Mục lục bài viết
- 1. Hướng dẫn tính tiền bảo hiểm xã hội một lần ?
- 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc ?
- 3. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào ?
- 4. Tư vấn về mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần ?
- 5. Hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội một lần ?
- 6. Tính số tiền bảo hiểm xã hội một lần được hưởng?
1. Hướng dẫn tính tiền bảo hiểm xã hội một lần ?
+ Năm 2012 mức lương đóng 1. 910. 000 ×6 tháng 2. 200. 000×2 tháng 3. 150.000×2 tháng;
+ Năm 2013 mức lương đóng 3. 150. 000 ×12 tháng;
+ Năm 2014 mức lương đóng 3. 150. 000 ×2 tháng;
+ Năm 2015 mức lương đóng 2. 950. 000 ×9 tháng;
+ Năm 2016 mức lương đóng. 4. 000. 000 ×7 tháng, tổng thời gian tham gia bhxh là 3 năm 6 tháng.
Vậy em muốn nhờ luật sư giúp em là khi em rút bhxh thì được bao nhiêu ạ. Và khi em đóng bảo hiểm ở đâu thì phải tới đấy làm thủ tục hay làm thủ tục tại nơi em sinh sống ạ ?
Rất mong dc sự giúp đỡ của luật sư. Xin chúc luật sư nhiều sức khỏe và may mắn.
Luật sư trả lời:
- Về mức hưởng:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ năm 2012 đến năm 2016 với tổng thời gian là 3 năm 4 tháng (tức 40 tháng). Mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:
+ Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 1 năm 10 tháng được tính là 2 năm x 1.5 tháng = 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi là 1 năm 6 tháng được tính là 2 năm x 2 tháng = 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
= (1.910.000đ x 6 tháng + 2.200.000đ x 2 tháng + 3.150.000đ x 2 tháng + 3.150.000 x 14 tháng + 2.950.000đ x 9 tháng + 4.000.000đ x 7 tháng) : 40 tháng = 3.020.250đ
Tổng mức hưởng BHXH = 3.020.250 x 7 tháng = 21.141.750đ
Lưu ý: Mức hưởng trên tính dựa theo thông tin bạn cung cấp và chưa tính tiền trượt giá BHXH
- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Tham khảo ngay: Rút sổ bảo hiểm được hưởng bao nhiêu? Tính tiền bảo hiểm xã hội một lần thế nào ?
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc ?
Luật sư trả lời:
1. Về bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định:
"1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng."
Như vậy, bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2016 được 1 năm 3 tháng, căn cứ theo quy định trên thì bạn đã đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian hưởng của bạn là 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Mức hưởng 1 tháng = 5.000. 000đ x 60% = 3.000.000đ
Lưu ý: Bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:
+ Sổ BHXH
+ Quyết định chấm dứt HĐLĐ
+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
+ Khi đi bạn mang theo CMND để xuất trình.
2. Về bảo hiểm xã hội:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH được 1 năm 3 tháng tính từ năm 2016, mức hưởng BHXH một lần của bạn như sau:
+ Thời gian đóng BHXH được 1 năm x 2 tháng = 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Thời gian đóng BHXH lẻ 3 tháng được tính là 1/2 năm x 2 tháng = 1 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 5.000.000đ
+ Tổng mức hưởng = 3 tháng x 5.000.000đ = 15.000.000đ
Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH, sau 1 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang cư trú để được hưởng BHXH một lần.
- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
+ Sổ BHXH
+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Tham khảo thêm: Nghỉ việc thì sẽ được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần bao nhiêu tiền ?
3. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào ?
Luật sư trả lời:
- Về mức hưởng:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng BHXH từ tháng 5/2013 đến tháng 2/2016 là 2 năm 10 tháng (tức 34 tháng). Mức hưởng BHXH một lần của bạn như sau:
+ Thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013 là 8 tháng được tính là 1 năm x 1,5 tháng = 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 2/2016 là 2 năm 2 tháng được tính là 2,5 năm x 2 tháng = 5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
= (2.716.000 x 8 + 3.120.000 x 12 + 3.582.000 x 12 + 4.045.000 x 2) : 34 tháng = 3.242.412đ
+ Tổng mức hưởng = 3.242.412đ x 6.5 tháng = 21.075.678đ
- Về nơi nộp hồ sơ: Bạn nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang cư trú. Nơi nộp hồ sơ không ảnh hưởng gì đến mức hưởng của bạn.
Lưu ý: Mức hưởng trên tính dựa theo thông tin bạn cung cấp và chưa tính tiền trượt giá BHXH.
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội hay còn được gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được dùng để tính mức hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Mức điều chỉnh tiền lương thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
X
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Mức điều chỉnh
4,56
3,87
3,66
3,54
3,29
3,15
3,20
3,21
3,09
3,00
2,78
2,57
2,39
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Mức điều chỉnh
2,21
1,79
1,68
1,54
1,30
1,19
1,11
1,07
1,06
1,04
1,00
1,00
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc ?
4. Tư vấn về mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần ?
Luật sư trả lời:
- Về mức hưởng:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 11/2011 đến tháng 9/2015 được 3 năm 11 tháng (tức 47 tháng), mức hưởng BHXH một lần của bạn như sau:
+ Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 2 năm 2 tháng được tính là 2,5 năm x 1,5 tháng = 3.75 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi là 1 năm 9 tháng được tính là 2 năm x 2 tháng = 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
= (4.000.000đ x 2 tháng + 4.066.000 x 12 tháng + 4.833.000đ x 12 tháng + 5.468.000đ x 12 tháng + 6.481.000đ x 9 tháng) : 47 tháng
= 5.079.426đ
+ Tổng mức hưởng = 5.079.426đ x 7,75 tháng = 39.365.551đ
Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH.
- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
+ Sổ BHXH
+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Sau bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần
5. Hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội một lần ?
Luật sư trả lời:
- Về mức hưởng:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2016 được 3 năm 1 tháng (tức 37 tháng). Mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:
+Thời gian đóng BHXH từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013 là 1 năm 1 tháng được tính là 1,5 năm x 1,5 tháng = 2.25 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Thời gian đóng BHXH từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2016 (gián đoạn 6 tháng) là 2 năm x 2 tháng = 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
= (1.950.000đ x 1 tháng + 2.250.000đ x 12 tháng + 2.570.000đ x 12 tháng + 2.950.000đ x 6 tháng + 3.317.000đ x 6 tháng) : 37 tháng
= 2.579.514đ
Tổng mức hưởng = 2.579.514đ x 6.25 tháng = 16.121.963đ
Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH.
Sau 1 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
+ Sổ BHXH
+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Tham khảo ngay: Thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần ?
6. Tính số tiền bảo hiểm xã hội một lần được hưởng?
Luật sư trả lời:
- Về mức hưởng BHXH một lần:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
"a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 12/2014 đến tháng 06/2017 được 2 năm 7 tháng (tức 31 tháng). Mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:
+ Thời gian đóng BHXH được 2 năm 7 tháng tính là 3 năm x 2 tháng = 6 mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
= (1.920.500đ x 13 tháng + 3.933.000đ x 12 tháng + 4.214.000đ x 6 tháng) : 31 tháng
= 3.762.952đ
+ Tổng mức hưởng = 3.762.952đ x 6 tháng = 22.577.712đ
Lưu ý: Mức hưởng trên chỉ là tạm tính và chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH. Sau 1 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang cư trú.
- Về hồ sơ hưởng BHXH một lần:
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
+ Sổ BHXH
+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang cư trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê