và đưa ra những quyết định cũng như những khuyến nghị thích hợp. Cơ chế giải quyết tranh chấp này đã được quy định cụ thể trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác khu vực Đông Nam Á được các quốc gia ASEAN ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, tổ chức tại Ball, Indonexia, tháng 2/1976.

Riêng trong lĩnh vực kinh tế, quá trình giải quyết tranh chấp được thực hiện ttên cơ sở Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp đã được các nước thành viên ASEAN thông qua ngày 29/11/2004 (viết tắt là Nghị định thư 2004).

Theo Nghị định thư 2004, việc giải quyết tranh chấp nếu không đạt được thoả thuận ở giai đoạn tham vấn hoặc sử dụng các biện pháp khác như trung gian, hoà giải thì các bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra giải quyết ở tại Hội nghị kinh tế cao cấp (SEOM). Để giải quyết tranh chấp, SEOM sẽ thành lập một Ban hội thẩm (Panel) gồm 3 thành viên (trừ trường hợp các bên tranh chấp thoả thuận số thành viên là 5), vái chức năng đánh giá một cách khách quan tranh chấp đã được đệ trình và thu thập các chứng cứ để giúp cho SEOM đưa ra các quyết định phù hợp theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.

Sau khi SEOM ra quyết định, nếu các bên tranh chấp không thoả mãn với quyết định đó thì có thể kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm. Đây là cơ quan thường trực, bao gồm 7 thành viên do Hội nghị Bộ trưởng kinh tế (AEM) bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 nãm. Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ thành lập một nhóm phúc thẩm riêng biệt cho mỗi vụ tranh chấp, bao gồm 3 thành viên. Cơ quan phúc thẩm có nhiêm vụ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm. Tuy nhiên, phạm vi vấn đề xem xét chỉ đối với các kết luận và giải thích pháp lý được nêu trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm cũng được đệ trình lên SEOM để thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết

Quyết định của SEOM sẽ được các bên thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của Nghị định thư 2004.

Ngoài các cơ quan như Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm, SEOM và AEM, Ban thư ký ASEAN cũng là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo Nghị định thư 2004, Ban thư ký ASEAN có trách nhiệm:

- Giúp đỡ Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Theo dõi và duy trì các quyết định của SEOM;

- Đứng ra hoà giải hoặc làm trung gian để hổ trợ các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp.

Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Nghị định thư 2004 có nhiều điểm tương đồng với cơ chế giải quyết tranh chấp cùa WT0. Thực chất, đó là sự mô phỏng cơ chế giải quyết tranh chấp của WT0 với một vài thay đổi cho phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ASEAN. Tuy nhiên, khác với WTO, chỉ đơn thuần là một tổ chức hợp tác về kinh tế, ASEAN là một tổ chức hợp tác toàn diện cả về chính trị, văn hoá, an ninh, xã hội. Do đó, khi giải quyết bất cứ tranh chấp nào, các quốc gia ASEAN đều cố gắng giải quyết ở giai đoạn tham vấn mà ít khi phải đưa ra các cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều này, vừa giúp cho tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời, vừa không làm ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực khác giữa các bên tranh chấp.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)