1. Mẫu Biên bản họp nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 4 các môn mới nhất

Bạn đọc có thể tải mẫu tại đây

 

1.1. MÔN TIẾNG VIỆT

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG VIỆT 4

Tác giả:

Tập một: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Chu Thị Thuỷ An – Phan Thị Hồ Điệp – Nguyễn Thị Bích Hà – Nguyễn Khánh Hà – Trần Mạnh Hưởng – Trần Bích Thuỷ

Tập hai: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Hoàng Hoà Bình - Vũ Trọng Đông - Đặng Kim Nga - Nguyễn Thị Tố Ninh - Đặng Thị Yến

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

 Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều được biên soạn theo một cấu trúc chặt chẽ, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu mỗi chương là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi chương, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao
Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Mở đầu mỗi chủ đề là một bức tranh sinh động, mang hơi thở cuộc sống, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung các tiết học. Mỗi bài học chính trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều có nội dung, cấu trúc khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Đặc biệt phần Hoạt động Chia sẻ đưa ra những câu hỏi, những gợi ý giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.
 Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

SGK Tiếng Việt 4 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

SGK Tiếng Việt 4 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học

 Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 4 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Ví dụ:

- Trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đều có những CH giúp HS liên hệ với bản thân và cuộc sống. Mỗi bài học (mỗi chủ điểm học tập) đều có hoạt động Vận dụng, giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống.

- Khi học xong cách viết đơn, thư,… các em học sinh có thể tự viết đơn cho một cơ quan, tổ chức, cá nhân,… hoặc viết thư cho bạn bè, gia đình, người thân,…

Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực

- Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi bước giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- Một bài học (2 tuần) gồm nhiều nội dung: Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo, Tự đánh giá. Không nhất thiết là việc thực hiện mỗi nội dung này đều phải bao gồm đủ 5 loại hoạt động. Mặt khác, trong một bài học cũng như trong mỗi nội dung học tập, các loại hoạt động có thể xen kẽ nhau, chứ không nhất thiết chỉ theo một trình tự nhất định.

 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Tiếng Việt với cuộc sống và Tiếng Việt với các môn học khác. Câu hỏi đọc hiểu và bài tập từ ngữ, ngữ pháp có yêu cầu giải thích, suy luận, khái quát, tổng hợp và vận dụng vào thực tế nhiều hơn. Các bài tập viết đoạn văn, bài văn được sắp xếp theo quy trình viết; có nhiều bài tập viết đoạn văn, bài văn gắn với việc hình thành kĩ năng sống.

 

1.2. MÔN TOÁN

TRƯỞNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TOÁN 4 

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

 Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

 Sách giáo khoa Toán 4 - Cánh diều được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu Chủ đề là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi Chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.
 Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Sách bao gồm 4 chủ đề: Số tự nhiên; Các phép tính với số tự nhiên; Phân số; Các phép tính với phân số.

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học Toán”.

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập Mỗi bài học trong sách Toán 4 thường bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Thực hành; Vận dụng và trải nghiệm. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong phần mở đầu được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và vốn kiến thức đã có của học sinh, sẽ tạo ra một kênh dẫn nhập giúp học sinh hứng thú học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội và huy động, liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong phần Luyện tập, thực hành. Cuối cùng, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn.
 Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Mỗi bài học trong sách Toán 4 đều hướng đến hình thành năng lực toán học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.
Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Hầu hết các bài học trong SGK Toán 4 đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu thêm về thế giới tự nhiên; Hiểu thêm văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và du lịch; Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính.
. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh

 

1.3. MÔN KHOA HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: KHOA HỌC 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Bùi Phương Nga (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội, Phùng Thanh Huyền, Lương Việt Thái.

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Khoa học 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, tình huống hấp dẫn đối với học sinh.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong cả 6 chủ đề, nội dung của các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, tình huống, sự vật, hiện tượng gần gũi, có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của HS, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò khoa học, sự sáng tạo của HS.

Ví dụ: khi học bài 1. Tính chất và vai trò của nước thì ngay hoạt động mở đầu cho học sinh quan sát hình ảnh mái nhà nghiêng rất gần gũi và hỏi về ích lợi của việc làm mái nhà nghiêng khi trời mưa.

Hoặc khi học bài 7. Sự truyền ánh sáng thì cho học sinh vận dụng kiến thức để tìm ra vật nào phát sáng và vật nào được chiếu sáng ở xung quanh học sinh.

Hoặc trong bài 21. Phòng tránh đuối nước, cho học sinh phân tích và phán đoán tình huống có thể xảy ra khi các em đi bơi ở ao, hồ, sông, suối.

Đây là những hình ảnh, tình huống rất gần gũi với học sinh ở các địa phương khác nhau.

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Khởi động, Khám phá (Quan sát, Câu hỏi, Thực hành), Luyện tập và Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, Hoạt động khởi động và Hoạt động khám phá giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và vận dụng.

Qua những hoạt động yêu cầu HS làm thí nghiệm, thực hành hoặc yêu cầu HS quan sát các thí nghiệm được giới thiệu trong SGK ở cả 6 chủ đề đã giúp HS hình thành thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh.

Qua các hoạt động luyện tập và và vận dụng giúp HS hình thành thành phần năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào đời sống.

Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn bước: Khởi động, Khám phá, Thực hành, Luyện tập và Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Khoa học 4 đa dạng và dễ áp dụng như: học qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn; học qua hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm và cả lớp.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi HS phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với HS.

 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 16. Nấm men và nấm mốc thông qua hoạt động tìm hiểu thông tin về nấm men từ các nguồn khác nhau như hỏi thợ làm bánh, trên internet hay trực tiếp các em tham gia làm bánh. Từ đó HS tự khám phá ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh làm bảng biểu, vẽ lại, thiết kế, xây dựng bảng nội dung,... Trong hoạt động luyện tập và vận dụng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

 

1.4. MÔN ĐẠO ĐỨC

TRƯỜNG TIỂ HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: ĐẠO ĐỨC 4

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tất Thiên (Chủ biên) – Nguyễn Chung Hải – Nguyễn Thị Diễm My – Huỳnh Tông Quyền – Nguyễn Thị Hàn Thy

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Đạo đức 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí. Nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, các bài hát, câu thơ, cao dao tục ngữ thân thuộc gắn với cuộc sống hằng ngày; nhiều tình huống, trường hợp hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các bài học trong sách được thiết kế thành 8 chủ đề với 12 bài học. Các chủ đề, bài học trong sách được sắp xếp trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo đi từ dễ đến khó, dễ học, dễ vận dụng vào trong cuộc sống thực tế, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, khơi gợi cảm xúc đạo đức. Học sinh sẽ tìm hiểu các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và kĩ năng sống thông qua các hoạt động như: quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận

Ví dụ: bài 6: Em tích cực tham gia lao động trong phần Khởi động Nghe hoặc hát bài Cái Bống và trả lời câu hỏi. Học sinh được nghe bài hát trên thấy được việc làm đáng khen gợi của Bống, Bống đã biết giúp mẹ sảy, sàng gạo để mẹ nấu cơm, khi trời mưa Bống đã gánh đỡ mẹ. Việc này giúp học sinh khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống; đồng thời tạo tâm thế tích cực cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới.

Ví dụ: bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong phần Khám phá 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Học sinh được quan sát các tranh gắn liền với thực tế hằng ngày nói đến quyền của trẻ em. Các hình ảnh sinh động, gần gũi dễ hiểu dẫn dắt học sinh tìm hiểu các quyền của trẻ em.

Ở phần Luyện tập 3 bài 12 tình huống 1: An có năng kiếu và đam mê vẽ tranh nhưng bố mẹ lại đăng kí cho An lớp học đàn. Nếu là An, em sẽ ứng xử như thế nào?

Đây là những hình ảnh, tình huống, câu chuyện rất gần gũi với học sinh ở các địa phương khác nhau.

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Khởi động, Khám phá ( quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận;... ) Luyện tập và Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt động Khởi động và hoạt động Khám phá giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và logo vận dụng.

Qua những hoạt động yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, đọc thông tin, câu chuyện, xử lí tình huống ở cả 8 chủ đề đã giúp HS hình thành thành phần năng lực, phẩm chất.

Qua các hoạt động Luyện tập và Vận dụng giúp HS Củng cố, rèn luyện để phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống đã được hình thành ở phần Khám phá, hướng dẫn các em thực hiện những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống đã học thông qua thực hành một số hoạt động, việc làm cụ thể gắn với cuộc sống thực tiễn.

Cuối bài học là Lời khuyên dưới dạng các câu thơ, cao dao, tục ngữ giúp các em dễ nhớ và dễ thực hiện.

Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn bước: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Đạo đức 4 đa dạng và dễ áp dụng như: phương pháp kể chuyện, phương pháp dạy học hợp tác (hay còn gọi là phương pháp làm việc theo nhóm), phương pháp dạy học bằng tính huống, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học bằng trò chơi, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học trực quan.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi HS phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với HS.

Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề nội dung kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 11: Em quý trọng đồng tiền, nội dung kiến thức phong phú, gần gũi gắn liền với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Các hoạt động tham gia trò chơi, quan sát tranh, đọc thông tin, bày tỏ ý kiến, xử lí tình huống giúp giáo viên dễ dàng dạy, học sinh hào hứng vì nội dung gắn liền với thực tiễn.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh làm bảng biểu, vẽ lại, thiết kế, xây dựng bảng nội dung,... Trong hoạt động Luyện tập và Vận dụng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

 

1.5. MÔN ÂM NHẠC

TRƯỞNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: ÂM NHẠC 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Cánh Diều có cấu trúc hài hòa giữa nội dung và hình thức, có sự cân đối giữa kênh chữ và kênh hình. Tất cả hình vẽ trong sách đều có tính thẩm mỹ, không chỉ để minh họa mà còn hỗ trợ hoạt động học tập của HS, giúp các em tăng cường khả năng tương tác và tự học.

Với cấu trúc hài hòa về nội dung, HS học tập không bị quá tải, đồng thời thường xuyên được luyện tập những kĩ năng thực hành, phát triển được năng lực âm nhạc.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mỗi chủ đề có 4 trong số 6 nội dung là: hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc.

Nội dung của sách đảm bảo sự hài hòa giữa những nội dung của Việt Nam và nước ngoài, vừa có sự kế thừa, vừa có sự đổi mới, lựa chọn được những bài học hấp dẫn, đảm bảo tính vừa sức và khả thi, góp phần thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

 Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. Sách thiết kế nội dung các bài học và những hoạt động học tập phong phú và đa dạng. Các chất liệu, ngữ liệu, tác phẩm âm nhạc,… vừa có giá trị nghệ thuật, vừa gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.
Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học đều cụ thể, dễ thực hiện theo các hình thức (tổ, nhóm, cặp, cá nhân), hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.
 Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chủ đề SGK Âm nhạc được thiết kế đảm bảo tính đa dạng và phù hợp độ tuổi HS, góp phần hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất tốt đẹp (tên các chủ đề là: Tuổi thơ, Quê hương, Mái trường, Gia đình, Niềm vui, Hòa bình, Ước mơ, Biết ơn thầy cô), qua đó giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.
 Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Sách thiết kế nội dung hát là trục chính trong các chủ đề, là bối cảnh để tổ chức một số hoạt động âm nhạc như gõ đệm, vận động, trải nghiệm, sáng tạo... vì vậy tất cả các chủ đề đều được mở đầu bằng nội dung hát, sau đó mới đến các nội dung khác.

Bên cạnh đó, đến lớp 4, HS bắt đầu được học nhạc cụ giai điệu. Sách xây dựng song song 2 hệ thống bài tập giai điệu, để HS chọn một trong hai nhạc cụ: sáo ri-coóc-đơ (recorder) hoặc kèn phím. Điểm nổi bật ở SGK Âm nhạc Cánh Diều cấp tiểu học là HS có thể trình bày nối tiếp 2 bài tập ri-coóc-đơ hoặc 2 bài tập kèn phím thành một giai điệu hoàn chỉnh hơn, thú vị hơn, giúp HS nâng cao năng lực cảm thụ và kĩ năng chơi nhạc cụ.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, thiết kế nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá. Ví dụ: Em hãy biểu diễn bài hát Em là bông hồng nhỏ, Cò lả, Mái trường tuổi thơ, Bàn tay mẹ theo một trong những hình thức:

- Hát đơn ca.

- Hát song ca.

- Hát tốp ca.

- Hát kết hợp gõ đệm.

- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

 

1.6. MÔN MĨ THUẬT

TRƯỞNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: MĨ THUẬT 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng chủ biên), Phạm Đình Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên

 Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, màu sắc hài hoà hấp dẫn đối với học sinh.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

 Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong cả 7 chủ đề, nội dung của các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, đồ vật gần gũi với học sinh, có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò khoa học, sự sáng tạo của học sinh.

Ví dụ: Bài 2. Màu nóng, màu lạnh

HS sẽ được quan sát các hình ảnh thực tế trong thiên nhiên, trong cuỗ sống thông qua các danh lam thắng cảnh của Việt Nam cũng như quan sát tranh của hoạ sĩ để biết thêm về cách sử dụng màu sắc trong tranh để bức tranh hài hoà, cân đối.

Bài 3: Những vật liệu khác nhau

Ở bài học này học sinh sẽ được cung cấp thêm các kiến thức về vật liệu, chất liệu để tạo ra các sản phẩm mĩ thuật rất phong phú. Trước đây khi nói đến mĩ thuật học sinh thường chỉ nghĩ đến bút chì, giấy, màu vẽ qua bài học này học sinh vẽ biết thêm nhiều kiến thức về các vật liệu để sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật của mình.

 Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt Thực hành, sáng tạo trong SGK Mĩ thuật 4 Cánh Diều luôn đưa vào nhiều cách thực hành để trao quyền chủ động cho học sinh cũng như giáo viên có thể lựa chọn cách thực hành phù hợp với từng địa phương và khả năng của học sinh. Từ đó học sinh sẽ chủ động chuẩn bị cách học liệu dễ dàng hơn.

 Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và vận dụng.

Qua các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng quan sát và thực hành. Từ đó nói lên tính cách của học sinh cũng như khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh trong quá trình thuyết trình các sản phẩm mà học sinh đã tạo được cũng như nhận xét, góp ý cho sản phẩm của bạn.

Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn mục: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Mĩ thuật 4 đa dạng và dễ áp dụng như: học qua quan sát; học qua hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm và cả lớp.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi học sinh phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với học sinh.

 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 11. Bánh ngon truyền, thông qua bài học sẽ giúp học sinh được tìm hiểu các loại bánh truyền thống của Việt Nam. Mỗi vùng miền, địa phương đều có đặc trưng về văn hoá khác nhau vậy nên các loại bánh truyền thống đều mang nét đặc trưng về văn hoá của từng địa phương.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh thực hành, vẽ lại, thiết kế, mô phỏng,... Trong hoạt động đều có những yêu cầu ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

 

1.7. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên), Mai Thị Bích Ngọc (Chủ biên), Đinh Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Quyết, Đinh Khánh Thu

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất 4 – Cánh Diều được trình bày theo phần, các chủ đề, và bài học. Mỗi bài học lại được cấu trúc thành các phần riêng biệt, theo đó mỗi phần đều sử dụng logo, màu sắc khác nhau, tạo hiệu ứng bắt mắt và phù hợp với nội dung của từng phần.

- Các phần trình bày được phối hợp sử dụng cả kênh hình và kênh chữ theo hướng ưu tiên sử dụng kênh hình.

- Mỗi chủ đề được trình bày với màu nền khác nhau, phù hợp với nội dung và môn thể thao cụ thể.

- Các hình vẽ vừa mang tính giới thiệu, lại vừa minh hoạ, gợi mở để giáo viên và học sinh có căn cứ sáng tạo thêm nhiều nội dung học tập, rèn luyện khác tương tự. Hình vẽ học sinh trong từng chủ đề có tính toán tới sự cân đối về giới tính và sử dụng trang phục phù hợp với tập luyện và yêu cầu chung trong các giờ học Giáo dục thể chất.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Cụ thể: Ở phần Luyện tập trong bài học có các bài tập luyện tập, các trò chơi vận động được giới thiệu theo mục đích tập luyện và có định hướng thêm các hình thức tổ chức tập luyện, giúp giáo viên và học sinh dễ dàng sáng tạo, phát triển thành nhiều bài tập, trò chơi tương tự… làm cho giờ học đa dạng, sinh động và hấp dẫn qua đó khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia học tập và rèn luyện; trong phần Vận dụng, việc gợi mở, định hướng nội dung đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung đánh giá học sinh và vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.
Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. Trong cấu trúc của từng bài học, xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, yêu cầu cần đạt của của từng bài học giúp học sinh định hướng được mục tiêu học tập. Mặt khác, ở phần Vận dụng ở mỗi bài học đều có các phần định hướng các câu hỏi, nội dung giúp học sinh có thể tự đánh giá được mức độ tiếp thu bài học và vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong từng bài học, qua đó xác định được mức độ đạt được trong từng bài học.
Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Mỗi bài học trong sách Giáo dục thể chất 4 – Cánh Diều được thiết kế nhằm hướng đến cho học sinh một số năng lực, kĩ năng nhất định, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Trong đó: Phần Kiến thức chung, giúp học sinh biết và thực hiện được các hoạt động vệ sinh bảo đảm an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất; Phần Vận động cơ bản, trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục với gậy; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể. Phần Thể thao tự chọn, trang bị cho học sinh các động tác cơ bản của nội dung thể thao ưa thích, xử lí được một số tình huống trong tập luyện và thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Các nội dung được chọn lọc và đưa vào các chủ đề thể thao tự chọn cũng giúp học sinh phát huy khả năng vận dụng các kĩ năng chuyên môn vào thực tiễn hoạt động thi đấu thể thao cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
 Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Mỗi bài học đều có bốn phần: Mở đầu, Kiến thức mới, luyện tập, Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi phần, giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Cụ thể: các nội dung kiến thức trong sách Giáo dục thể chất 4 - Cánh Diều là sự tích hợp giữa kiến thức về Thể dục thể thao với các kiến thức về y sinh học; các chủ đề Bài tập thể dục có sự tích hợp với âm nhạc, vũ đạo, tạo nên sự hứng thú, sinh động cho các giờ học thể chất. Ngoài ra, giữa các chủ đề khác nhau cũng có sự tích hợp, sử dụng chung một số nội dung như phần khởi động chung ở tất cả các chủ đề, một số nội dung chạy được tích hợp vào trong các chủ đề tự chọn…
Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Cụ thể:

- Phần định hướng nội dung đánh giá được đưa vào đầu mỗi bài học, trong phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt. Điều này giúp GV và HS có định hướng nội dung cần đánh giá ngay từ khi bắt đầu bài học. Theo đó, sẽ có định hướng tập trung hơn vào các nội dung kiến thức, kĩ năng cần trang bị và rèn luyện, giúp nâng cao được hiệu quả giảng dạy và học tập.

- Nội dung và cách thức đánh giá (đánh giá kiến thức, kĩ năng) trình bày tích hợp trong phần Vận dụng.

Trên cơ sở hai nội dung trên, GV có thể thường xuyên quan sát, kiểm tra đánh giá năng lực của HS để kịp thời điều chỉnh nội dung, tiến độ giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn.

 

1.8. MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Phạm Quang Tiệp (Chủ biên), Lê Thị Hồng Chi, Nguyễn Thị Hương, Ngô Quang Quế.

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng 9 chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, nội dung sáng tạo, các tình huống hấp dẫn đối với học sinh.

Sách được thiết kế với nhiều hình ảnh đẹp mắt, màu sắc đa dạng, kết hợp hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ giúp học sinh thuận tiện nắm bắt nhiệm vụ và thu hút được học sinh tham gia trải nghiệm. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí cân đối, hài hoà, mang tính thẩm mỹ cao.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong 9 chủ đề, nội dung các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, tình huống gần gũi, thực tế trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò, sự sáng tạo của học sinh.

Ví dụ: Trong Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 33 - bài Phòng tránh bị xâm hại, cho học sinh nhận diện những hành động xâm hại thể chất rồi cùng thảo luận để xây dựng những cách phòng tránh bị xâm hại thể chất. Bài học đưa ra những tình huống rất gần gũi, thực tế với học sinh ở các địa phương khác nhau.

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng tuần học tập có cấu trúc chặt chẽ và logic giữa các hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.

Các hoạt động được thiết kế đa dạng với nhiều dạng hoạt động khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Các hoạt động thiết thực, ý nghĩa với học sinh.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo sinh hoạt dưới cờ, logo hoạt động giáo dục theo chủ đề, logo sinh hoạt lớp.

Trong sách có các hoạt động tiếp nối giúp học sinh có cơ hội vận dụng những điều đã học vào thực tiễn đời sống, qua đó các em hình thành và phát triển được các năng lực cần thiết của con người hiện đại.

Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Từng hoạt động trải nghiệm trong sách định hướng rõ ràng về hình thức tổ chức dạy học, giúp giáo viên dễ dàng sử dụng. Các hoạt động trong sách lựa chọn linh hoạt, vận dụng hợp lí, khoa học các phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức. Một số phương pháp được sử dụng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp kể chuyện, phương pháp dự án,… tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Với mỗi hoạt động cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi học sinh phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với học sinh.
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách được cấu trúc thành 9 chủ đề với các nội dung kiến thức phong phú: Trường em xanh, sạch, đẹp; Niềm tự hào của em; Làm việc khoa học; Ứng xử nơi công cộng; Nghề truyền thống quê hương;…

Trong mỗi bài học, các kiến thức được đưa ra phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong tuần 17, sau khi học sinh được tìm hiểu chung và khám phá về nghề nghề truyền thống quê hương, ở Hoạt động tiếp nối học sinh sẽ được trải nghiệm thực tế đi tham quan làng nghề truyền thống địa phương để gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh.

 

1.9. MÔN TIẾNG ANH

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm:trường tiểu học A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt:7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG ANH 4 - EXPLORE OUR WORLD – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đào Xuân Phương Trang (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Lê Nguyễn Như Anh, Đinh Trần Hạnh Nguyên, Nguyễn Hồ Thanh Trúc, Hồ Thị Xuân Vương

 Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.  

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World có thiết kế đẹp, hấp dẫn, với nhiều hình ảnh chân thực và có giá trị sư phạm cao. Mở đầu mỗi Unit là một bức ảnh và một câu hỏi phục vụ cho bước Lead-in (Giới thiệu bài học). Mục tiêu của phần mở đầu này là dẫn dắt và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em ôn tập từ vựng của bài cũ, cũng như tìm hiểu thêm về chủ đề bài mới.
 Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Nội dung các bài học trong sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World được thiết kế với các hoạt động, trò chơi với hình thức giao tiếp chính là giao tiếp theo cặp hoặc theo nhóm. Từ đó khả năng hợp tác của học sinh được nâng cao. 
Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. Nội dung mỗi bài học trong sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World đều được thiết kế tuân thủ ba bước lên lớp cơ bản là Present, Practice, và Produce. Đối với mỗi chủ đề, mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh có thể sử dụng kiến thức mới và áp dụng vào giao tiếp. 
Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World định hướng phát triển toàn diện cho học sinh. Những dạng hoạt động như nghe hiểu đoạn đối thoại/độc thoại ngắn (ở Lesson 4 và 8 của mỗi Unit), đọc hiểu bài đọc (ở Lesson 11 của mỗi Unit), hoạt động thảo luận hình ảnh (ở bài mở đầu, bài học ngữ pháp ở các Lesson 3-7, hay bài học viết ở Lesson 12) hay hoạt động thảo luận câu hỏi (ở bài Value) trong sách đều giúp nâng cao kỹ năng nhận thứckỹ năng tư duy và vận dụng kiến thức mới cho học sinh. Ngoài ra, thông qua việc dạy tiếng Anh, học sinh có thể được rèn khả năng tích hợp thông qua việc tìm hiểu kiến thức của các môn học khác như khoa học tự nhiên với bài học chủ đề về thời tiết ở Unit 1, về động vật ở Unit 5 và Unit 7; về đời sống xã hội với bài học chủ đề về trang phục ở Unit 1, nghề nghiệp ở Unit 4; về toán học với các hoạt động nghe, đếm số ở Unit 0; về mỹ thuật với bài Project sau mỗi 2 units
Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động qua 4 hoạt động ở mỗi lesson tương ứng với 3 bước lên lớp dễ tổ chức và quen thuộc với giáo viên là Present-Practice-Produce. Với kết cấu bài học chuẩn mực, giáo viên có thể dễ dàng giảng dạy và triển khai nhiều phương pháp dạy học tích cực. Ví dụ hoạt động Produce trong sách bao gồm Role-play, Play the game: Guessing, Bingo, hoặc Chain Game, hỏi đáp, Make the cards, thảo luận v.v. Các hoạt động này biến hóa đa dạng, giúp giáo viên triển khai các phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp góc, v.v.
 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Sách Tiếng Anh 4 – Explore Our World có hệ thống chủ đề bài học phong phú mà quen thuộc, thú vị và thực tiễn. Ví dụ chủ đề chủ điểm về thời tiết, về trang phục (Weather and Clothes), về hoạt động ở trường (Fun at School), về nghề nghiệp (Wonderful Jobs), về động vật (Animal Friends), về cảm xúc (Our Feelings) v.v.

 

1.10. MÔN CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 17 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỜNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt:7

Thành viên vắng mặt: .0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: CÔNG NGHỆ 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Mai Lan (đồng Chủ biên), Hoàng Xuân Anh

Tên sách: CÔNG NGHỆ 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Mai Lan (đồng Chủ biên), Hoàng Xuân Anh

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Công nghệ 4 – Cánh Diều được thiết kế kết hợp giữa kênh chữ với kênh hình cân đối, đẹp mắt, hấp dẫn. Cách trình bày tạo hứng thú và phù hợp với học sinh lớp 4.
 Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập

Mỗi bài học được cấu trúc theo các hoạt động, bao gồm các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập hoặc Thực hành, Vận dụng. Hoạt động học tập đều đưa ra những câu hỏi, những gợi thúc đẩy học sinh học tập tích cực, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Ví dụ: hoạt động Luyện tập được tổ chức sinh động dưới dạng trò chơi, rèn luyện kỹ năng hợp tác và tạo hứng thúc học tập.

Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Các hoạt động đều có câu hỏi, gợi ý để học sinh biết cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu học tập.

Ví dụ: Hoạt động Thực hành yêu cầu học sinh nhật xét sản phẩm học tập (trồng hoa, trồng cây cảnh, sản phẩm thủ công kĩ thuật) đều gợi ý các tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá cụ thể giúp học sinh dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Công nghệ 4 đều hướng đến hình thành các năng lực thành phần của năng lực công nghệ (đặc biệt năng lực sử dụng công nghệ), góp phần phát triển các năng lực chung như khả năng tự học (năng lực tự chủ và tự học), vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Ví dụ: Bài 5 Gieo hạt và trồng cây con trong chậu, hoạt động Thực hành “lựa chọn một loại hạt giống và thực hiện việc gieo hạt giống đó” giúp học sinh hình thành năng lực sử dụng công nghệ.

 Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
 Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Bài học được thiết kế dưới dạng hoạt động học tập, đầu mỗi hoạt động đều có logo biểu tượng giúp giáo viên và học sinh thuận tiện hơn khi thực hiện các hoạt động dạy và học. Mỗi hoạt động giáo viên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực khác nhau sao cho phù hợp với từng nội dung bài học. Ví dụ như tạo nhóm theo nhóm đôi, nhóm 4,…
 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn công nghệ với đời sống và công nghệ với các môn học khác. Ví dụ: Bài 2 - “Một số loại hoa phổ biến”, Bài 3 - “Một số loại cây cảnh phổ biến” đều có hoạt động giúp học sinh khám phá thêm một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở địa phương.

Một số bài học thể hiện rõ yêu cầu giáo dục bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Ví dụ: bài 1 thể hiện lợi ích làm sạch không khí bảo vệ môi trường; Bài 4, 13 gợi ý học sinh tận dụng vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các hoạt động Vận dụng và Thực hành, Em có biết. Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh. Các mục Khởi động, Khám phá giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt.

 

1.11. MÔN TIN HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIN HỌC 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Thuỷ (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Chí Trung

Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

 Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duyp.ng tạo, độc lập. Sách gồm 6 chủ đề gồm A, B, C, D, E, F. Có bài tập nhóm (ở Chủ đề F) thuộc dạng dự án học tập nhỏ dự kiến thực hiện bài trong 1 tiết. Dự án học tập này sẽ giúp giáo viên tạo cơ hội để thực hiện tốt việc dạy học tích hợp, đồng thời giúp học sinh làm quen với việc thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Mỗi bài học đều có cấu trúc chung gồm:

- Phần mở đầu nêu mục tiêu cần đạt của bài học.

- Phần kiến thức mới (gồm bài học và các hoạt động kiến tạo kiến thức).

- Luyện tập: gồm câu hỏi và bài tập luyện tập.

- Vận dụng: vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Câu hỏi tự kiểm tra để học sinh tự đánh giá việc học của mình. 

- Bài tìm hiểu thêm (có thể có hoặc không).

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Mỗi bài học trong sách đều hướng đến hình thành năng lực tin học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.
Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Hầu hết các bài học trong sách đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn liền tin học với cuộc sống giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính,…
 Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

 

1.12. MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ

TRƯỞNG TIỂU HỌC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023

Địa điểm: TRƯỞNG TIỂU HỌC A

Tổng số thành viên: 7

Số thành viên có mặt: 7

Thành viên vắng mặt: 0

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều

Tác giả: Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thị Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh.

 Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.
Cấu trúc sách hiện đại Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi. SGK Lịch sử và Địa lí 4 gồm 21 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí; Địa phương em; Các vùng của Việt Nam và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm.
Thiết kế các bài học theo tiếp cận năng lực Các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước.
Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá

Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí như Bài 1 và Bài 2; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài như Bài 16, 19, 20; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, một số câu chuyện về các nhân vật lịch sử..).

Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức, phong cách và sở thích của cá nhân. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, cụ thể: Với bài 1 học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi ở phần vận dụng để trả lời. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,…

 Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.
 Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, chất lượng cao và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh.

Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục.

Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 4, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đổ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

Dựa vào các bài học trong SGK, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...).

Đổi mới về cách trình bày và hình thức SGK

Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

 

2. Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 4

Bạn đọc có thể tải mẫu tại đây 

Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 chi về.