Mục lục bài viết
- 2. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- 3. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển
- 4. Bộ luật hình sự Nhật Bản
- 3.2. Một số tồn tại, hạn chế và thực tiễn áp dụng hình phạt bổ sung
- 3.2.1 Tồn tại, hạn chế
- 3.2.2 Tồn tại hạn chế trong thực tiễn áp dụng
- 3.3. Những kiến nghị
- 3.3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
- 3.3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- 3.3.3 Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
- 4. Kết luận
1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Bộ luật hình sự Việt Nam có những điểm khác nhau sau: Thứ nhất, mức tiền phạt theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga được quy định ở mức từ 2.500 rúp đến 1.000.000 rúp hoặc bằng lương hay thu nhập khác của người bị kết án từ hai tuần đến năm năm. Còn theo Bộ luật hình sự Việt Nam thì mức phạt tiền tối thiểu là một triệu đồng. Thứ hai, Bộ luật hình sự của Liên bang Nga có quy định cụ thể về việc Tòa án có thể áp dụng phạt tiền ở dạng trả góp trong thời hạn đến ba năm. Thứ ba, Bộ luật hình sự Liên bang Nga cho phép chuyển đổi sang chế tài hình sự khác. Đây là điểm mới mà pháp luật Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự sau này.
2. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Nghiên cứu phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chúng tôi thấy có những điểm khác nhau cơ bản:Thứ nhất, hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ được quy định là hình phạt bổ sung. Còn theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam thì phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.Thứ hai, theo Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì các hình phạt bổ sung có thể được áp dụng độc lập.Thứ ba, Điều 53 Bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quy định biện pháp cưỡng chế đối với người bị kết án trong trường hợp họ không nộp phạt đúng hạn.
3. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển
Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển và Bộ luật hình sự Việt Nam có những điểm khác biệt về việc quy định phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung như sau:Thứ nhất, theo Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển thì phạt tiền được áp dụng phổ biến nhất là phạt tiền theo ngày. Còn theo Bộ luật hình sự Việt Nam thì hình phạt tiền tính theo số tiền cụ thể từ mức tối thiểu đến tối đa hoặc theo số lần tiền thu bất chính hoặc giá trị tài sản phạm pháp.Thứ hai, theo Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính. Hình phạt tiền và hình phạt tù thường được song song áp dụng theo quan hệ tùy nghi.Thứ ba, Bộ luật hình sự vương quốc Thụy Điển có quy định chế tài đối với trường hợp không nộp tiền phạt.
4. Bộ luật hình sự Nhật Bản
Bộ luật hình sự Nhật Bản và Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung với những điểm khác nhau cơ bản sau:Thứ nhất, Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định hai loại hình phạt tiền là phạt tiền và phạt tiền mức nhẹ với tư cách là hình phạt chính và được tuyên độc lập. Còn theo Bộ luật hình sự Việt Nam, phạt tiền được quy định vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.Thứ hai, Điều 18 Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định: "Người không thể nộp đủ tiền phạt thì phải chấp hành tù lao động từ một ngày đến hai năm". Còn Bộ luật hình sự Việt Nam thì không cho phép việc chuyển đổi từ hình phạt tiền sang loại hình phạt khác.Thứ ba, theo bộ luật hình sự Nhật Bản thì khi tuyên án phạt tiền hoặc phạt tiền mức nhẹ phải tính thời gian tù lao động phòng khi bị cáo không thể nộp tiền phạt và phải thông báo khoảng thời gian này cho người bị kết án biết. Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự Nhật Bản so với Bộ luật hình sự Việt Nam.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế và thực tiễn áp dụng hình phạt bổ sung
3.2.1 Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung được quy định là chế tài lựa chọn cùng các hình phạt bổ sung khác khiến cho phạm vi áp dụng hình phạt tiền bị thu hẹp.
Thứ hai, Bộ luật hình sự hiện hành chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa phạt tiền với tư cách là hình phạt chính và phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung về mức tiền phạt.
Thứ ba, khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật của Bộ luật hình sự hiện hành còn chưa hợp lý.
Thứ tư, quy định mức tối thiểu là một triệu đồng và mức phạt tiền cao nhất ở mỗi điều luật cụ thể còn thấp.
Thứ sáu, cách thức thi hành hình phạt tiền cho phép nộp thành nhiều lần nhưng không quy định số lần tối đa khiến cho người bị kết án đôi khi cố tình không chịu thi hành án mặc dù có khả năng thi hành.
Thứ bảy, Bộ luật hình sự không quy định các biện pháp để chứng minh tài sản của người phạm tội.
Thứ tám, thẩm quyền đề nghị miễn thi hành khoản tiền phạt còn lại theo khoản 2, Điều 58; khoản 3, Điều 76 Bộ luật hình sự còn chưa rõ ràng.
3.2.2 Tồn tại hạn chế trong thực tiễn áp dụng
Thứ nhất, Các thẩm phán trong nhiều trường hợp do năng lực còn hạn chế.
Thứ hai, giữa các cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật chưa có văn bản triển khai hướng dẫn cụ thể việc áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung.
3.3. Những kiến nghị
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, xây dựng một số cấu thành tội phạm trong đó phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung là chế tài bắt buộc nhằm mở rộng phạm vi áp dụng, nâng cao mức tiền phạt phù hợp với phát triển kinh tế xã hội. Thứ năm, thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật hoặc phân hóa chúng trong các khung hình phạt khác nhau, điều chỉnh lại mức tiền phạt trong một số điều luật phần các tội phạm cụ thể sao cho việc quy định phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung phải thể hiện được sự cá thể hóa hình phạt giữa các tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp người bị kết án chây ỳ không chịu nộp tiền phạt đó là chuyển sang thành lao động công ích để quy đổi trừ tiền dần, xây dựng những quy định xác minh tài sản của người phạm tội, cần quy định rõ ràng về thẩm quyền đề nghị miễn thi hành khoản tiền phạt còn lại để tránh sự chồng chéo thẩm quyền, bên cạnh Bộ luật hình sự, các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về phạt tiền.
Mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, xây dựng một số cấu thành tội phạm trong đó phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung là chế tài bắt buộc nhằm mở rộng phạm vi áp dụng, nâng cao mức tiền phạt phù hợp với phát triển kinh tế xã hội. Thứ năm, thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật hoặc phân hóa chúng trong các khung hình phạt khác nhau, điều chỉnh lại mức tiền phạt trong một số điều luật phần các tội phạm cụ thể sao cho việc quy định phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung phải thể hiện được sự cá thể hóa hình phạt giữa các tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp người bị kết án chây ỳ không chịu nộp tiền phạt đó là chuyển sang thành lao động công ích để quy đổi trừ tiền dần, xây dựng những quy định xác minh tài sản của người phạm tội, cần quy định rõ ràng về thẩm quyền đề nghị miễn thi hành khoản tiền phạt còn lại để tránh sự chồng chéo thẩm quyền, bên cạnh Bộ luật hình sự, các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về phạt tiền.
3.3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục rộng rãi về pháp luật nói chung, các quy định về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật. Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật đồng thời phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể nhân dân.
3.3.3 Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
Để tăng cường hiệu quả áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc đánh giá tổng kết việc áp dụng hình phạt này nhằm rút ra những bài học cần thiết cũng như đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này trong thực tiễn.
4. Kết luận
Một là, phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung là hình phạt bổ sung quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam được tuyên kèm theo hình phạt chính đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do bộ luật hình sự quy định, tước đi của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.
Hai là, phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung làm phong phú, cân đối hệ thống hình phạt, giúp cho việc thực hiện chính sách hình sự một cách năng động nhằm để hoàn thành chức năng xã hội của hình phạt, và góp phần thực hiện nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa hình phạt.
Ba là, mặc dù các trường hợp áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung đã được quy định một cách chính thức và cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng trong thực tiễn áp dụng còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng và chưa thống nhất.
Bốn là, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay để thực hiện chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nước ta nói riêng, cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử, dưới góc độ nhận thức - khoa học, nhà làm luật nước ta cần thay đổi về mức tối thiểu và tối đa của khung hình phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay đồng thời cũng quy định biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với việc người bị kết án không thi hành hình phạt này.
Và cuối cùng, năm là, ở một chừng mực nhất định, luận văn đã phần nào giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn về mặt lý luận của hình phạt này dưới góc độ khoa học không những là hướng nghiên cứu quan trọng, mà còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê