1. Khái niệm cổ tức

Theo Khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: "Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác". Có thể hiểu cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác, được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế của công ty, sau khi công ty đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính. 

Lợi nhuận sau thuế của 1 công ty thường được :

+ Công ty tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trích lập các quỹ dự phòng và được gọi là lợi nhuận giữ lại.

+ Phần còn lại sẽ được trả cho cổ đông và được gọi là cổ tức.

Đại hội đồng cổ đông hàng năm sẽ thông qua quyết định về tỷ lệ chia cổ tức và hình thức chia cổ tức (bằng cổ phiếu hay bằng tiền mặt). Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Những năm gần đây, xu hướng đầu tư cổ phiếu để nhận cổ tức cũng được mọi người đón nhận vì mang lại nguồn lợi tức/ vốn cao, ổn định, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất ngân hàng giảm mạnh. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh tốt đều chi trả cổ tức cho cổ đông.

Ví dụ: Chứng khoán Bản Việt (VCI) chốt quyền trả cổ tức 2021 bằng cổ phiếu: Ngày 18/8, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC – mã chứng khoán VCI) chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Tỷ lệ phát hành 10:3, tương ứng cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận về 3 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2021. Được biết, ngày 29/12/2021, VCI đã tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền đợt 1 với tỷ lệ 12% (mỗi cổ phiếu nhận thêm 1.200 đồng). Tổng mức cổ tức năm 2021 tổng cộng là 42%. Mức cổ tức trong năm 2020 của doanh nghiệp này là 30% bằng tiền mặt, ngoài ra VCI còn phát hành 166,5 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1.

Về cơ bản, Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp của một công ty cổ phần; quyền và lợi ích hợp pháp của họ gắn chặt với công ty cổ phần. Tham gia hoạt động trong công ty, trở thành cổ đông cho công ty, các cá nhân, tổ chức sẽ nắm trong minh những giá trị cổ phiếu nhất định. Cổ phiếu quyết định chỗ đứng, vị trí của cổ đông trong một công ty cổ phần. Khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần, với bất kỳ hoạt động nào của công ty, các cá nhân, tổ chức cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng. Nếu việc kinh doanh của công ty gặp vấn đề, bị thua lỗ, lợi ích tài chính của các cổ đông không được đảm bảo. Ngược lại, khi việc kinh doanh phát triển, lợi nhuận thu về nhiều, cổ đông sẽ nhận được lợi nhuận. Mà những khoản lợi nhuận này thường được gọi là cổ tức.

Tạm ứng cổ tức là gì? Những quy định về tạm ứng cổ tức mới nhất 2023

 

2. Những điều cần biết về cổ tức

- Mục đích và ý nghĩa của cổ tức

Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩ quan trọng đối với cổ đông. Cụ thể, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Đối với nhiều nhà đầu tư; việc công ty trả cổ tức vẫn tốt hơn là công ty giữ lại tiền của cổ đông. Cổ tức có ý nghĩa sau: Mang lại nguồn thu nhập khá ổn định. Có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhuận kép nếu lãi suất giảm mạnh.

 

- Phân loại cách chia cổ tức

Cổ tức có thể chia bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật. Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần).

+ Cổ tức tiền mặt: Là cách chia lợi nhuận cho các cổ đông bằng tiền. Hình thức này có ưu điểm là Cổ đông nhận được tiền thực tế từ hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng hạn chế của nó là làm giảm dòng vốn tái đầu tư của công ty, do đó có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của công ty đó. Các tên gọi khác như: Chi trả cổ tức bằng tiền mặt, Tạm ứng cổ tức bằng tiền,…

+ Cổ tức cổ phiếu: Đây thực chất là hình thức pha loãng giá trị bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ được trả cho cổ đông theo tỉ lệ. Còn phần lợi nhuận sẽ được công ty giữ lại để tái đầu tư. Các tên gọi khác như: thưởng bằng cổ phiếu, cổ tức bằng cổ phiếu.

Cách tính cổ tức trong công ty cổ phần: Phân loại Cổ tức trong công ty cổ phần bao gồm: cổ tức cổ phần ưu đãi; và cổ tức cổ phần cổ thông.

Cổ phần ưu đãi:

– Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông; hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định; và cổ tức thưởng; cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

– Mức cổ tức cố định cụ thể; và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).

Cổ phần phổ thông:

Trong khi đó, căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020; cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện; và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

 

- Quy trình

Căn cứ pháp lý tại khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020; quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

+ Bước 1: HĐQT kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.

+ Bước 2: ĐHĐCĐ tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.

+ Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

+ Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

+ Bước 5: Chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

>> Xem thêm: Mẫu Giấy thanh toán tạm ứng mới nhất có tải File chi tiết

 

3. Tạm ứng cổ tức là gì?

Tạm ứng cổ tức là việc các cá nhân, tổ chức (cổ đông) của công ty cổ phần xác định được phần trăm giá trị cổ tức mà bản thân họ được nhận, và họ xin được tạm ứng cổ tức vì những lý do nhất định. Ta có thể hiểu, tạm ứng cổ tức là cổ động tạm ứng phần lợi nhuận mà đáng lẽ mình được hưởng theo thực tiễn hoạt động của công ty. Tạm ứng cổ tức là hoạt động diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Thực tế, cổ tức là quyền lợi mà các cổ động dĩ nhiên được hưởng. Do đó, việc họ có mong muốn tạm ứng cổ tức là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Như đã đề cập ở trên, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khoảng thời gian này, khi công ty cổ phần chưa thanh toán cổ tức cho cổ đông, cổ đông có quyền được yêu cầu tạm ứng cổ tức theo đúng quy định của pháp luật. Tất nhiên, việc tạm ứng cổ tức này cũng cần phải đảm bảo theo những yêu cầu nhất định cụ thể mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong một số trường hợp, tạm ứng cổ tức phải được xác lập dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể. Nếu không thỏa mãn, cổ đông sẽ không thể thực hiện tạm ứng cổ tức.

 

4. Những quy định tạm ứng cổ tức mới nhất 

4.1 Điều kiện doanh nghiệp tạm ứng cổ tức

Theo quy định cũ tại khoản 2, Điều 132, Luật Doanh nghiệp 2014 và Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020:

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngay trong bản chất, ý nghĩa của cổ tức cũng đã thể hiện rõ điều này. Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông. Như vậy, chỉ khi đảm bảo thực hiện xong hoạt động đóng thuế, cơ quan doanh nghiệp mới xác định được rõ phần lợi nhuận mà công ty được hưởng. Đây chính là những giá trị cổ tức. Nếu không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, khoản lợi nhuận mà công ty có được không thể được xem là lợi tức, và công ty cổ phần sẽ không thể trả hay cho tạm ứng đối với cổ đông.

+ Thứ hai, công ty đã thực hiện trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Trong quá trình hoạt động, cũng giống như các loại hình công ty khác, công ty cổ phần cũng phải đáp ứng việc chi trả cho những khoản phí cụ thể nhất định. Những khoản phí này được xem là yêu cầu cần để các hoạt động vận hành của công ty được diễn ra khách quan, cụ thể và đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, khi thu về lợi nhuận, công ty phải thực hiện nộp quỹ công, thanh toán vào những khoản đầu tư đã lỗ trước đó. Sau khi hoàn thành, lợi nhuận dư ra (cổ tức) mới được chia đều cho các cổ đông. Nếu không nộp quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ, công ty sẽ không thể thanh toán cổ tức cho cổ đông hay cho cổ đông tạm ứng cổ tức.

+ Thứ ba, ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trong quá trình vận hành, công ty cổ phần luôn phải chịu những khoản vay nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn định, bình thường. Những khoản vay này giống như một vòng tuần hoàn. Cổ đông sẽ vay để bù vào những khoản đầu tư cần thực hiện. Khi có được lợi nhuận, công ty cổ phần phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Đây là yêu cầu bắt buộc. Nếu không thực hiện, cổ tức sẽ không được thanh toán hay tạm ứng. Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể như trên, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tạm ứng cổ tức.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc thanh toán cổ tức như sau: " Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên". Tức thời gian để thực hiện thanh toán cổ tức là 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Như vậy, chỉ khi đảm bảo được những yêu cầu như trên, công ty mới đủ điều kiện thanh toán cổ tức cho cổ đông, hay thực hiện tạm ứng cổ tức vào những trường hợp đặc biệt.

 

4.2 Ý nghĩa doanh nghiệp tạm ứng cổ tức

Việc doanh nghiệp thực hiện tạm ứng cổ tức có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:

– Chỉ khi tuân thủ đầy đủ những yêu cầu, điều kiện nhất định theo quy định chung của luật, doanh nghiệp mới có thể thực hiện thanh toán cổ tức. Do đó, việc tạm ứng cổ tức của doanh nghiệp là một trong những cách thức thể hiện rõ ràng nhất việc doanh nghiệp cổ phần có đủ điều kiện thanh toán cổ tức.

– Trong quá trình hoạt động và vận hành, sẽ không thể tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp cổ phần gặp phải những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tài chính. Trước những khó khăn đó, doanh nghiệp thường hướng tới việc tìm ra hướng giải quyết. Cách thức hữu hiệu nhất là doanh nghiệp thực hiện tạm ứng cổ tức. Khi tạm ứng cổ tức, doanh nghiệp sẽ tìm cho mình một nguồn lực nhất định về kinh tế để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

– Tạm ứng cổ tức giúp doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Thậm chí, đây còn được xem là nguồn vốn, giúp doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh tiếp theo. Tất nhiên, mục đích của việc tạm ứng cổ tức là hướng tới việc thu về lợi nhuận cho giá trị “tạm ứng” đó.

– Tạm ứng cổ tức thể hiện sự linh hoạt trong công tác vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều tình huống thực tiễn, nó còn là giải pháp thông minh và hữu hiệu mà phía doanh nghiệp đưa ra nhằm hóa giải những vướng mắc còn tồn đọng liên quan đến tài chính. Hơn tất cả, nó giúp doanh nghiệp tránh được những khoản nợ từ phía bên ngoài.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy liên hệ qua tổng đài trực tuyến 19006162 để được giải đáp sớm nhất.  Xem thêm: Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng hợp pháp, chi thiết nhấtLuật Minh Khuê chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!