1. Việt Kiều muốn mua nhà tại Việt Nam phải làm thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là Việt kiều đã định cư ở Mỹ hơn 20 năm và đang muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Xin hỏi, tôi cần giấy tờ gì để chứng minh khi mua nhà tại Việt Nam?
Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về mua bán đất, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thì Việt kiều muốn mua nhà phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

"Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam."

 

2. Số lượng Việt kiều sở hữu nhà trong nước?

Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể, nên từ khi luật có hiệu lực đến nay mới có khoảng 30 trường hợp Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam (chủ yếu là tại TP Hồ Chí Minh).

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Quốc hội đã ban hành Luật Nhà ở 2014 đồng thời Chính phủ cũng có Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Trong đó, quy định về đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở được mở rộng hơn, như người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở như người dân trong nước; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước,... Việc xác định người Việt Nam định cư tại nước ngoài được xác định theo quy định của Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2014. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ cần đáp ứng điều kiện là được phép nhập cảnh vào Việt Nam và có nhà ở hợp pháp do được thừa kế, nhận chuyển nhượng,... theo quy định của Luật Nhà ở thì sẽ được công nhận quyền sở hưuũ nhà ở theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014. Những quy định mới nêu trên được bà con Việt kiều rất hoan nghênh.

3. Việt kiều có dễ dàng mua nhà ở Việt Nam không?

Việt kiều sẽ dễ mua nhà

Việc hiểu thế nào là người gốc Việt Nam, giấy tờ gì để chứng minh đủ điều kiện cư trú ở Việt Nam... chưa rõ ràng nên trong khoảng thời gian trước khi luật Nhà ở 2014 có hiệu lực chỉ có một số lượng ít Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Quy định của Luật Nhà ở 2014 đã gỡ các vướng mắc trên. Theo đó, người có quốc tịch Việt Nam phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị. Trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài, phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.

Đối với người gốc Việt Nam, phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc trích lục quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam.

Việt kiều có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công; nhà văn hóa, nhà khoa học; người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước thì có quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam.

Việt kiều có gốc Việt Nam nhưng không thuộc các đối tượng trên nếu có giấy miễn thị thực thì có thể sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162


Chưa khởi công, xây móng: Không được huy động vốn

Đã có nhiều tranh chấp giữa người góp vốn mua nhà và chủ đầu tư vì quy định hiện hành không nói rõ về hình thức huy động vốn, điều kiện... nên các doanh nghiệp huy động vốn khi dự án chỉ còn trên giấy, huy động mập mờ...

Theo quy định, một trong các hình thức huy động vốn là chủ đầu tư ký hợp đồng vay vốn của tổ chức, cá nhân, sau đó trả tiền vay và lãi vay theo thỏa thuận. Chủ đầu tư cũng được ký hợp đồng góp vốn để xây dựng nhà ở, bên góp vốn được hưởng lợi nhuận bằng tiền theo thỏa thuận. Đối với những trường hợp trên, chủ đầu tư chỉ được huy động vốn với điều kiện khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt và đã khởi công xây dựng.

Chủ đầu tư cũng được huy động vốn từ tiền mua nhà, tiền thuê nhà ứng trước của khách hàng thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Đối với trường hợp này, chỉ được huy động vốn với điều kiện khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng nhà.

Như vậy, pháp luật không cho phép doanh nghiệp huy động vốn trước khi khởi công, xây móng nhà.

“Việc quy định cụ thể các hình thức huy động vốn, mỗi hình thức huy động vốn có kèm điều kiện cụ thể sẽ tránh được việc lợi dụng huy động vốn để lừa đảo, huy động vốn không đúng gây kiện cáo, tranh chấp giữa các nhà đầu tư” - một thành viên tổ biên tập dự thảo phân tích.

Nơi để xe trong chung cư thuộc sở hữu chung

Luật Nhà ở 2014 cũng phân chia cụ thể phần sở hữu chung, riêng trong nhà chung cư. Theo đó, phần diện tích thuộc sở hữu chung gồm: hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, tường bao ngôi nhà, tường phân chia căn hộ, lối đi bộ, sân chơi chung; và phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu hoặc của chủ đầu tư.

Luật cũng quy định nơi để xe hai bánh, xe cho người tàn tật trong chung cư hoặc phần diện tích khác ngoài nhà chung cư là sở hữu chung.

Riêng đối với khu vực để xe ôtô, phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng chủ đầu tư quyết định là thuộc quyền sở hữu chung hoặc sở hữu riêng của chủ đầu tư.

Sở hữu riêng và sở hữu chung nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.

4. Điều kiện mua nhà ở Việt Nam đối với Việt kiều?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi muốn đứng tên mua nhà ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang có 2 quốc tịch là Việt Nam và Mỹ, đồng thời tôi cũng có visa miễn thị thực thời hạn 5 năm.
Tôi muốn hỏi như vậy đã đủ điều kiện chưa hay cần phải làm sổ tạm trú nữa ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: V.K

Điều kiện mua nhà ở Việt Nam đối với Việt kiều ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật nhà ở 2014 như sau:

"Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này."

Theo như bạn nêu, bạn có quốc tịch Việt Nam và Mỹ và đang sinh sống tại Mỹ nên bạn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 5 Luật quốc tịch 2008:

- "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài." (Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch 2008)

- "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam". (Khoản 1 Điều 5 Luật quốc tịch 2008)

Từ những phân tích trên và thông tin bạn cung cấp: bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và được phép nhập cảnh vào Việt Nam (bạn có visa miễn thị thực 5 năm) nên bạn đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam.

 

5. Việt kiều có được đầu tư vào bất động sản?

Tại cuộc thăm dò về lĩnh vực đầu tư của kiều bào tại hội nghị thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, phần lớn kiều bào đều bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162

Ông Phạm Thiếu Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, cho biết, xu hướng đầu tư của kiều bào trong những năm tới vẫn sẽ là bất động sản, du lịch và chuyển giao công nghệ.

Dự án làng Việt kiều tại Hải Phòng vừa được cấp giấy chứng nhận có thể coi là một ví dụ cụ thể nhất cho những nhận định trên.

Đúng vào ngày 10-1, tại lễ kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về Hải Phòng đón kiều bào, hai dự án đầu tư lớn đầu tiên tại Hải Phòng đã được trao giấy chứng nhận. Đó là dự án làng Việt kiều Hải Phòng được xây dựng trên diện tích 12 ha, do Hội Việt kiều tại Anh thực hiện và dự án bệnh viện quốc tế với 300 giường bệnh.

Theo ông Hoàng Văn Kể, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, tính đến nay, Hải Phòng đã có hơn 20 dự án của kiều bào mà tiêu biểu là nhà máy may xuất khẩu thu hút 4.000 công nhân của ông Phạm Minh Nam, kiều bào Anh và dự án tổ hợp villa trị giá 20 triệu USD của kiều bào Đức.

Thời gian tới, nhằm tăng cường thu hút kiều bào về đầu tư, Hải Phòng sẽ tích cực giải quyết các vướng mắc về địa điểm, mặt bằng, thủ tục hành chính cũng như những ưu đãi trong giải phóng mặt bằng và thuế…

Việc đầu tư kinh doanh của kiều bào Hải Phòng chủ yếu thông qua gia đình, thân nhân trong nước.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Phòng, trong vòng 5 năm gần đây, lượng kiều hối về Hải Phòng khoảng 500 triệu USD. Từ năm 2008, hàng năm, lượng kiều hối về Hải Phòng đều đạt xấp xỉ 150 triệu USD. Đó là chưa kể số tiền mặt do kiều bào mang trực tiếp để kinh doanh, xây dựng nhà ở, xí nghiệp.

Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng hiện nay trên 3 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp của kiều bào khoảng 70 triệu USD. Có những dự án hiệu quả kinh tế cao như liên doanh thép Việt - Úc 30 triệu USD và nhiều dự án tạo hàng nghìn việc làm như dự án sản xuất giầy dép Thiên Vinh của kiều bào ở Nhật, dự án may mặc của kiều bào ở Anh...

10 - 20 năm nữa, kiều hối sẽ giảm

Theo ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội các Doanh nghiệp VN tại LB Nga, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Nga đã về nước đầu tư.

Họ là cổ đông chính trong một số ngân hàng lớn tại VN như Techcombank, VIBBANK v.v., hay các trung tâm thương mại như Melinh plaza, khách sạn Furama, Kim Túc, cửa sổ Eurowindow.

Đầu tư của các doanh nghiệp Việt kiều còn gia tăng nhiều hơn nữa nếu họ được thông tin rộng rãi hơn về các chính sách ưu đãi đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư của các bộ ngành, cũng như của chính quyền các tỉnh thành.

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch hội doanh nhân Việt kiều tại Canada, lại bày tỏ sự lo lắng, một số lượng lớn kiều hối từ Mỹ, Canada, Australia gửi về nước chủ yếu để giúp cho bà con họ hàng của họ ở trong nước, mà không có cơ sở đầu tư.

Sự hỗ trợ này có thể kéo dài thêm từ 10 cho đến 20 năm, càng ngày càng giảm dần, cho đến khi thế hệ có liên hệ trực tiếp với bà con, bạn bè ở Việt Nam không còn nữa. Thế hệ con cháu của kiều bào ở hải ngoại sẽ không còn gửi tiền về Việt Nam như cha mẹ họ đã và đang làm.

Ông Thành cho biết thêm, số kiều bào triệu phú ở nước ngoài không nhiều, nhưng số kiều bào có tài sản từ 500.000 USD cho đến một triệu thì khá lớn. Những người này muốn đầu tư mua nhà sinh sống ở Việt Nam hoặc mở doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn còn một số e ngại.

Ông kiến nghị, nếu muốn thu hút đầu tư của kiều bào, cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích hơn nữa, chẳng hạn như cần có chính sách bảo đảm cho kiều bào có thể rút lại vốn đầu tư và chuyển ngược về nước sở tại nếu không còn muốn ở Việt Nam.


Luật Minh Khuê (biên tập)