3 năm công ty đã kí hợp đồng vô thời hạn. Đến hiện tại bây giờ tất cả là 4 năm 2 tháng tôi có tham gia bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp theo quy định của công ty vậy bây giờ tôi làm đơn xin nghỉ việc công ty có tính tiền trợ cấp thôi việc cho tôi không? Tôi xin trân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Như vậy để được hưởng trợ cấp thôi việc thì bạn cần phải làm thường xuyên từ đủ 12 tháng trở nên và không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 4, 8 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012. Trường hợp của bạn bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội 4 năm 2 tháng nhưng bạn không nêu rõ là mình có làm việc thườn xuyên từ đủ 12 tháng hay là làm việc ngắt quãng mà người sử dụng lao động vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nên khi bạn thuộc trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tham khảo bài viết liên quan: Luật sư tư vấn về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

 

5. Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc ?

Chào Công ty Luật Minh Khuê. Tôi xin hỏi vấn đề sau: Tôi bắt đầu ký HĐLĐ chính thức và làm việc tại Công ty Nhà nước từ tháng 12/2009 đến ngày 30/4/2016 tôi xin tự nguyện thôi việc và chuyển công tác khác. Mức hệ số hiện hưởng theo cách xây dựng mới là 1,88 (bậc 2, Chuyên viên) theo nghị định số 122/2015/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2016.
Trước ngày 01/01/2016 Công ty áp dụng thang, bảng lương theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ lúc này thì hệ số của tôi là 2,65 (bậc 2-Chuyên viên). Vậy tôi sẽ được tính hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào trong thời gian 6 năm, 4 tháng ?
Mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư Chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Điều 48, 36 Bộ luật lao động quy định như sau:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong trường hợp này, bạn đã tự nguyện xin thôi việc và được công ty đồng ý - tức 2 bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo khoản 3 Điều 36 ở trên, bạn đã làm việc thường xuyên theo HĐLĐ tại Công ty Nhà nước từ tháng 12/2009 đến ngày 30/4/2016 (hơn 6 năm) do đó căn cứ theo Điều 48 bạn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của bạn là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế trong công ty trừ đi thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc chỉ được tính từ thời điểm trước ngày 01.01.2009. Trong trường hợp của bạn, bạn bắt đầu làm việc với công ty từ tháng 12/2009, do đó bạn không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Về điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Trong trường hợp này, bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ, bạn đã chuyển công tác do đó không thỏa mãn điều kiện chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!