1. Sự phát triển được hiểu như thế nào?
Phát triển được hiểu là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ thấp đến cao theo phép biện chứng duy vật. Sự phát triển được hiểu là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và diễn ra theo hình xoắn ốc, đi hết một chu trình sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vận động. Ở chu trình sau sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất nhưng nó ở một cấp độ cao hơn. Qúa trình phát triển này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng để sản sinh ra những sự vật hay hiện tượng mới thay thế cho những sự vật và hiện tượng cũ
Theo quan niệm biện chứng sự thì phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.
Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp.
Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “Mâu thuẫn”. Quá trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng, mà Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động. Từ xưa đến nay, mỗi một mâu thuẫn sẽ bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự vật, hiện tượng mới. Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự phát triển gồm bốn tính chất cụ thể:
- Sự phát triển mang tính khách quan: biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Sự phát triển mang tính phổ biến: thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.
- Sự phát triển có tính đa dạng và phong phú: thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.
- Sự phát triển có tính kế thừa: thể hiện ở việc kế thừa các nội dung của quá trình phát triển trước nhưng cũng có sự biến đổi lên một cấp cao hơn.
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển là: Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biên đổi của chúng. Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự vận động của sự vật, hiện trưởng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.
>> Xem thêm: Nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển?
2. Ví dụ về sự phát triển trong triết học
Một số ví dụ về sự phát triển cụ thể như:
+ Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc sơ khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội như Bộ tộc và hiện tại là dân tộc.
+ Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều loại công nghệ hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu: chẳng hạn như điện thoại thông minh nhiều đời ra đời thay thế cho loại điện thoại có bàn phím ngày trước hay còn biết đến với tên gọi là "cục gạch"
+ Qúa trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh mẽ về mặt tư duy nhận thức của mình: ngày nay trẻ em phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.
+ Trong thời đại hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước.
+ Sự ra đời và thau thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử: nhà nước chủ nô ra đời đầu tiên trong lịch sử dưạ trên cơ sở tan rã của thị tộc, bộ lạc gắn liền với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sau khi mâu thuẫn chủ nô được đẩy lên cao trào, nô lệ đã đứng lên phản kháng, đấu tranh dẫn đến sự chuyển hóa từ chiếm hữu nô ệ sang sản xuất phong kiến, tư sản, và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa .
Lênin từng nói: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.
>> Tham khảo: Phát triển là gì? Nguồn gốc, tính chất và ý nghĩa sự phát triển
Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề ví dụ về sự phát triển trong triết học mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề Triết học là gì, đối tượng nghiên cứu của triết học, điều kiện ra đời của triết học Mác của Luật Minh Khuê. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết yêu cầu đến địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.