Mục lục bài viết
- 1. Tách thửa đất là gì? Điều kiện để tách thửa đất hiện nay?
- 2. Điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay
- 2.1 Điều kiện chung để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2.2 Điều kiện tách thửa các loại đất tại tỉnh Cà Mau
- 2.3 Điều kiện tách thửa với đất rừng sản xuất
- 2.4 Điều kiện tách thửa đất đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3. Ở tỉnh Cà Mau, nếu không đạt điều kiện diện tích tối thiểu có tách thửa được không?
1. Tách thửa đất là gì? Điều kiện để tách thửa đất hiện nay?
Tách thửa là một quy trình thực hiện việc phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác nhau khi chủ sử dụng đất có nhu cầu muốn thực hiện mong muốn chia nhỏ phần đất của mình.
Để thửa đất có thể tách ra thành một hay nhiều thửa đất thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:
Một là, thửa đất không thuộc trường hợp đang tranh chấp ;
Hai là , thửa đất đang không bị kê biên để đảm bảo thi hành án ;
Ba là, thửa đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất ;
Bốn là, thửa đất đề nghị tách thửa không nằm trong khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá , danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định của pháp luật
Năm là, thửa đất chưa có thông báo thu hồi đất theo quy định của pháp luật, phần diện tích đề nghị tách thửa chưa có thông báo thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau khi thực hiện việc tách thửa đất, những loại đất sau phải đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện tách thửa theo quyết định số 40/2021/QĐ - UBND tỉnh Cà Mau:
Đất nông nghiệp ( Bao gồm đất trồng lúa, đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác ;
Đất phi nông nghiệp ( bao gồm : đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau .)
2.1 Điều kiện chung để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Để tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau cần phải đảm bảo các điều kiện chung sau đây:
Thửa đất đã được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Đảm bảo đáp ứng điều kiện đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định bao gồm về lối đi , cấp, thoát nước, tưới nước, tiêu nức, trong canh tác, cấp khí ga, đường dây tải điện , thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhất trên thửa đất liền kề. Và việc xác lấp quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện việc đăng ký đất đai ;
2.2 Điều kiện tách thửa các loại đất tại tỉnh Cà Mau
Để tách thửa được với loại đất này trên địa bàn tỉnh Cà Mau cần phải đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu như sau:
Đối với thửa đất nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất àng năm của cấp huyện, quy hoạch xây dựng đẫ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là đất ở và vị trí thửa đất đã đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đường giao thông và tuyến cấp điện hoặc cấp thoát nước, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trừ đất ở tại khu vực nông thôn thôn thì cần đạt được điều kiện về diện tích:
- Ở các khu vực phường thuộc thành phố Cà Mau, diện tích tối thiểu để tách thửa là 100 m2
- Ở các khu vực thị trấn, diện tích tối thiểu để được tách thửa là 150 m2 ;
- Ở các khu vực xã, thì diện tích tối thiểu để tách thửa là 200 m2.
- Kích thước chiều rộng và chiều dài của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng và chiều dài của thửa đất ở tương ứng với từng khu vực.
Đối với thửa đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là đất nông nghiệp thì:
Ở khu vực phường, thị trấn diện tích tối thiểu để được tách thửa là 300 m2 ;
Ở khu vực các , diện tích tối thiểu để được tách thửa là 500m2.
Chiều rộng, chiều dài của thửa đất phải lớn hơn hoặc bằng 05m.
2.3 Điều kiện tách thửa với đất rừng sản xuất
Đối với thửa đất có nhu cầu tách thửa nằm ngoài khu vực quy hoạch lâm nghiệp và theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huỵen, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là đất ở thì diện tích tối thiểu để được phép tách thửa là :
- 100 m2 đối với khu vực phường thuộc thành phố Cà Mau
- 150 m2 đối với khu vực thị trấn ;
- 200 m2 đối với thửa đất thuộc khu vực xã.
- Kích thước chiều rộng và chiều dài thửa đất phải bằng hoạc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng và chiều dài ở thửa đất ở tương ứng.
Đối với thửa đất nằm ngoài khu vực quy hoạch lâm nghiệp và theo quy hoạch sử dụng đất , kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu để được tách thửa là:
- 300m2 đối với đất thuộc khu vực phường, thị trấn;
- 500 m2 đối với đất ở khu vực xã;
- Chiều rộng, chiều dài của thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn 05m
Đối với thửa đất nằm trong khu vực quy hoạch lâm nghiệp và theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là đất rừng sản xuất thì diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 03 ha, chiều rộng phải bằng hoặc lớn hơn 05 m.
2.4 Điều kiện tách thửa đất đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Đối với đất ở có vị trí tại khu vực đã đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với quy hoạch xây dựng , đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, diện tích thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu và bảo đảm các điều kiện sau:
- Tại khu vực phường và thị trấn:
- Đối với đất ở trong khu vực phường và thị trấn thỉ diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa phải đạt 40 m2. Trong đó, đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19m thì chiều rộng của thửa đất phải bằng hoặc lớn 05m, chiều dài của thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang bảo vệ an toàn công trình phải bằng hoặc lớn hơn 05 m.
- Còn đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 19m thì chiều rộng của thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn 04 m, chiều dài của thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang bảo vệ an toàn công trình phải bằng hoặc lớn hơn 05m.
- Tại khu vực các xã:
- Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50m2, chiều rộng thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn 4,5m, chiều dài của thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang bảo vệ an toàn công trình phải bằng hoặc lớn hơn 05m.
Đối với đất phi nông nghiệp khác không phải là đất ở thì việc tách thửa sẽ căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư, phương án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt và đáp ứng hạn mức theo quy định.
Đối với các dự án tại khu đô thị, khu cân cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc tách thửa sẽ được thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ở tỉnh Cà Mau, nếu không đạt điều kiện diện tích tối thiểu có tách thửa được không?
Mặc dù, theo quy định tại quyết định số 40/2021/QĐ-UBND tỉnh Cà Mau có quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đất, tuy nhiên trong trường hợp sau khi mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu tách thửa sẽ không cần đáp ứng hạn mức tối thiểu:
Một là, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước,
Hai là, tách thửa khi giải quyết tranh chấp về đất đai, kết quả về hoà giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận, việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh , quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai, bản án hoặc quyết định của toá án về giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực , quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật, quyết điinhj của cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức
Ba là, tách thửa để phân chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn, và được toà án quyết định cho tự thoả thuận về tài sản, có văn bản thoả thuận phân chia quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực;
Bốn là , tách thửa đất khi thựuc hiện thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đất hợp pháp;
Năm là, tách thửa để thựuc hiện chính sách của nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách hộ nghèo , đòng bào dân tộc thiểu số;
Sáu là, tách thửa để thực hiện chính sách của nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo , đồng bào dân tộc thiểu số;
Bảy là tách thửa do nhà đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư;
Tám là, thửa đất được hình thành do xây dựng đường giao thông , thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật được phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện và trong hành lang bảo vệ an toàn công trình đường bộ hoặc chỉ giới xây dựng.
Cuối cùng là người sử dụng đất có nhu cầu hợp nhiều thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thành 1 thửa.
Tham khảo thêm:
- Thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ theo quy định mới nhất
- Các trường hợp không được phép tách thửa đất mới nhất
- Điều kiện để được tách thửa đất thổ cư mới nhất: Hồ sơ và lệ phí?
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Minh Khuê về điều kiện tách thửa trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nếu quý khách hàng có vướng mắc thêm gì về vấn đề này vui lòng liên hệ tới bộ phận hỗ trợ pháp luật miễn phí của công ty luật Minh Khuê qua số Luật sư tư vấn thủ tục tách sổ đỏ, tách thửa đất trực tuyến: 19006162 để được giải đáp. Xin cảm ơn!