Luật sư tư vấn:

1. Việc tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung thực hiện như thế nào ?

1.   Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua săm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung gồm:

a)     Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;

b)     Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm tập trung;

c)     Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung và phương thức thanh toán;

d)    Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).

2.    Đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh có trách nhiệm:

a)    Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

b)    Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, báo cáo bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, gửi Bộ Tài chính đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia trước ngày 28 tháng 02 của năm thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia.

3.   Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung cấp quốc gia theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quốc gia.

4.   Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 mà cơ quan, tổ chức, đơn vị và các bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh không gửi nhu cầu mua sắp tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì không được phép mua sắm tài sản đó.

Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đơn vị mua sắm tập trung căn cứ thỏa thuận khung đã được ký kết (nếu có), quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng hình thức mua sắm phù hợp hoặc giao cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về tài sản tổ chức thực hiện mua sắm.

 

2. Mẫu bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung (Mẫu số 03/TSC-MSTT)

Mẫu số 03/TSC-MSTT

(Kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chỉnh phủ)

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TỔNG HỢP NHU CẨU

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

             

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM TẬP TRUNG

Năm:........................

STT

Tên tài sản Cơ quan, Ny tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản         

Đơn vị tính

Số lượng

Dự toán (đồng)

Nguồn vốn mua sắm

Phương thức thanh toán

Dự kiến thời gian, địa điểm giao nhận tài sản

Các đề xuất khác

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Tài sản A

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tài sản B

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tài sản c

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

           ngày       tháng          Năm    

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)   

 NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN  VỊ TỔNG HỢP NHU CẦU

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

         

       

Ghi chú:

-     Các cột 2, 3, 4, 5,6, 7 là chỉ tiêu bắt buộc.

-     Cột 5: Ghi theo dự toán mua sắm được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

-     Cột 6: Ghi rõ từng nguồn vốn theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 151/2017/NĐ- CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.

-     Cột 7: Ghi rõ phương thức thanh toán (một lân hay nhiêu lân, tiên mặt hay chuyên khoản).

-     Cột 8: Đề xuất thời gian, địa điểm giao nhận tài sản để đơn vị mua sam tập trung tính toán phương án tổ chức thực hiện mua sắm cho phù hợp với thực tế.

Cột 9: Ghi các thông tin để đơn vị mua sắm tập trung tham khảo trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp như: Màu sắc, công suất, xuất xứ của tài sản,...

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)