1. Bối cảnh ban hành Luật đấu thầu 2023 

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2013, hết hiệu lực từ ngày 1/1/2024. 

Trong thời gian Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực, đã được tiến hành kịp thời từ Trung ương đến địa phương; Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, áp dụng, thực hiện tương đối đồng bộ, đồng thời, đã hoàn chỉnh các văn bản quy định chi tiết và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành kịp thời.

Kết quả sau thời gian dài triển khai thực hiện kể từ thời điểm Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành cho thấy, Luật Đấu thầu đã phát huy hiệu quả tạo ra một môi trường lành mạnh, công bằng và minh bạch trong đấu thầu, từ đó lựa chọn được những nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu với chi phí cạnh tranh. Song song đó, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ cũng sẽ không bị bỏ lại phía sau, do Luật đấu thầu năm 2013 đã đưa ra điều khoản ưu đãi, tạo điều kiện ưu tiên nhất định về cấp doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và những doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện ưu đãi theo Luật định làm cơ sở nâng cao tính cạnh tranh để cùng phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 cũng còn một số khó khăn như sau:

+ Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin chưa hoàn thiện, hệ thống vẫn chưa được thực hiện rộng rãi, đa dạng trên các trình duyệt web, chỉ hỗ trợ trên trình duyệt Internet Explorer 9 trở về trước), cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực về công nghệ thông tin ở các cơ quan, đơn vị vẫn còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu qua mạng.

+ Các gói thầu tổ chức đấu thầu qua mạng có số lượng nhà thầu tham gia dự thầu còn ít (nhiều gói thầu chỉ có 1 nhà thầu tham gia), chưa phát huy tốt nhất tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của đấu thầu qua mạng. Đồng thời, có một số gói thầu nhỏ (giá trị gói thầu dưới 3 tỷ đồng), không có nhà thầu tham dự, phải hủy và tổ chức đấu thầu lại nhiều lần, đã ảnh hưởng đến tiến độ, cũng như thời gian thực hiện và tỷ lệ giải ngân dự án, tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu qua mạng các gói này chưa cao.

+ Truyền thông pháp luật về đấu thầu đã được các cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương ngày càng chú trọng, quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà thầu chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu, tiếp nhận thông tin cũng như chưa chủ động tham gia đấu thầu qua mạng.

+ Nội dung chương trình đào tạo về đấu thầu chưa đa dạng, chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, có rất ít các lớp đào tạo đấu thầu chuyên sâu phù hợp với từng đối tượng hoạt động đấu thầu cũng như từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể.

+ Hạ tầng kỹ thuật Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiện tại được phát triển trên nền tảng công nghệ của Hệ thống KONEPS do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ từ năm 2009 nên người dùng còn gặp một số trở ngại khi thao tác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như chỉ tương thích với trình duyệt Internet Explorer; chức năng tìm kiếm, khai thác thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn chưa tối ưu hóa và tiện lợi. 

+ Công tác lựa chọn nhà thầu của một số chủ đầu tư chưa chặt chẽ, còn sai sót trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu dẫn đến kiến nghị trong đấu thầu.

Việc sửa đổi, việc ban hành Luật Đấu thầu 2023 là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường đấu thầu. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, các hình thức đấu thầu và yêu cầu về quản lý đấu thầu cũng liên tục thay đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng mới.

Sự phát triển này đặt ra nhu cầu cao hơn về tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong các quy trình đấu thầu, điều này đòi hỏi hệ thống pháp lý phải được cập nhật và hoàn thiện. Hơn nữa, sự gia tăng của các hình thức đấu thầu mới như đấu thầu điện tử và đấu thầu liên kết quốc tế đã tạo ra áp lực cần thiết phải điều chỉnh các quy định để đáp ứng những yêu cầu mới và bảo đảm rằng các quy trình đấu thầu tiếp tục phản ánh chính xác các tiêu chuẩn hiện đại. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà thầu không chỉ là một bước đi quan trọng mà còn là yêu cầu tất yếu để đảm bảo rằng luật pháp luôn đồng hành cùng sự phát triển và thay đổi của thực tiễn.

 

2. Phân tích 09 điểm mới nổi bật

Điểm mới 1: Bổ sung đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu 2023 

Theo khoản 2 Điều 2 Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung đối tượng áp dụng là hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

- Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.

Điểm mới 2:  Bổ sung hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Điều 16 Luật đấu thầu 2023

Điều 89 Luật đấu thầu 2013

Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:

+ Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;

+ Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.

Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

- Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

- Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

- Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:

+ Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

+ Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

+ Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

+ Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

- Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

- Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Điểm mới 3: Bổ sung thêm vào nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu; quy định về giá gói thầu

Khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 cho phép tùy chọn mua thêm đến 30% khối lượng tương ứng trong hợp đồng khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định về giá gói thầu: Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết; đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu; đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu năm 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Điểm mới 4: Bổ sung một số gói thầu áp dụng chỉ định thầu

Tại Điều 23 Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định 17/2019/QĐ-TTg với các gói thầu như sau:

- Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

- Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

- Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm.

Điểm mới 5: Bổ sung gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 24 Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng hình chức chào hàng cạnh tranh so với quy đinh tai Khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu 2013. 

Điểm mới 6: Sửa đổi mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu

Tại khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 đã quy định cụ thể về mức bảo đảm dự thầu đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu ≤20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu ≤10 tỷ đồng là từ 1 đến 1,5% giá gói thầu. 

Điểm mới 7: Điểm mới về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

Tại Điều 55 Luật đấu thầu 2023 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn so với Điều 48 Luật đấu thầu 2013 quy định về  lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế. Ví dụ như quy định rõ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo một trong các cách thức sau đây:

+ Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm đó theo yêu cầu của chủ đầu tư; nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật

+ Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp thiết bị y tế, hóa chất, vật tư xét nghiệm: Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế và hóa chất, vật tư xét nghiệm cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm để vận hành thiết bị y tế đã có;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Điểm mới 8: Quy định cụ thể về ưu đãi trong mua thuốc

Tại Điều 50 Luật đấu thầu 2013 quy định việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Luật đấu thầu 2013. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu.

Nhưng đến Điều 56 Luật đấu thầu 2023 quy định rõ ràng, cụ thể đã đưa ra những nội dung mới ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, cụ thể ưu đãi trong mua thuốc đối với các loại thuốc có xuất xứ Việt Nam; đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xử trong nước đối với mặt hàng này.

Điểm mới 9: Bổ sung thêm trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu

Tại khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm các trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu đối với: Nhà thầu không tiến hành/từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

 

3. Tác động của Luật đấu thầu 2023

Đến hoạt động đấu thầu: Luật Đấu thầu 2023 có tác động sâu rộng đến hoạt động đấu thầu, góp phần đáng kể vào việc tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả của các quy trình đấu thầu. Các quy định mới trong luật tạo ra một khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ hơn, yêu cầu các tổ chức thực hiện đấu thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn công khai và minh bạch. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi gian lận và bảo đảm rằng tất cả các bên đều có cơ hội công bằng. Đồng thời, các quy định mới thúc đẩy việc áp dụng công nghệ hiện đại như đấu thầu điện tử, nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và thực hiện các dự án, qua đó làm giảm chi phí và thời gian thực hiện. 

Đến doanh nghiệp: Luật Đấu thầu 2023 mở ra cơ hội bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu. Việc tăng cường các quy định về công khai và minh bạch giúp tạo ra một môi trường đấu thầu công bằng hơn, trong đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh dựa trên năng lực thực sự của mình thay vì những yếu tố không liên quan. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các tập đoàn lớn trong các điều kiện đấu thầu không minh bạch. Luật mới cũng khuyến khích việc áp dụng các tiêu chí đánh giá công bằng và rõ ràng, từ đó giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát huy khả năng của mình trong môi trường cạnh tranh.

Đến người dân: Đối với người dân, Luật Đấu thầu 2023 giúp đảm bảo chất lượng của các công trình và dịch vụ công, vì các quy định mới chú trọng đến việc tăng cường kiểm soát chất lượng và hiệu quả của các dự án. Việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và quy trình đánh giá rõ ràng giúp ngăn ngừa tình trạng công trình kém chất lượng hoặc dịch vụ công không đạt yêu cầu. Điều này không chỉ nâng cao sự hài lòng của người dân mà còn bảo vệ quyền lợi của cộng đồng trong việc sử dụng các dịch vụ và hạ tầng công cộng.

Đến nền kinh tế: Luật Đấu thầu 2023 có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định mới giúp tối ưu hóa quy trình đấu thầu, giảm thiểu lãng phí và tăng cường khả năng cạnh tranh, qua đó làm tăng hiệu quả của các dự án đầu tư công. Sự minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu cũng khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vào các dự án phát triển kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vào việc quản lý vốn đầu tư tốt hơn và giảm thiểu rủi ro, nền kinh tế có thể khai thác tốt hơn các nguồn lực sẵn có để phục vụ cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

Luật Đấu thầu 2023 mang đến những điểm mới quan trọng, bao gồm việc nâng cao tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quy trình đấu thầu. Những thay đổi này không chỉ cải thiện hoạt động đấu thầu mà còn tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng vốn đầu tư và thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng. Để triển khai hiệu quả Luật Đấu thầu 2023, cần tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo cho các bên liên quan, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu đấu thầu toàn diện và cập nhật thường xuyên. Những giải pháp này sẽ giúp đảm bảo việc thực hiện Luật được đồng bộ và hiệu quả, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Phân tích 09 điểm mới của Luật Đấu thầu năm 2023 mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Bài viết liên quan: Quy định về giá gói thầu theo Luật Đấu thầu cập nhật mới nhất 2024

Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!