1.Giai đoạn tái thẩm trong tố tụng hình sự

Tái thẩm là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị do có thêm tình tiết mới được phát hiện và có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì cần có một trong những căn cứ như: có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật; có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án; vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Khi có những căn cứ trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp có thẩm thẩm quyền có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hạn kháng nghị 01 năm từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tin báo về tình tiết mới được phát hiện. Đối với trường hợp tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Trong giai đoạn tái thẩm, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ khác hơn so với giai đoạn xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm. Đối với người tiến hành tố tụng, quyền năng của họ không bị hạn chế như ở giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng người tham gia tố tụng (người bị kết án, người bào chữa, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị) có quyền năng bị thu hẹp và hạn chế nhiều so với giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm.

 

2. Lợi ích khi sử dụng Luật sư bào chữa trong giai đoạn tái thẩm

Thứ nhất, luật sư được thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị kết án.

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (trong đó có luật sư):

+ Luật sư có quyền sau: xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; thu thập, đưa chứng cứ, tài liệu. đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá lại tài sản; tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;....

+ Luật sư có nghĩa vụ sau: giúp đỡ người bị kết án về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; tôn trọng sự thật, không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa, không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị kết án mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;....

Thứ hai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án mặc dù bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực.

Luật sư sẽ thực hiện việc bào chữa cho người bị kết án, làm sáng tỏ sự thật của vụ án, đồng thời xác định hoạt động của cơ quan tổ tụng và người tiến hành tố tụng có tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hay không. Vì trên thực tế, có nhiều trường hợp sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng mà sự thật vụ án chưa được làm rõ và dẫn đến oan sai cho những người vô tội.

Thứ ba, đóng góp trong quá trình giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

Khi luật sư thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị kết án thì sẽ góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và chủ động tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.

Mỗi một sự việc sẽ có những tình tiết, diễn biến câu chuyện không giống nhau làm cho các bước tiến hành tố tụng và lập luận của luật sư trong các vụ án sẽ khác nhau. 

 

3. Dịch vụ Luật sư bào chữa trong giai đoạn tái thẩm của vụ án hình sự

Luật sư trong hoạt động tố tụng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án khách quan, đúng với quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Luật Minh Khuê cùng với đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Công ty Luật TNHH Minh Khuê xin gửi đến Quý khách hàng những dịch vụ pháp lý liên quan đến giai đoạn tái thẩm như sau:

+ Luật sư sẽ lắng nghe, trao đổi thông tin với khách hàng về sự việc và đưa ra lời nhận xét ban đầu để khách hàng có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn.

+ Xem xét các căn cứ có thể tái thẩm như: căn cứ đó có chứng minh được lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật hay không; có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án; xem xem vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật hay có những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án không.

+ Luật sư sẽ hỗ sợ thân chủ trong vấn đề soạn đơn, nghiên cứu các quy định pháp luật, tham gia vào quá trình tố tụng trong giai đoạn tái thẩm của vụ án hình sự.

+ Đưa ra những phương pháp, phương án khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, giảm nhẹ hình phạt,...

+ Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa 

Quý khách muốn sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa trong giai đoạn tái thẩm của vụ án hình sự thì có thể liên hệ thông qua một trong phương thức sau:

+ Liên hệ trực tiếp với Luật sư Phương 0985.465.912

+ Liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn của Luật Minh Khuê qua số: 1900.6162

+ Liên hệ tới địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn

+ Đến địa chỉ của công ty Luật Minh Khuê: Phòng 2007, Tầng 20. Tòa C2 D'capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trên đây là toàn bộ về thông tin về dịch vụ Luật sư bào chữa trong giai đoạn tái thẩm của vụ án hình sự. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý thì có thể liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Minh Khuê qua số 1900.6162 hoặc liên hệ thông qua địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn!