Mục lục bài viết
- 1. Những thuận lợi luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự
- 2. Những kết quả trong hoạt động luật sư tham gia tố tụng hình sự
- 3. Thực trạng xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư
- 4. Vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình tham gia tố tụng hình sự của Luật sư
- 5. Giải pháp phát huy vai trò của luật sư
1. Những thuận lợi luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự
Chế định Luật sư cách mạng trở thành nghề nghiệp pháp lý phục vụ nhân dân được chính thức khai mở khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10- 1945 về việc duy trì tổ chức luật sư do thực dân Pháp thành lập cho phù hợp với điều kiện tình hình mối sau khi giành được chính quyền dân chủ nhân dân. Hơn 70 năm đã trôi qua vối biết bao thăng trầm, đội ngũ Luật sư Việt Nam với những tấm gương tiêu biểu như các Luật sư Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Trần Công Tường, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo... đã đóng góp không nhỏ, kể cả xương máu, trí lực và sự tận hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thốhg nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Có thể khẳng định, quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa (gọi chung là “quyền bào chữa”) ỏ Việt Nam được coi là quyền hiến định, phù hợp với các công ưóc quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động nghề nghiệp luật sư nói chung và bảo đảm quyền bào chữa nói riêng đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm đúng mức. Cùng vối việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW liên quan một số nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược cải cách tư pháp, Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an... diện mạo đời sống tố tụng ỗ Việt Nam đã có những bước chuyển quan trọng, tạo nền tảng khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể thực hiện các chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử.
Vị trí, vai trò và chức năng xã hội của đội ngũ Luật sư Việt Nam đã tạo được chỗ đứng trong xã hội, có được sự tin cậy nhất định từ phía các thiết chế quyền lực, quản lý nhà nước, các chủ thể xã hội và công dân. Trong một chừng mực nhất định, hoạt động nghề nghiệp luật sư đã góp phần đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đóng vai trò ngày càng đậm nét trong quá trình mở rộng và phát huy dân chủ của hoạt động tố tụng, từng bưốc bảo đảm quyền con người trong đời sống tư pháp. Nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương và địa phương đã có nhận thức, đánh giá đúng đắn vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của Luật sư trong các vụ án hình sự, nên đã bưốc đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc Luật sư tham gia tố tụng, nhiều kiến nghị của Luật sư đã được giải quyết, nhiều bản án đã ghi nhận quan điểm bào chữa của Luật sư, làm cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án.
Ngày 12-5-2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chính thức được thành lập với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc, trở thành ngôi nhà chung của giới luật sư cả nước. Sau nhiệm kỳ đầu tiên, sô' lượng Luật sư cả nưởc đã phát triển nhanh, từ 5.300 Luật sư vào năm 2009, đến nay, đã tăng lên 10.326 Luật sư chính thức và khoảng 3.500 người tập sự hành nghề luật sư (mức tăng trưỏng hơn 40%), đạt tỷ lệ khoảng trên 01 Luật sư/10.000 người. Riêng Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hiện có 2.771 Luật sư, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có 4.323 Luật sư chính thức, chiếm hơn 2/3 tổng sô' Luật sư của cả nước. Liên đoàn Luật sư Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sạch, tạo lập niềm tin vối Đảng, Nhà nưốc và cộng đồng xã hội về đội ngũ Luật sư đông về sô' lượng, mạnh về chất lượng, góp phần vào ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tê' và hội nhập quốc tê như Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị đã đề ra. Việc xây dựng và ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam có hiệu lực từ ngày 20-7-2011 đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề luật sư ỏ Việt Nam.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế tự quản và vận hành nội bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã xây dựng Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tốì cao (Quy chế số 01/2011/QCPH/ VKSNDTC-LĐLSVN ngày 14-4-2011), tham gia góp ý cùng Cục Pháp chế và cải cách hành chính Bộ Công an trong quá trình xây dựng và ban hành Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011 của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. úy ban bảo vệ quyền lợi Luật sư và Tiểu ban Luật tố tụng hình sự đã tích cực tham mưu, giúp lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc giải quyết kịp thời, tích cực đối với các yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Luật sư, bày tỏ quan điểm và kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng về biện pháp kiên quyết xử lý các biểu hiện cản trỏ, xâm phạm quyền hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, sự an toàn về thân thể, danh dự, uy tín của Luật sư.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng Luật sư được Liên đoàn triển khai một cách khá toàn diện, có kế hoạch, có trọng điểm để hỗ trợ tích cực cho các đốĩ tượng Luật sư khác nhau như Luật sư mới vào nghề, Luật sư ở vùng sâu, vùng xa, Luật sư hoạt động trong các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ, các tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế... Chất lượng công tác bồi dưỡng Luật sư đã bước đầu được chú trọng từ nội dung bài giảng, giảng viên đến tài liệu học tập, tham khảo. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức được 75 lớp bồi dưỡng Luật sư vối 5.165 lượt Luật sư tham dự. Nội dung bồi dưỡng Luật sư được tập trung vào kỹ năng tranh tụng của Luật sư khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; kỹ năng tư vấn pháp luật về kinh tế thương mại, sỏ hữu trí tuệ..., có kết hợp bồi dưỡng cập nhật những văn bản pháp luật mối và bồi dưỡng chuyên sâu. Bên cạnh mở lớp, Liên đoàn cũng phối hợp vổi ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư tổ chức nhiều lớp bồi dưổng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề cho Luật sư. Việc chuẩn bị giáo trình thông nhất bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho Luật sư đang được khẩn trương xúc tiến.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay: 1900.6162
2. Những kết quả trong hoạt động luật sư tham gia tố tụng hình sự
Các Đoàn luật sư trong cả nước đã chủ động tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng Luật sư; tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề Luật sư... cho các Luật sư thành viên của mình. Đoàn Luật sư Thành phô' Hồ Chí Minh thành lập Ban nghiên cứu học tập, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thành lập Trung tâm bồi dưổng nghiệp vụ Luật sư, liên tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo khoa học để các Luật sư có cơ hội học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm vối các đồng nghiệp. Liên đoàn Luật sư Việt Nam còn tổ chức nhiều cuộc giao lưu hưóng nghiệp cho sinh viên luật các trường đại học ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam vối mục đích nhằm quảng bá hình ảnh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề cao vị thế nghề nghiệp luật sư trong nhận thức của các sinh viên ngành luật và cộng đồng xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân mới ra trường tham gia hành nghề luật sư. Triển khai thực hiện Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (được phê duyệt theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ), Liên đoàn đã xây dựng Đề án thành lập Trường đào tạo luật sư của Liên đoàn và đang hoàn chỉnh Đề án cũng như thủ tục để trình Bộ Tư pháp. Ngoài các hình thức bồi dưỡng nêu trên, Liên đoàn còn cử nhiều đoàn công tác sang các nước như Mỹ, Canada, Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào... để tham quan, học hỏi nâng cao trình độ của Luật sư liên quan đến mô hình, pháp luật tố tụng và kinh nghiệm thực tiễn hành nghề luật sư trong vụ án hình sự.
Nhờ sự quan tâm về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chức năng xã hội của Luật sư, nên từ tháng 5-2009 đến 31-12-2014 sốlượng vụ việc Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức gia tăng mạnh mẽ. Các Luật sư đã tham gia bào chữa trong 77.129 vụ án hình sự (trong đó có 34.635 vụ án hình sự được mời, 42.494 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 65.263 vụ án dân sự; 5.486 vụ án kinh doanh thương mại; 5.575 vụ án hành chính; 724 vụ án lao động; 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 9.133 đại diện ngoài tố tụng; 89.491 dịch vụ pháp lý khác và 37.827 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí...
Hoạt động nghề nghiệp luật sư đã đóng góp rất lổn cho ngân sách nhà nưốc thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ thuế (chỉ tính riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai năm 2014-2015, các nghĩa vụ về thuế chiếm gần 30% trên tổng doanh thu của các tổ chức hành nghề là 2.421 tỷ đồng). Các Luật sư đã góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, là tiếng nói phản biện nhằm làm rõ sự thật khách quan, tạo lập thế tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, làm cơ sở cho việc hình thành phán quyết của Tòa án; tham gia tư vấn, hòa giải, làm lành mạnh hóa các quan hệ tranh chấp trong xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, bảo vệ quyền hành nghề và các quyền lợi hợp pháp của Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặc biệt coi trọng và chủ động đề xuất, tham gia và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và các cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của Luật sư, kiến tạo môi trường pháp lý và xây dựng cơ chế thuận lợi để thực hiện và bảo vệ quyền hành nghề, quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư, các Đoàn luật sư; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho Luật sư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong tố tụng. Từ tháng 9-2009 đến tháng 12-2015, Liên đoàn nhận được 209 đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Luật sư, tiến hành xem xét, xác minh cụ thể, phối hợp vói các Đoàn luật sư, các tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của Luật sư hoặc những người có liên quan.
Sự tham gia tích cực của các Luật sư tại các phiên tòa hình sự là cơ sở thực tiễn cho việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm đê' cao vị thế của đội ngũ Luật sư, thúc đẩy và bảo đảm việc tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Luật sư, bước đầu hình thành cơ chế phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
3. Thực trạng xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư
Trong quá trình tham gia tố tụng và liên quan đến việc hành nghề, nhiều Luật sư bị xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, làm cho quyền hành nghề của Luật sư bị ảnh hưởng. Cụ thể một số vụ việc tiêu biểu như sau:
- Vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 07-8-2012, trước cửa Văn phòng luật sư tại số 352 đường Trường Chinh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, hai đối tượng đi xe gắn máy đã thực hiện hành vi tạt axít, gây thương tích nặng nề cho Luật sư Trần Hồng Lĩnh.
- Chỉ chưa đầy năm ngày sau, vào lúc khoảng 1 giờ sáng ngày 12-8-2012, theo camera quay lại, có sáu đôì tượng đi xe máy đến trụ sỏ của Văn phòng luật sư Bùi Đình ứng tại số 29/298 đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội dùng khóa dây xe đạp khóa cổng, sau đó tưối xăng rồi dùng bật lửa châm đốt làm lửa bùng cháy khắp cổng nhà. May mắn, được sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền và người dân địa phương, vụ cháy không gây thiệt hại về người và tài sản...
- Vào chiều 24-11-2012, tại cổng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (phường Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng), Luật sư Nguyễn Văn Thuộm thuộc Văn phòng luật sư Á Đông bị một giám đốc doanh nghiệp chặn đầu xe. Lúc đó, những thanh niên đi cùng ông này nhảy vào đánh Luật sư Thuộm túi bụi và đập gạch vào đầu. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não hở, đa chấn thương vùng đầu, mặt. Luật sư Thuộm khẳng định ông bị đánh vì tham gia tư vấn pháp lý cho một công ty trong việc thanh toán công nợ vối chi nhánh doanh nghiệp của ông giám đốc nọ.
Những sự việc nói trên là sự tiếp nối của một số vụ việc nghiêm trọng khác. Vào các ngày 30-12-2006,14,15-01 và 8, 10-2-2007, một Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh bị một kẻ lạ mặt nhắn 5 tin nhắn dọa giết, đặt cọc 100.000 đồng ỏ cơ sỏ dịch vụ quan tài, đặt vòng hoa “kính viếng Bác Luật sứ’. Ngày 01-4-2008, ngay tại phiên tòa dân sự của Tòa án nhân dân thành phố’ Hà Nội, một bị đơn dùng guốc đánh Luật sư và đuổi đánh nhà báo gây náo loạn chốn pháp đình. Ngày 05-01-2009, một Luật sư thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cũng bị một kẻ lạ mặt tạt a xít trên đường từ Văn phòng luật sư về nhà.
Vào lúc 12 giờ 15 phút ngày 31-3-2010, sau khi tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho một bị đơn trong vụ kiện tranh chấp ly hôn tại thành phô' Đông Hà (tĩnh Quảng Trị), Luật sư Phạm Văn Khánh thuộc Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương cùng người em đang uống cà phê tại quán Sao Xanh trên đường Lê Quý Đôn, thành phô' Đông Hà thì bị một thanh niên xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh thẳng vào mặt và đầu, sau đó ném ly thủy tinh gây đa chấn thương vùng đầu và mặt, phải khâu 13 mũi... Đó là chưa kể một sô' hành vi ném phân vào Văn phòng luật sư, đương sự đuổi đánh gây thương tích cho Luật sư và gần đây là vụ án 7 bị can chặn đưòng đánh gây thương tích cho hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân xảy ra tại huyện Chương Mỹ, thành phô'Hà Nội...
Ngay sau khi xảy ra các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc hành nghề và sự an toàn trong cuộc sống cá nhân của các Luật sư nói trên, gây căm phẫn và bức xúc trong dư luận xã hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cùng ban chủ nhiệm Đoàn luật sư địa phương lập tức có các văn bản kiến nghị, trực tiếp đề xuất, yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành điều tra, làm rõ kẻ chủ mưu và thủ ác, động cơ đằng sau các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.
Có thể nói, sỏ dĩ các vụ việc xâm phạm đến quyền hành nghề hợp pháp và quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của giổi luật sư nói trên diễn ra có chiều hưống gia tăng, mức độ ngày càng quyết liệt và nghiêm trọng, có nguyên nhân một phần từ việc xử lý chưa thật kiên quyết, kịp thời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền đối vối một sô'vụ việc nêu trên. Ngoại trừ vụ việc liên quan đến Luật sư Phạm Văn Khánh, Cơ quan đỉều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án hình sự, tiến hành điều tra và xử lý trường hợp nói trên, cũng như vụ việc hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã được Cơ quan điều tra Công an Hà Nội khởi tố vụ án và khởi tố bị can, một vài vụ việc khác theo yêu cầu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã được khởi tố vụ án hình sự hiện vẫn chưa có kết luận điều tra.
Bên cạnh đó, có thể nói một bộ phận Luật sư chưa ý thức được một cách sâu sắc chức năng xã hội cao quý của nghề nghiệp, còn bị quan điểm dịch vụ chi phôi, chưa đủ bản lĩnh, yếu về kỹ năng hành nghề và suy giảm trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, nên đã có những hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến hình ảnh “hiệp sĩ” trong trái tim công chúng. Theo báo cáo của ủy ban Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng và kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, từ năm 2009 đêh giữa năm 2015, có khoảng 420 trường hợp khiếu nại, tố cáo đối vổi Luật sư. Các Đoàn luật sư đã xử lý kỷ luật khoảng 120 trường hợp, trong đó xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên đối với khoảng 40 Luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 3 Luật sư.
Qua nghiên cứu các trường hợp khiếu nại, tô cáo, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại thì hầu hết trường hợp khách hàng khiếu nại đối vối Luật sư về hợp đồng dịch vụ pháp lý, không hài lòng về chất lượng công việc mà Luật sư đã thực hiện so vối sô' tiền mà khách hàng đã thanh toán cho Luật sư. Nhiều trường hợp khách hàng cho rằng, Luật sư hứa hẹn kết quả nhưng không làm được công việc như đã hứa,
làm việc thiếu nhiệt tình, tắc trách hoặc có thái độ không đúng vối khách hàng, thỏa thuận về thù lao, thu tiền thù lao không đúng quy định, sách nhiễu, vòi vĩnh khách hàng. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp có dấu hiệu lừa dối, làm cho khách hàng tin vào khả năng giải quyết công việc của mình, từ đó có hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. Một số trường hợp cơ quan tố tụng có văn bản gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư để yêu cầu xử lý Luật sư vì cho rằng Luật sư có những ứng xử không chuẩn mực khi tham gia tố tụng... Đó chính là các nguyên nhân dẫn đến Luật sư bị khách hàng khiếu kiện, tố cáo và các cơ quan chức năng và tiến hành tố tụng phải tiến hành giải quyết, xử lý bằng các hình thức xóa tên, rút Giấy phép hoạt động của tổ chức hành nghề, chứng chỉ hành nghề luật sư, thậm chí đưa ra truy tố và xét xử trước pháp luật.
Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng bất lợi đối vối quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư, mà theo đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người dân và xã hội, khiến cho sự nguy hiểm rủi ro trong hành nghề luật sư gia tăng. Điều đó cũng làm cho Luật sư chịu nhiều áp lực, ngại ngần tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội, hạ thấp sự tín nhiệm của công chúng đôi vối Luật sư, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Luật sư. Trách nhiệm của Luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, nhằm bảo vệ thực thi đúng đắn và sự công minh của pháp luật. Nếu quyền và lợi ích hợp pháp khi hành nghề của Luật sư mà không bảo vệ được, thậm chí, bị xâm phạm, không được giải quyết công bằng hợp lý thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khó có thể được bảo vệ hiệu quả. Đó là một thách thức to lốn cho yêu cầu phát triển nghề Luật sư ỏ Việt Nam hiện nay.
4. Vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình tham gia tố tụng hình sự của Luật sư
Những vưống mắc, khó khăn, bất cập liên quan vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự có nguyên nhân từ:
Thứ nhất, quyền bào chữa gắn chặt với chức năng gỡ tội, có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với các chức năng cơ bản khác của tố tụng hình sự Việt Nam là chức năng buộc tội và chức năng xét xử. Tuy nhiên, do mô hình tố tụng hình sự Việt Nam về cơ bản vẫn là mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, chưa phân định thật rõ mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự. Trên thực tế, việc khởi tố, tiến hành điều tra và đề nghị truy tố vẫn thuộc phần chủ động của Cơ quan điều tra, vai trò của Viện kiểm sát có phần thụ I động, Tòa án thay vì đóng vai trò là trọng tài khách quan, trong một số trường hợp lại trở thành một chủ thể buộc tội. Nguyên tắc suy đoán vô tội chưa thật sự được tôn trọng. Sự giao thoa giữa mô hình tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng theo hướng tăng cường tranh tụng tại phiên tòa chưa cho thấy liều lượng điều tiết mức độ “pha trộn” cụ thể, dẫn đến về hình thức có tăng thêm trình tự phát biểu tranh tụng và nhấn mạnh đến vai trò của Luật sư, nhưng về bản chất do nhiều cơ chế và bất cập khác nhau, Tòa án dường như vẫn ấn định trưởc số phận pháp lý, khả năng tiếp cận công lý của công dân, tổ chức gặp nhiều trở ngại.
Thứ hai, địa vị pháp lý của người bào chữa chỉ là người tham gia tố tụng, phạm vi hoạt động thuộc lĩnh vực “bổ trợ tư pháp” nên thực chất, Luật sư chỉ là người trợ giúp pháp lý mang tính bị động, không có cơ sở cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập. Điều này dẫn đên nguy cơ gia tăng khả năng xâm phạm đến các quyền con ngươi trong hoạt động tư pháp. Còn thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; cơ chế xử lý các hành vi cản trỏ, xâm phạm quyền hành nghề của Luật sư; ý kiến tranh luận, tranh tụng của Luật sư vẫn chưa thực sự được coi trọng, không ít bản án, quyết định của Tòa án chưa thực sự dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa dẫn đến số lượng bản án bị hủy, sửa chiếm tỷ lệ khá cao.
Thú ba, bên cạnh chất lượng nguồn lực tư pháp không đồng đều, điểm xuất phát về trình độ, kiến thức khác nhau, kỹ năng hành nghề chưa thành thạo và chuẩn mực, nổi lên vấn đề phẩm chất đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng còn nhiêu hạn chế. Có thể thấy, khuôn khổ pháp luật thực định tuy còn chưa đầy đủ, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhận thức của những người tiến hành tố tụng. Những vưởng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi tô’ tụng hình sự và bảo đảm quyền bào chữa có phần xuất phát từ nhận thức chưa thực sự đúng vê' quá trình mở rộng và phát huy dân chủ hoạt động tô' tụng hình sự dẫn đến khả năng rủi ro trong quá trình hành nghề rất cao. Điều đó ảnh hưỏng đến yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, nghiêm minh, bảo vệ công lý, ảnh hưởng đến quyền con người trong hoạt động tư pháp, chưa thật sự tạo ra được cơ chế pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động trước sự đối trọng, phản biện tích cực của bên bào chữa.