- 1. Giấy ủy quyền là gì?
- 2. Ký thay là gì?
- 3. Khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc? Ai là người được ủy quyền ký thay giám đốc?
- 4. Giấy ủy quyền ký thay giám đốc gồm những nội dung gì?
- 5. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
- 5.1. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc (Mẫu số 1)
- 5.2. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc (Mẫu số 2)
- 6. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền
1. Giấy ủy quyền là gì?
Ủy quyền được hiểu là việc cá nhân hay tổ chức cho phép một cá nhân hay tổ chức khác có quyền đại diện, thay mình thực hiện hay quyết định một vấn đề pháp lý nào đó và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đại diện theo ủy quyền của mình.
Theo đó, giấy ủy quyền là loại giấy tờ dùng khi có một cá nhân/ tổ chức muốn ủy quyền vấn đề nào đó cho một cá nhân/ tổ chức khác và được ghi nhận thông qua văn bản pháp lý. Trường hợp trong bài này là ủy quyền ký thay Giám đốc. Tức là, Giám đốc - người điều hành cao nhất trong tổ chức/ công ty muốn ủy quyền cho một cá nhân cụ thể ở cấp bậc thấp hơn ký thay các loại văn bản, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ cụ thể. Người ủy quyền cần nhận được sự đồng ý của người được ủy quyền thì mới coi như hợp pháp, đồng thời, cả hai phải cùng chịu trách nhiệm cho chữ ký của mình nếu phát sinh vấn đề có liên quan.
Mọi sự ủy quyền đều phải được thực hiện dựa trên quy định pháp lý về luật pháp và căn cứ theo luật để xử lý nếu phát hiện có hành vi vi phạm.
>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, ủy quyền doanh nghiệp mới nhất
2. Ký thay là gì?
Ký thay được hiểu là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định.
Các trường hợp ký thay:
- Người đứng đầu có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
- Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
Chú ý: Khi ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.
>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền của doanh nghiệp mới nhất
3. Khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc? Ai là người được ủy quyền ký thay giám đốc?
+ Giám đốc đi công tác hay nghỉ điều trị bệnh hoặc bất kỳ lý do nào khác và không thể trực tiếp ký duyệt
+ Giám đốc muốn chỉ định người ký thay cho những giấy tờ, vấn đề phù hợp, thay vì mọi thứ đều chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ, điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc, trong khi vẫn đảm bảo có giám sát và hỗ trợ kịp thời khi cần...
Thường là những người có quyền hạn quản lý một phòng ban/ đội nhóm cụ thể dưới trướng mình. Có thể là Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán trưởng...
Người được ủy quyền sẽ đại diện cho người ủy quyền thực hiện các giao dịch - ký thay các loại hóa đơn, chứng từ, văn bản liên quan được quy định trong giấy ủy quyền.
4. Giấy ủy quyền ký thay giám đốc gồm những nội dung gì?
+ Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền
+ Thời hạn ủy quyền được quy định cụ thể
+ Nội dung ủy quyền: những công việc được ủy quyền mà người được ủy quyền có thể ký thay người ủy quyền - Giám đốc.
Họ và tên, địa chỉ, chức vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Các loại văn bản được ủy quyền ký thay;
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Thời hạn ủy quyền;
Trường hợp chấm dứt ủy quyền;
Trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu do việc ký thay gây ra;
Cách thức giải quyết tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Chữ ký xác nhận của các bên.
5. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
5.1. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc (Mẫu số 1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o--------
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày ... tháng ... năm 20... có hiệu lực từ ngày .../.../20...;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ................................;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty ………..…...…….;
Căn cứ Quyết định số …… ngày ..…/..…/….. của Tổng Giám đốc/Giám đốc Công ty ……..… về việc phân công, ủy quyền cho ……………… ;
NGƯỜI UỶ QUYỀN:
Ông/bà: ..............................................................................
Chức vụ: .............................................................................
CMND/CCCD số: …………......….., ngày cấp ….... , nơi cấp ..............
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:
Ông/bà ............................................................
Chức vụ: ...............................................................................
CMND/CCCD số: …… , ngày cấp …........ , nơi cấp ...........
Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà …………………….. thực hiện những công việc như sau:
- Được quyền quyết định và ký những văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Công ty ……………….. thuộc thẩm quyền quản lý của ông/bà ………
- Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ đối với các dịch vụ………...
- Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của ……………theo quy định của Quy chế.
- Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi đã được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
- Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ……….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
Điều 2: Thù lao uỷ quyền: không.
Điều 3: Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi ông/bà ………… có quyết định thay thế hoặc bị cách chức, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản.
Điều 4: Ông/ Bà ……………………. và các bộ phận liên quan của Công ty………… có trách nhiệm thi hành Giấy uỷ quyền này./.
Nơi nhận: - Như điều 4; - Lưu: VT. | GIÁM ĐỐC |
5.2. Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc (Mẫu số 2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----- o0o -----
.................,ngày ...... tháng ...... năm 20.......
GIẤY ỦY QUYỀN
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Căn cứ Điều lệ hiện hành của Công ty .............................
Chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: ..............................
Địa chỉ: .......................
Số CMND: .................. cấp ngày: ................... nơi cấp: .......................
Quốc tịch: .......................
Chức vụ: ..................... Giám đốc Công ty .............................................
Sau đây gọi tắt là bên A.
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên: .......................
Địa chỉ: .......................
Số CMND: ................... cấp ngày: ....................... nơi cấp: .......................
Quốc tịch: .......................
Chức vụ: ..................................................................................
Sau đây gọi tắt là bên B.
1. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Điều 1. Phạm vi ủy quyền
Bên A ủy quyền cho bên B đại diện Công ty .................................... ký những loại văn bản sau đây: ..........
Điều 2. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền là .............................. kể từ ngày
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của bên A
Bên A có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
..........
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B
Bên B có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
..........
Điều 5. Chấm dứt ủy quyền
Việc ủy quyền sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau đây: ..........
Điều...
..........
2. CAM KẾT
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
6. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền
Theo Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu về phạm vi ủy quyền như sau:
– Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị giới hạn bởi nội dung được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện theo quỷ quyền còn phục thuộc vào từng loại ủy quyền như: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Ngoài ra, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác nếu được sự đồng ý của người được đại diện.
>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền để người thân dẫn trẻ dưới 12 tuổi đi máy bay mới nhất
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc công ty mới nhất. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.