NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giới thiệu chung về Hiệp định GATT:

1.1 Lịch sử hoạt động của GATT:

Hiệp định này được kí kết ngày 23.10.1947 và có hiệu lực từ ngày 01.01. 4948. GATT tồn tại cho đến ngày 31.12.1995. Tổ chức kế thừa GATT là Tổ chức thương mại thế giới (WTO: Tố chức thương mại thế giới).

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, GATT là diễn đàn đàm phán. Trong 48 năm hoạt động, GATT trải qua 8 vòng đàm phán: vòng Giơnevơ năm 1947 đàm phán về thuế; vòng Annecy (năm 1949) đàm phán về thuế, vòng Torquay (1950- 1951) đàm phán về thuế, vòng Giơnevơ (1955- 1956) đàm phán về thuế; vòng Dillon (1961- 4962) đàm phán về thuế; vòng Kennedy (1964- 4967) đàm phán về thuế và các biện pháp chống phá giá; vòng Tôkyô (1973-1979) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung; vòng Uruguay (1986-1994) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tác, các dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt, may mặc, nông nghiệp và việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

1.2 Vai trò của GATT:

Hiệp định chung về Thương mại và Thuế (Hiệp định chung về thuế và thương mại – GATT) đã từng tổ chức đa quốc gia và được thành lập năm 1947 Thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế thông qua các dự án hợp tác tự do hóa thương mại chung

Phần lớn công việc của GATT là tập trung vào đàm phán. Giảm thuế suất đa phương và Xóa bỏ hạn ngạch và các hình thức khác hàng rào thương mại phi thuế quanGATT đã tổ chức 10 vòng đàm phán cắt giảm thuế, bao gồm vòng Kennedy 1962-1967, giảm 35% thuế trung bình, và gần đây nhất, vòng đàm phán Uruguay 1986, với các cuộc đàm phán bên ngoài vào mùa hè năm 1986. Vào tháng 9 năm 1986, một cuộc liên Tuy nhiên, thông báo của Bộ trưởng đã tạo cơ sở vững chắc cho việc cắt giảm thuế tiếp theo do người đứng đầu chính phủ thiếu sự ủng hộ. Vì vậy, dự đoán sẽ có rất ít thay đổi. Vào năm 1990, dự đoán này vẫn đúng.

Những sáng kiến ​​này của GATT, cùng với hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển, đã dẫn đến sự tăng trưởng chưa từng có trong thương mại quốc tế vào cuối những năm 60. Nhưng với sự ra đời của cuộc suy thoái năm 1973. Nhiều hoạt động của GATT đã không còn ý nghĩa do sự xuất hiện của bảo vệ. Các biện pháp bảo vệ mới không tập trung vào bảo vệ thuế. nhưng sử dụng các phương pháp khó hiểu hơn, chẳng hạn như các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu. quy trình ủy quyền nhập khẩu Yêu cầu thành phần trong nước Trợ cấp cho sản xuất trong nước … Do đó, việc phát triển và kiểm soát chúng trở nên khó khăn.

Các nước tham gia GATT đã tiến hành chín vòng đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại mới. Vòng đàm phán thứ tám về Uruguay kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế GATT.

Các nguyên tắc và hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý và mở rộng Khác với GATT chỉ đơn thuần là một hiệp ước, WTO là một tổ chức có cơ cấu tổ chức cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 01/01/1995.

2. Sự cứu trợ bắt buộc:

Nếu ITC xác định rằng hàng nhập khẩu đang gây thiệt hại cho một ngành công nghiệp trong nước và đề cử một hoặc nhiều cách cứu trợ nói trên, ngành trong nước đòi hỏi Tổng thống thực hiện tất cả những hoạt động thích hợp có thể được trong khả năng của ông ta để tạo điều kiện cho các nỗ lực điều chỉnh sự cạnh tranh (nghĩa là dành sự cứu trợ). Ông ta cũng được yêu cầu suy nghĩ kỹ những đề cử của ITC, những nỗ lực mà ngành công nghiệp đã thực hiện để điều chỉnh hàng nhập khẩu, tính hiệu quả của các chi phí cứu trợ về xã hội, về kinh tế dài và ngắn hạn của họ ; các chi phí về xã hội và kinh tế mà những người trả tiền thuế, tập đoàn hoặc những người công nhân sẽ phải chịu nếu cứu trợ nhập khẩu không được thực hiện; tác động đối với người tiêu dùng và cạnh tranh trong thị trường trong nước, nếu sự cứu trợ được thực hiện ; tác động đối với các ngành kinh doanh Mỹ và các Công ty Mỹ mà có thể tự đền bù cho các quốc gia khác và những quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ.

Theo phần 201, sự cứu trợ có thể cao nhất trong 8 năm. Trong thời gian đó, ITC giám sát sự phát triển trong ngành công nghiệp. Tổng thống Mỹ cũng có thể giảm bớt, thay đổi hoặc đình chỉ bất kỳ sự cứu trợ nào đã quy định trong phần 201, nếu ông ta xác định rằng những hoàn cảnh thay đổi đã vượt quá sự cho phép (Ví dụ : Công nghiệp trong nước không thực hiên đầy đủ các nỗ lực để điều chỉnh sự cạnh tranh nhập khẩu, một thay đổi trong điều kiện kinh tế đã làm phương hại đến kết quả của hoạt động cứu trợ, hoặc chính công nghiệp trong nước yêu cầu sự cứu trợ chấm dứt).

Sự xem xét của Tòa án về các hoạt đông của phần 201 chỉ có giá trị cho những trường hợp tố tụng không theo quy tắc, và để đảm bảo rằng ITC và Tổng thống đã thực hiện đúng trong phạm vi quyền hạn đại biểu Quốc hội của họ.

Biện pháp sửa đổi sự cứu trợ được ITC đề nghị áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu trong thẩm tra của phần 201 (chứ không phải là áp dụng với một Số nước được chọn như trong luật về chống phá giá và bù đắp thuế quan).

Dù sao, điều khoản XIX của GATT cho phép các nước thành viên tạm đình chỉ "về căn bản những nhượng bộ tương đương hoặc các nghĩa vụ khác" (đó là để trả đũa), nếu quốc gia đang đảm nhận bảo vệ các hoạt động không bồi thường cho bạn hàng của mình vì sự tăng lên của chính sách bảo hộ kinh tế cho các nhà sản xuất trong nước. Trong một cố gắng để tránh sự trả đũa như thế, Tổng thông thường xuyên cần tới cuộc đàm phán về "các thỏa hiệp kiềm chế tình nguyên", hoặc các thỏa hiệp lần lượt về thị trường với một Số nhà cung cấp chủ chốt, giới hạn xuất khẩu tới Mỹ các mặt hàng được thẩm tra. Từ sự bắt đầu của nó, 61 trường hợp thuộc phần 201 đã được sắp xếp lưu lại. Phụ bản 6 là kết quả của 25 trường hợp.

2. Trình tự sau cứu trợ:

Sau khi Tổng thống bắt buộc sự cứu trợ theo phần 201, ITC cần phải giám sát sự phát triển của ngành công nghiệp đang nhân sự cứu trợ, bao gồm sự tiến bộ và những cố gắng đặc biệt mà những người công nhân và các công ty trong ngành công nghiệp đó đã thực hiện để điều chỉnh cạnh tranh nhập khẩu. ITC đệ trình mỗi năm hai lần những báo cáo tới tổng thống về kết quả giám sát. Trong khóa họp để chuẩn bị những báo cáo này, ITC tổ chức những phiên họp giải trình công khai, nơi mà các tổ chức quan tâm có thể gửi thông tin tới hội nghị. Sau khi sự cứu trợ chấm dứt, ITC tiến hành một cuộc điều tra để đánh giá hiệu lực của cứu trợ để công nghiệp trong nước dễ dàng điều chỉnh một cách tích cực đối với cạnh tranh nhập khẩu, điều phù hợp với các lý do mà Tổng thống đã đưa ra khi ông thông báo về khoản cứu trợ này. Một lần nữa, một phiên họp giải trình công khai lại được tổ chức.

Một điều tra mới của phần 201 về cùng một sản phẩm chỉ được thực hiên sau một năm kể từ khi cuộc điều tra trước đó kết thúc. Một mặt hàng đang được cứu trợ theo phần 201 không phải chịu một sự điều tra nào trong thời gian bằng với khoảng thời gian áp dụng cho việc cứu trợ đối với mặt hàng đó.

3. Hàng nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa:

Các hoạt động cứu trợ chống lại hàng hóa nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa được nêu trong phần 406 của Đạo luật thương mại 1974 (đã được sửa đổi). Các thủ tục xin cứu trợ theo phần 406 cũng giống như những yêu cầu về thủ tục của phần 201, trừ việc ITC có ba tháng, thay vì sáu tháng để hoàn thành việc điều tra và báo cáo những phát hiện được cho Tổng thống. Dù sao, theo phần 406, chỉ có thể cứu trợ cho một vài loại hàng nhập khẩu (đáng lẽ là sự giúp đỡ để điều chỉnh), nếu hàng nhập khẩu từ nước xã hội chủ nghĩa được coi là đang gây thiệt hại cho một ngành công nghiệp trong nước. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai Tân thẩm tra liên quan tới tiêu chuẩn xác định sự thiệt hại. Trong khi phần 201 điều tra xem sự tăng lên của hàng nhập khẩu có là nguyên nhân cơ bản của sự thiệt hại nghiêm trọng hay không, thì phần 406 lại yêu cầu ITC xác định hàng nhập khẩu từ một nước xã hội chủ nghĩa đang tăng lên là nguyên nhân quan trọng của "sự tan rã thị trường" (đó là "sự thiệt hại về nguyên liệu"). Thông thường, để chứng minh "sự tan rã thị trường" dễ hơn là chứng minh "sự thiệt hại vật chất". Ngoài ra, để giành được sự cứu trợ, những người kiến nghị chỉ cần chứng minh hàng nhập khẩu là một nguyên nhân quan trọng, chứ không cần là nguyên nhân thiết yếu, hoặc thậm chí là nguyên nhân dẫn tới các nguyên nhân thiệt hại khác. Ví dụ, để chỉ sự thiệt hại vật chất, người kiến nghị chỉ cần chỉ ra sự vô hiệu quả của các phương tiện giúp cho việc sản xuất dễ dàng (đáng lẽ phần 201 đòi hỏi sự vô hiệu quả của các phương tiện giúp cho sản xuất dê dàng), và thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong ngành công nghiệp (đáng lẽ thất nghiệp một cách nghiêm trọng và thiếu việc làm). Ngoài ra, ITC đánh giá hiệu quả của các mặt hàng nhập theo các điêu tra từ các nước xã hội chủ nghĩa về các giá sản phẩm của Mỹ, bằng chứng cho thấy mặt hàng giá không ổn định, hoặc các nỗ lực khác nhằm "quản lý cơ cấu buôn bán bất cân bằng"

Không như điều 201, sự cứu trợ theo điều 406 chỉ là để áp dụng cho những nước là đối tượng điều tra. Theo điều 406, sự cứu trợ chỉ được sử dụng một lần. Một thỏa hiệp lần lượt về thị trường đã được thương lượng với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang giới hạn những mặt hàng nhập khẩu nhất định.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê