Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc uỷ quyền
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện. Quyền đại diện sẽ được xác lập theo uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện hay gọi là đại diện theo uỷ quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, quyền đại diện sẽ được xác lập theo uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Cũng căn cứ vào Điều 140 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hạn đại diện. Thời hạn đại diện sẽ được xác định theo văn bản uỷ quyền, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc là theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không xác định được thời hạn đại diện thì thời hạn đại diện có thể được xác định như sau:
- Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện sẽ được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự;
- Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Đại diện theo uỷ quyền có thể chấm dứt trong các trường hợp cụ thể như sau: Theo thoả thuận của các bên; hoặc do thời hạn uỷ quyền đã hết; Hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành; Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc uỷ quyền; Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; Người đại diện không còn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Đại diện theo pháp luật cũng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
- Người được đại diện là cá nhân chết
- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Căn cứ theo quy định của pháp luật.
Thông thường, thời hạn uỷ quyền do các bên tự thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền sẽ có hiệu lực 01 năm; kể từ ngày xác lập uỷ quyền.
2. Vợ uỷ quyền cho chồng vay ngân hàng thực hiện như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng sẽ gồm tài sản vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh tế; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tài sản ma vợ hoặc chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thưuaf kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản, quyền sử dụng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: Vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Như vậy, khi tiến hành vay ngân hàng mà có tài sản để thế chấp (và tài sản thế chấp là tài sản chung của cả hai vợ chồng) thì trong hợp đồng thế chấp để vay ngân hàng cần có chữ ký của cả hai vợ chồng. Pháp luật hiện hành cũng cho phép vợ, chồng được uỷ quyền cho nhau để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật. Do đó, vợ có thể uỷ quyền cho chồng vay ngân hàng và văn bản uỷ quyền của vợ về việc đồng ý cho chồng là người đại diện ký tên trong hợp đồng vay ngân hàng.
Việc uỷ quyền này phải được lập thành văn bản và cần công chứng văn bản uỷ quyền theo trình tự thủ tục và hồ sơ đúng quy định. Trong trường hợp, hai bên vợ chồng không thể đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng văn bản uỷ quyền thì có thể thực hiện theo quy định của khoản 2 Điều 55 Luật công chứng năm 2014. Bên uỷ quyền có yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi mà họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng uỷ quyền này và hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền.
3. Mẫu giấy uỷ quyền vay ngân hàng mới nhất
Hợp đồng uỷ quyền theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó thì bên được uỷ quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên uỷ quyền; và bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, giấy uỷ quyền là văn bản được sử dụng để thực hiện uỷ quyền cho một cá nhân nào đó thay cho mình thực hiện một công việc theo quy định của pháp luật. Đối với trường hơp vay ngân hàng thì việc uỷ quyền này sẽ là việc vợ uỷ quyền tài sản của mình cho chồng; để chồng tiến hành sử dụng tài sản uỷ quyền để thực hiện vay ngân hàng chứ không phải uỷ quyền cho người khác làm thủ tục vay thay. Uỷ quyền có thể được thực hiện qua giấy tờ, văn bản hoặc qua miệng nhưng vẫn cần đảm bảo tính minh bạch và tránh phát sinh ra mẫu thuận nên sẽ uỷ quyền chủ yếu bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý và phòng tránh rủi ro.
Khi vợ, chồng tiến hành thực hiện vay vốn tại ngân hàng hoặc vay tại các tổ chức tín dụng khác thì người đi vay (vợ) phải đứng tên các tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp để vay ngân hàng là của vợ thì chủ sở hữu tài sản đó (tức người vợ) cần viết Giấy uỷ quyền cho người đi vay để vay vốn. Giấy uỷ quyền vay vốn được sử dụng trong các trường hợp cụ thể: Tài sản do vợ, chồng cùng đứng tên thì khi người vợ muốn vay ngân hàng và nhờ chồng đi thay mặt mình thì người vợ cần viết Giấy uỷ quyền cho người chồng đại diện mình đi làm thủ tục vay. sau khi hoàn tất các thủ tục thì sẽ được ngân hàng chấp thuận;
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY UỶ QUYỀN - Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015; - Căn cứ vào văn bản hiến pháp hiện hành; - Căn cứ vào sự thoả thuận của hai bên. Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2023; chúng tôi gồm có: I. BÊN UỶ QUYỀN Họ tên: Nguyễn Thị K Địa chỉ: Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Số CCCD: 0234567***** Cấp ngày 17 tháng 02 năm 2021; Nơi cấp: Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý trât tự; II. BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN Họ tên: Nguyễn Văn H Địa chỉ: Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Số CCCD: 07654****** Cấp ngày 13 tháng 07 năm 2021; Nơi cấp: Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý trật tự; III. NỘI DUNG UỶ QUYỀN Tôi uỷ quyền cho anh H làm thủ tục vay ngân hàng cho tôi, bằng tài sản là "Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất" đứng tên cả hai chúng tôi. IV. CAM KẾT - Hai chúng tôi cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin uỷ quyền ở trên; - Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền sẽ do hai bên tự giải quyết. Giấy uỷ quyền trên được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN |
Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo thêm về Thủ tục uỷ quyền thế chấp sổ đỏ đẻ vay vốn ngân hàng qua bài viết: Thủ tục uỷ quyền thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng.
Trên đây là nội dung mà công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác!