1. Khái niệm về công ty

Chữ “công ty” có hai nghĩa:

- Trước hêt đó là một hợp đồng theo đó hai hay nhiều người thoả thuận để chung một số tài sản nhằm mục đích chia lời hay hường các lợi ích do tài sản này đem lại, đó là văn kiện thành lập công ty.

- Mặt khác công ty là pháp nhân khai thác số tài sản chung, được công nhận có năng lực pháp lý để hành động nhân danh và vĩ quyền lợi của tập thể.

Trong ngôn ngữ thương mại, chữ “Công ty ” chủ yếu chỉ định pháp nhân trong khi văn bản thành lập công ty được gọi là hợp đồng thành lập công ty hoặc “Bản điều lệ”.

Công ty có các hình thức và tầm cỡ khác nhau, có thể gồm hai thành viên như trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hàng ngàn cổ đông như trong Công ty cổ phần. Tầm quan trọng của công ty trong nền kinh tế to lớn hơn nhiều so với các Doanh nghiệp tư nhân mặc dù về số lượng các doanh nghiệp này có thể nhiều hơn.

2. Lợi ích thành lập Công ty

Quyết định thành lập công ty có thể có nhiều lý do. Nếu việc thành lập công ty là giải pháp để có thêm nguồn tài chính thì đối với các công ty cỡ nhỏ lợi ích này nhiều khi cũng không bù đắp được các bất lợi như: bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh hơn, chi phí thêm cho việc thành lập công ty và khả năng mất quyền kiểm soát công việc kinh doanh.

- Lợi ích tài chính: Khả năng tài chính của một người có thể đủ để thành lập một doanh nghiệp không cần vốn đầu tư lớn ban đầu, nhưng sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đòi hỏi phải tăng vốn và sự tài trợ của ngân hàng. Khi đó chủ doanh nghiệp có thể quyết định thành lập công ty bằng cách lôi kéo những bà con bạn bè mà họ có thể tin tưởng được mà không sợ mất quyền kiểm soát công việc kinh doanh. Những người này đem vào công ty được thành lập tiền bạc hoặc tài sản khác tạo thành vốn của công ty. Họ cũng có thể không tham gia vào công ty nhưng đứng ra bảo lãnh cho công ty hay thế chấp tài sản để giúp công ty vay tiền ngân hàng.

Các công ty lớn như Công ty cổ phần khi cần đến các khoản tiền quan trọng có thể đề nghị các cổ đông hay những người ngoài công ty đăng ký mua cổ phần mới hoặc phát hành các trái phiếu để vay vốn trong công chúng.

- Lợi ích về pháp lý: Việc thành lập một công ty có sản nghiệp riêng tách biệt với sản nghiệp của các thành viên mang lại nhiều lợi ích.

Trong bối cảnh của một Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân trên toàn bộ tài sản của mình. Nếu người này không muốn chịu rủi ro mất toàn bộ tài sản thì họ chỉ có hai con đường: một là giấu đi một phần tài sản để tránh khỏi sự kê biên của các chủ nợ, điều này thật không dễ dàng và không đáng khuyến khích; hại là thành lập công ty trong đó trách nhiệm của họ được giới hạn tới mức phần góp vốn: Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

- Lợi ích về thuế: Sự chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân, hay Hộ kinh doanh cá thể sang công ty có thể có lợi ích về thuế. Việc lựa chọn hĩnh thức công ty tùy thuộc vào chính sách thuế của Nhà nước. Đại khái chúng ta có thể ghi nhận như sau:

Trong Doanh nghiệp tư nhân toàn bộ lợi tức của doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế này được tính tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, bĩnh quân là 28%. Hộ kinh doanh cá thể theo quy định hiện hành phải trả một sô' thuê' trực tiếp (khoán) do úy ban nhân dân phường hay quận ấn định.

Đối với Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, công ty cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, lương trả cho các nhân viên điều hành công ty được tính vào chi phí sản xuất và được khấu trừ vào phần lợi tức chịu thuế. Nhân viên điều hành ăn lương chịu thuê' thu nhập cá nhân như những người lao động khác; lãi hay cổ tức chia cho các thành viên hay cổ đông được xem là thu nhập của người thụ hưởng và chịu thuế thu nhập cá nhân.

3. Quy định chung về công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH được thành lập giữa các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về nợ của công ty trong giới hạn phần góp vốn của mỗi người, vốn công ty được chia thành nhiều phần, ttên nguyên tắc các phần góp vốn không được tự do chuyển nhượng. Tại Việt Nam hiện nay Công ty TNHH là hình thức được ưa chuộng hơn cả. Có nhiều lý do:

- Công ty TNHH cho phép người ta kinh doanh mà không phải chịu trách nhiệm cá nhân ngoài việc có thể mất phần góp vốn, trái với Công ty hợp danh.

- Công ty TNHH có thể được thành lập dễ dàng với hai thành viên trở lên, trong khi muôn thành lập một Công ty cổ phần thì phải có từ ba thành viên trở lên.

- Công ty TNHH thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ, vì luật giđi hạn số thành viên tối đa là 50 người, quá số đó sẽ phải thành lập Công ty cổ phần.

- Việc quản lý Công ty TNHH tương đối đơn giản, chỉ có Hội đồng thành viên và Giám đốc, trong khi Công ty cổ phần ngoài Đại hội đồng cổ đông còn có Hội đồng quản trị gồm nhiều thành viên, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

Lợi ích quan trọng nhất của Công ty TNHH là thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mỗi người. Do đó, một người muôn kinh doanh mà không muốn tài sản gia đình phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc kinh doanh, có thể bỏ ra một số tiền không lớn lập một Công ty TNHH với người hôn phôi của mình làm đối tác. Nhưng trên thực tế một công ty như vậy khó có thể tìm được nguồn vay của các ngân hàng nếu các thành viên không đem tài sản của mình thế chấp, cầm cố cho ngân hàng. Do đó, lợi ích này đã bị thực tiễn của các ngân hàng làm giảm đi nhiều.

4. Những vấn đề tài chính của công ty

Mỗi năm Hội đồng thành viên phải họp để thông qua báo cáo tài chính và phương án sử dụng, phân chia lợi nhuận, hoặc xử lý lỗ của công ty. Đôi khi Hội đồng có thể quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ.

- Phân chia lợi nhuận.

Lợi nhuận được đem chia bao gồm lãi của năm trừ đi lỗ năm ưước nếu có và các số tiền sung vào quỹ dự trữ theo quy định của Điều lệ. Hội đồng có thể quyết định trích một phần quỹ dự trữ để phân chia, nhưng ưu tiên sử dụng lãi của niên độ. •

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi có lãi, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Nếu phân chia mặc dù không có lãi thì các thành viên và các chủ nợ của công ty có quyền khởi kiện trước Toà án để buộc các thành viên phải hoàn ưả lại những số tiền đã nhận được. Ngoài ra, người có trách nhiệm trong việc phân chia này (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 177 Bộ luật Hình sự (sử dụng trái phép tài sản).

- Tăng, giảm vốn:

Trong quá trình hoạt động, sự phát ưiển của công cuộc kinh doanh có thể khiến công ty phải tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn điều lệ do Hội đồng thành viên quyết định. Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể tăng vốn bằng ba cách:

- Tăng vốn góp của thành viên. Việc tăng vốn này có thể thực hiện bằng cách công ty kêu gọi các thành viên đóng góp thêm tiền hay hiện vật, hoặc có thể sáp nhập vào công ty các quỹ dự ttữ chưa sử dụng hoặc lãi chưa chia.

vốn góp thêm được phân chia cho từng thành viên tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Nếu có thành viên không muôn góp thêm tiền hay hiện vật theo yêu cầu của công ty thì phần góp thêm của người đó sẽ được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ phần góp vốn tương ứng.

- Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. Trong trường hợp này thì thực tế không có tăng vốn điều lệ mà chỉ điều chỉnh lại vốn theo sự gia tăng giá ttị các tài sản của công ty. Việc tăng giá trị này sẽ làm lợi cho tất cả các thành viên vì vốn góp của mỗi người sẽ được điều chỉnh lại.

- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Việc tiếp nhận thành viên mới phải được sự chấp thuận của các thành viên khác như trường hợp chuyển nhượng vốn.

Việc giảm vốn điều lệ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Ngoài trường hợp thua lỗ, các thành viên có thể thấy rằng vốn mà họ đã đóng góp quá lổn so với nhu cầu của công ty. Hoặc công ty có thể phải mua lại phần hùn của một hay nhiều thành viên, do đó vốn của công ty sẽ bị giảm xuốhg. Nhưng thường thì việc giảm vốn có liên quan đến tình trạng công ty bị thua lỗ. Công ty có thể giảm vốn rồi sau đó tăng vốn bằng những đóng góp bằng tiền mặt để giúp công ty có phương tiện thanh toán nợ.

Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên có thể quyết định giảm vôn điều lệ bằng cách:

- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ góp vốn của họ trong vốn điều lệ công ty. Đây là trường hợp các thành viên cho rằng vốn điều lệ của công ty, không tương xứng với nhu cầu hoạt động của công ty; công ty không sử dụng hết nguồn vốn. Tuy nhiên, việc trả lại vốn điều lệ cho thành viên chỉ được thực hiện nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục ưong hơn hai năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh, đồng thời vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi thực hiện việc hoàn trả.

- Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sân giảm xuống của công ty. Đây là trường hợp giảm vôn thực tế, công ty không bị thua lỗ nhưng tài sản của công ty bị giảm giá trị. Sự giảm giá này do các thành viên phải gánh chịu mỗi người theo tỷ lệ phần góp vốn của họ.

Việc tăng, giảm vốn điều lệ làm thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, do đó phải được đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 7 ngày kể từ ngày có quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Tùy trường hợp công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới hoặc Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh.

5. Những lưu ý:

Điều 68 khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.”

Có lẽ ở đây có sự nhầm lẫn bởi vì việc tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyết quyết định của Hội đồng thành viên, mà theo Điều 59 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên không có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên.