Mục lục bài viết
- 1. Vốn vay ngân hàng (hank advance) là gì ?
- 2. Tiền vay ngân hàng (batik loan) là gì ?
- 3. Tỷ số Vốn cổ phần và Vốn vay ngân hàng (GEARING) là gì ?
- 4. Vay ngân hàng không trả được bị xử lý như thế nào?
- 5. Hướng dẫn về điều kiện để được vay ngân hàng?
- 5.1. Điều kiện thế chấp nhà ở
- 5.2. Trình tự thủ tục thế chấp
1. Vốn vay ngân hàng (hank advance) là gì ?
Nhưng ở một số nước châu Âu, nơi mà vốn vay ngân hàng phần lớn được thực hiện bằng cách chiết khấu kỳ phiếu, việc sử dụng thuật ngữ này có thể bao hàm cả các khoản vốn vay ngân hàng. Ở Anh, thuật ngữ vốn vay ngân hàng thường không bao hàm hình thức cho vay nêu trên, mặc dù các ngân hàng cũng cung cấp vốn thông qua hình thức đó.
2. Tiền vay ngân hàng (batik loan) là gì ?
3. Tỷ số Vốn cổ phần và Vốn vay ngân hàng (GEARING) là gì ?
The ratio between the amount of money provided by shareholders and the amount of money a company owes to its banks: The company is concentrating on repaying its loans to reduce gearing. Gearing fell from 0.66:1 to 0.52:1.
4. Vay ngân hàng không trả được bị xử lý như thế nào?
Luạt sư tư vấn:
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Bộ luật dân sự quy định:
"Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Thưa luật sư, Vào tháng 3 năm ngoái tôi có vay ngân hàng 20 triệu trong vòng 24 tháng, vay theo hệ tín chấp theo bảng lương của công ty, và tôi có trả nợ cả gốc lẫn lãi được 10 tháng và do tôi mất việc làm 5 tháng qua tôi không thanh toán được số lãi và gốc hàng tháng cho ngân hàng ngân hàng có gọi điện nhiêu lần qua thì tôi không muốn nghe máy lên đã tắt. trong trường hợp của tôi vậy có bị truy tố hình sự hay không?
=> Trường hợp này bạn không nghe điện thoại nên bạn đã có dấu hiệu của việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và số tiền nợ là 20 triệu nên bạn có thể bị truy tố hình sự.
Thưa luật sư, Tôi có cho bạn của tôi vay 22 triệu và lấy lãi mỗi tháng là 10%. Bây giờ bạn tôi không trả và trốn tránh tôi. Xin hỏi tôi có thể kiện và lấy lại số tiền đó được không?
=> Bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo bạn của bạn với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên bạn chỉ có thể đòi được 22 triệu và số tiền lãi tối đa theo mức pháp luật Việt Nam quy định. Còn mức 10%/tháng đã quá số lãi quy định.
Thưa luật sư, Thời gian vừa qua tôi có cho chị A vay một khoản tiền là 72.000.000 (Không tính lãi) để làm ăn. Do ở cùng khu tập thể và chồng tôi công tác cùng chồng chị A nên vì tin tưởng tôi đã cho chị A vay. Chị A hứa sau 1 tháng sẽ trả lại nhưng 1 tháng sau tôi sang lấy tiền thì chị A không trả cho tôi. sau đó đã nhiều lần tôi đã đến đòi nhưng chị A vẫn không trả. Tìm hiểu thêm tôi biết rằng mọi người trong khu tập thể ( chúng tôi ở cùng 1 khu tập thể, cả chị A cũng ở cùng khu tập thể này) ai cũng cho chị A vay và không ai lấy được tiền cả. Tổng số tiền của mọi người trong khu tập thể là gần 500.000.000. Bây giờ chị ta đã bỏ trốn về cư ngụ tại AV-TB. Trong thời gian ở đây chị A đang có thai và giờ đã sinh được 3 tháng. Một số người đã tìm về tận TB để đòi tiền nhưng không lấy được tiền. Mong quý luật sư giúp đỡ và tư vấn để mọi người có thể đòi lại công bằng.
=> Bạn và những người kia làm đơn khởi kiện lên TAND huyện AV-TB yêu cầu chị A thực hiện nghĩa vụ trả nợ vì hiện nay chị A đã chuyển về cư trú tại đó.
Thưa luật sư, Em có cho công ty vay tiền và lấy lãi nhưng giờ công ty làm ăn thua lỗ em muốn được lấy lại tiền nhưng phía công ty họ không chịu trả, công ty biện đủ thứ lý do vì công ty đang gặp khó khăn nên chưa trả được .Từ ngày em xin rút lại tiền giờ cũng được mấy năm rồi mà công ty không trả em sợ sẽ mất số tiền đó . Vậy em xin luật sư cho em biết luật của Việt Nam sao ạ em có mất số tiền đó không?
=> Theo quy định pháp luật Việt Nam thì khi bạn có đầy đủ giấy tờ, tài liệu chứng minh công ty có vay tiền của bạn và hiện nay chưa trả thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với bạn. Trường hợp công ty phá sản thì sẽ tùy vào thứ tự ưu tiên để thanh toán các khoản nợ.
Thưa luật sư, tháng 1/2014 bác tôi có mua xe máy trả gop .trả được mấy tháng thi bác toi lam ăn thua lỗ .mất mát nên bị đổ nợ không có khả năng trả góp hang tháng tiếp. thang 9/2015 này bác tôi nhận được giấy của văn phòng luật sư yêu cầu thanh toán tiền gốc và tiền phạt nếu không sẽ gửi lên Tòa. Vậy tôi có thể thay bác lên văn phòng luật nói chuỵen xin giả dần hàng tháng cho bác theo khả năng tôi có và xin chỉ trả gốc không trả lãi được không?
=> Việc bạn thay mặt bác lên văn phòng luật để trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào việc thỏa thunạ giữa bạn và bên phía ngân hàng, pháp luật không quy định. Trường hợp ngân hàng không đồng ý thì bác bạn có thể bị khởi kiện và kê biên tài sản để thực hiện nghãi vụ trả nợ.
Thưa luật sư, tôi mới mua cái nhà cách đây 2 năm của 1 người và giờ người này đi xa. mà ở phía ngân hàng nói là người này có vay vốn 20 triệu chưa trả đòi xiết nhà của tôi mua vậy có hợp lý không? tôi hỏi ngân hàng thì nói người này vay lâu lắm rồi ma chưa trả mà là vay để làm kinh doanh gì đó rồi giờ kêu tôi phải trả luôn tiền lãi nữa.
=> Trường hợp người kia vay vốn ngân hàng mà thế chấp bằng căn nhà trước thời điểm bạn mua căn nhà đó thì hiện tại ngân hàng đòi kê biên tài sản là căn nhà hoàn toàn phù hợp với phap luật. Lúc này giao dịch của bạn với người kia được coi là vô hiệu. Vậy bạn sẽ phải trả lại nhà cho ngươi kia và người kia trả lại tiền cho bạn chứ bạn không có nghĩa vụ trả nợ và lãi hộ người đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Hướng dẫn về điều kiện để được vay ngân hàng?
Diện tích căn nhà bên trái: ngang 3m, dài 7m (21m2)
Dự định của chúng tôi là phải mua được căn nhà bên trái thì hợp 02 căn lại mới đủ diện tích để xin giấy phép xây dựng 3 tấm, mới có khả năng kinh doanh khách sạn.
Chúng có những điều cần được tư vấn sau:
* Nếu chỉ có trong tay sổ hồng của căn nhà hiện đang ở, chúng tôi có đủ điều kiện vay ngân hàng để mua căn nhà bên trái (bán 1.5 tỷ)
* Nếu đủ điều kiện vay, thì thủ tục vay, thời gian từ khi lập hồ sơ vay đến khi được giải ngân, lãi suất vay, hình thức trả nợ vay, thời gian vay, các chi phí ... như thế nào?
Được biết:
+ Hiện doanh thu trung bình từ khách sạn thuê là : ~ 25.000.000đ/tháng - tiền thuê: 15.000.000đ/tháng
+ Nếu hợp nhất 02 căn để làm khách sạn, doanh thu trung bình là: 55.000.000đ/tháng
Mong nhận được tư vấn của Luật sư. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
5.1. Điều kiện thế chấp nhà ở
Theo Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch của Luật nhà ở 2014 quy định:
"1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai."
Như vậy, theo quy định tai khoản 1 Điều 118 của Luật nhà ở 2014, nhà ở được dùng để thế chấp thì phải đáp ứng các điều kiện như có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, không thuộc diện đang tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu hoặc đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp nhà ở có thời hạn; Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Nếu ngôi nhà bạn đang ở đáp ứng đủ các điều kiện trên thì có thể thế chấp để vay ngân hàng.
5.2. Trình tự thủ tục thế chấp
- Hồ sơ thế chấp nhà ở bao gồm:
- Đơn đề nghị thế chấp nhà ở;
- Kế hoạch hoặc dự án kinh doanh cần đầu tư vốn;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên thế chấp nhà ở;
- Hợp đồng thế chấp nhà ở có chứng nhận của công chứng;
- Xác nhận đăng ký thế chấp (nếu các bên có yêu cầu).
- Thủ tục thế chấp nhà ở
- Bước 1: Bên thế chấp có đơn đề nghị thế chấp nhà ở gửi Ngân hàng kèm theo kế hoạch hoặc dự án kinh doanh cần đầu tư vốn;
- Bước 2: Nếu đồng ý, Ngân hàng sẽ xem xét và thẩm định giá trị tài sản thế chấp;
- Bước 3: Các bên lập hợp đồng thế chấp nhà ở có chứng nhận của công chứng
- Bước 4: Ngân hàng có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở, nơi đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở biết về việc thế chấp.
Trường hợp các bên có yêu cầu đăng ký thì bên thế chấp có đơn gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kèm theo Giấy tờ về sở hữu nhà ở để đăng ký thế chấp;
- Bước 5: Bên thế chấp chuyển Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và thông báo đã đăng ký thế chấp cho Ngân hàng và làm thủ tục nhận tiền vay.
- Bước 6: Sau khi bên thế chấp thanh toán đầy đủ tiền vay (cả gốc và tiền lãi) thì:
- Ngân hàng có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở biết về việc đã giải chấp; lập thủ tục thanh lý hợp đồng thế chấp và giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên thế chấp
- Nếu đã đăng ký thế chấp thì Bên thế chấp chuyển thông báo đã giải chấp của Ngân hàng kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xoá đăng ký thế chấp.
Về thời gian được giải ngân, lãi suất vay, hình thức trả nợ, thời hạn thế chấp... do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại các Điều 342, Điều 343, Điều 344, Điều 354, Điều 355, Điều 356, Điều 357 của Bộ luật Dân sự để giải quyết.
Lưu ý, lãi suất do hai bên thỏa thuận không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với các loại vay tương ứng, theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luậ
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.