1. Hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp

Hoạt động giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân (TAND) là một giai đoạn trong toàn bộ quá trình giải quyết án hình sự.

Khác với hoạt động giải quyết các loại án khác như án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính với đặc điểm là hoạt động độc lập của Tòa án từ khi nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu làm phát sinh quan hệ tố tụng, toà án là cơ quan chủ động trong các hoạt động tố tụng dựa trên chứng cứ các bên đương sự xuất trình hoặc có được do điều tra khi cần thiết để đưa ra quyết định trên.

1. Thực tiễn xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Phú Thọ

Giải quyết án hình sự của TAND bao gồm giai đoạn trước xét xử, trong xét xử và sau xét xử. Đặc trưng của việc giải quyết án của Toà án là xét xử, hoạt động cụ thể nhất của xét xử là phiên toà hình sự.

Áp dụng pháp luật (ADPL) trong hoạt động giải quyết án hình sự là hoạt động thường xuyên của TAND trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án mang những đặc điểm chung của hoạt động ADPL, bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng. Quy trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng luật nội dung giải quyết vụ án hình sự phải là Bộ luật Hình sự (BLHS). Việc ADPL trong hoạt động của Toà án luôn là mối quan tâm của xã hội, đặc biệt là khi chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, công tác giải quyết án hình sự của các TAND trong tỉnh Phú Thọ đã góp phần quan trọng vào việc phân hoá tội phạm với một chính sách nhất quán và rõ ràng: nghiêm trị đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố chống đối; khoan hồng đối với những đối tượng thật thà khai báo, ăn năn hối cải, người bị lôi kéo, dụ dỗ. Những bản án, quyết định của Toà án đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động của ngành.

Số vụ án hình sự sơ thẩm của toàn ngành TAND tỉnh Phú thọ đã thụ lý và giải quyết trong 5 năm (2004 - 2008) là 4093 vụ/6488 bị cáo. Trong đó: cấp tỉnh là 602 vụ/1248 bị cáo; cấp huyện là 3491 vụ/5240 bị cáo.

Tổng số vụ án phúc thẩm đã thụ lý giải quyết, xét xử trong 5 năm (2004 - 2008) là 325 vụ. Trong đó có 275 vụ người tham gia tố tụng kháng cáo; 32 vụ Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cùng cấp kháng nghị; 18 vụ vừa có kháng nghị của VKSND cùng cấp, vừa có kháng cáo của người tham gia tố tụng.

Khảo sát thực tế số liệu thống kê từ năm 2004 đến năm 2008 về số vụ án hình sự đã giải quyết của ngành TAND tỉnh Phú Thọ cho thấy: hầu hết số vụ án hình sự của năm sau đều tăng so với năm trước (riêng năm 2007 số vụ và số bị cáo giảm so với năm 2006). Trong đó, bình quân số vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người tăng 12,1%; nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tăng 14,5%; nhóm tội về ma tuý tăng 32,6%; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng tăng 3,6%; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính tăng 6,3%; các nhóm tội khác tăng 8,2%.

Về cơ bản, công tác xét xử án hình sự phúc thẩm đạt kết quả tốt. Việc ADPL thực hiện các trình tự tố tụng từ giai đoạn nhận đơn kháng cáo và văn bản kháng nghị của VKSND đến khi thụ lý và đưa vụ án ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật. 100% các vụ án hình sự phúc thẩm được thụ lý và giải quyết trong thời hạn luật định. Tại phiên toà phúc thẩm, các nội dung kháng cáo, kháng nghị cơ bản đã được giải quyết triệt để, thoả đáng. Việc xét đơn kháng cáo quá hạn, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm đều được thực hiện đúng theo các trình tự, thủ tục Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Mặc dù việc chấp hành pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự của ngành TAND tỉnh Phú Thọ cơ bản đạt kết quả tốt, tiến độ, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án đạt và vượt chỉ tiêu của ngành. Tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan trong nhiều năm được hạn chế ở mức thấp và theo xu hướng giảm dần. Song, thông qua việc nghiên cứu, xem xét một số vụ án bị hủy, sửa cho thấy thực tiễn xét xử vẫn tồn tại khuyết điểm.

Những sai sót thường mắc phải là: định tội danh không đúng; áp dụng không đúng các điều, khoản của BLHS; áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa phù hợp dẫn đến xử bị cáo quá nhẹ hoặc quá nặng, cho hưởng án treo, xử dưới khung hình phạt không đúng quy định của pháp luật; nhấn mạnh bồi thường thiệt hại mà chưa chú trọng đến tính chất và hậu quả của hành vi bị cáo đã gây ra cho xã hội; việc xử lý vật chứng, tịch thu tài sản hoặc tiền đã tham gia vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có chưa đúng quy định của pháp luật; việc áp dụng Bộ luật Dân sự để xác định bồi thường thiệt hại, cấp dưỡng đối với người bị hại, hoặc đối với người bị hại có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa chính xác hoặc giải quyết chưa triệt để; việc ra lệnh tạm giam đối với các bị cáo đang tạm giam sau khi nhận hồ sơ của VKSND còn có nhiều sai sót; việc thực hiện mẫu các văn bản tố tụng không đúng theo quy định của pháp luật và mẫu của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn; việc trả hồ sơ cho VKSND để điều tra bổ sung không có căn cứ để vụ án bị kéo dài; biên bản phiên toà không phản ánh đầy đủ nội dung diễn biến của phiên toà; phiên toà xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng không đúng quy định của pháp luật; cấp phúc thẩm sửa án của cấp sơ thẩm không có căn cứ hoặc căn cứ chưa phù hợp.

Thông qua biên bản phiên toà - là tài liệu phản ánh diễn biến của phiên toà - cho thấy, có những phiên toà mà việc xét hỏi và tranh luận theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/06/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chưa tốt: xét hỏi còn phiến diện, không đầy đủ dẫn đến việc ra bản án quyết định hình phạt không đúng quy định của pháp luật. Việc kiểm tra căn cước, lý lịch của bị cáo chưa được thể hiện đầy đủ trong biên bản phiên toà.

Ví dụ: kiểm tra như thế nào, kiểm tra những vấn đề gì, kết quả kiểm tra tại chỗ có mâu thuẫn với hồ sơ không, trong biên bản phiên toà không thể hiện. Thông qua biên bản phiên toà còn cho thấy nội dung đối đáp giữa đại diện VKSND với luật sư chưa phản ánh đầy đủ so với yêu cầu tranh tụng tại phiên toà, nhiều trường hợp đại diện VKSND không đối đáp hết các quan điểm của luật sư tranh tụng.

Những hạn chế trong hoạt động giải quyết án hình sự thuộc bốn nhóm vi phạm sau: quyết định hình phạt quá nhẹ, áp dụng Điều 31, 60 của BLHS để cho cải tạo không giam giữ, hưởng án treo không đúng. Ngược lại, có trường hợp quyết định hình phạt quá nặng; xác định sai tội danh, áp dụng không đúng điều khoản của BLHS, trong đó có trường hợp áp dụng không đúng quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đánh giá chứng cứ, xác định tiền án, tiền sự, xử lý vật chứng, phân hoá vai trò trong đồng phạm, cá thể hoá hình phạt, trả hồ sơ điều tra bổ sung không chính xác; coi nhẹ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự.

Theo quy định của Khoản 1, Điều 19 Luật Tổ chức TAND, TANDTC có nhiệm vụ hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “TANDTC tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các Toà án áp dụng pháp luật thống nhất”. Trong những năm qua, việc hướng dẫn ADPL của TANDTC được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: qua báo cáo tổng kết công tác hàng năm; bằng các văn bản hướng dẫn đơn hành đối với từng vấn đề. Đặc biệt, hình thức hướng dẫn ADPL quan trọng nhất và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Đây là hình thức văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể ADPL.

Thực tiễn hoạt động của TAND hai cấp ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua cho thấy, công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của TANDTC thực hiện chưa đầy đủ, còn chậm làm cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự của Tòa án các cấp còn lúng túng, kết quả giải quyết án chưa cao. Xin đơn cử:

Hiện nay có một số quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thi hành án phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ chưa cụ thể, chưa đầy đủ và chưa thống nhất nên các TAND địa phương khi thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Ví dụ: Khoản 2, Điều 31 và Khoản 2, Điều 60 của BLHS quy định việc Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc người bị án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Việc giao bằng hình thức nào (giao con người cụ thể hay chỉ giao hồ sơ thi hành án) hiện chưa có hướng dẫn.

Do vậy, các cơ quan, tổ chức, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi nhận được bản án (trích lục án) và quyết định thi hành án của Toà án bàn giao việc giám sát, giáo dục người bị kết án gặp khó khăn về hình thức quản lý, nội dung, biện pháp giám sát giáo dục người bị kết án. Có địa phương giao việc giám sát, giáo dục người bị kết án cho cơ quan tư pháp, nơi lại giao cho công an xã, phường, thị trấn. Thậm chí, có trường hợp tại thời điểm Toà án giao hồ sơ thì người bị kết án đã không có mặt ở địa phương, họ đi đâu, ở đâu, làm gì, địa phương không rõ, Toà án cũng không thể biết. Những trường hợp này việc giao và nhận để giám sát, giáo dục đối với người bị kết án vẫn còn là hình thức cần phải có sự quy định cụ thể của pháp luật.

Việc thực hiện Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo ở các xã phường, thị trấn trong tỉnh chưa được thống nhất. Thậm chí, đến nay còn có cán bộ địa phương (công an, tư pháp) chưa biết đến hai nghị định này. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn pháp lý của một số cán bộ xã, phường, thị trấn còn yếu nên công tác phối hợp giữa Toà án với địa phương trong một số trường hợp gặp khó khăn nhất định.

Cũng trong các nghị định này, để thực hiện quy định tại điểm a, Điều 10 của Nghị định 60 và 61 về việc lập sổ quản lý người bị phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ thì phải có văn bản hướng dẫn nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, chưa có mẫu và các địa phương chưa được cấp các loại sổ sách như quy định. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giám sát, giáo dục người phạt tù cho hưởng án treo và người bị phạt cải tạo không giam giữ còn gặp phải vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng giám sát, giáo dục người bị kết án theo quy định của pháp luật.

Cùng thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự, về công tác tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hiện nay theo nội dung hướng dẫn của Thông tư liên ngành số 02/2006/TTLN của Bộ Công an, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế. Tại Mục 8 Thông tư quy định trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chết, thì gia đình họ hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn được giao quản lý người được tạm đình chỉ phải báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang cư trú biết.

Chánh án Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có trách nhiệm thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ chấp hành hình phạt tù (vì người bị kết án đã bị chết) và gửi quyết định này cho chính quyền địa phương xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú, ban giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người bị kết án được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Đến năm 2007, Hội đồng thẩm phán TANDTC có Nghị quyết số 02-NQ/HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 5 của Bộ luật Tố tụng hình sự về “thi hành bản án và quyết định của Toà án”, nhưng không hướng dẫn mẫu quyết định đình chỉ chấp hành hình phạt tù nên khi thực hiện, các TAND địa phương không có sự thống nhất, mỗi địa phương tự soạn thảo một hình thức mẫu khác nhau.

Văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp với ngành Tòa án còn thiếu, chưa có và nếu có cũng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì vậy, nhiều cơ quan, tổ chức chưa phối hợp với Tòa án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, ủy thác tư pháp làm cho thời gian xét xử vụ án kéo dài. Chưa có quy định cụ thể về bảo vệ nhân chứng và xử lý đối với công dân không hợp tác với các cơ quan pháp luật, gây khó khăn, cản trở việc giải quyết vụ án.

Nhiều nội dung pháp luật quy định không thống nhất được phát hiện nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm sửa đổi hoặc TANDTC không hướng dẫn áp dụng. Ví dụ: việc tuyên thời điểm chấp hành hình phạt tù đối với người bị phạt tù cho hưởng án treo được tính đến thời điểm nào, ngày tuyên án sơ thẩm hay ngày giao người bị kết án cho nơi giám sát, giáo dục? Vấn đề này giữa luật của Quốc hội và nghị định của Chính phủ chưa thống nhất.

Do những văn bản hướng dẫn cho hoạt động xét xử án hình sự của TANDTC chưa đầy đủ, cụ thể nên trong thực tiễn, TAND các cấp thường vận dụng linh hoạt những hướng dẫn của TANDTC để áp dụng cho từng vụ án cụ thể, nhưng các địa phương hiểu và thực hiện các hướng dẫn của TANDTC đôi khi còn khác nhau. Quan điểm khác nhau này xảy ra giữa các cấp TAND ở trong tỉnh, thậm chí ngay trong các thành viên của hội đồng xét xử nên hiệu quả của công tác hướng dẫn pháp luật còn chưa được như mong muốn. Đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng các vụ án bị cấp trên sửa, huỷ có chiều hướng tăng.

Thêm nữa, trên thực tế, trình độ chuyên môn của đa số Hội thẩm nhân dân ở TAND các cấp chưa đáp ứng yêu cầu xét xử. Khi tham gia xét xử, quyền của Hội thẩm nhân dân được pháp luật quy định ngang với Thẩm phán. Điều này đương nhiên đòi hỏi kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử phải tương đương Thẩm phán, nhưng thực tế hiện nay chưa đạt. Chế định về Hội thẩm nhân dân hiện còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa hoàn thiện. Chưa có quy định cụ thể về trình độ, năng lực để lựa chọn Hội thẩm nhân dân, mà pháp luật mới chỉ dừng lại những quy định chung chủ yếu về phẩm chất đạo đức. Mặt khác, chế độ đãi ngộ, chế độ trách nhiệm đối với Hội thẩm vẫn còn quá thấp.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử của tòa án các cấp

Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; ban hành, sửa đổi, bổ sung, giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời. Tiếp tục đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ, mang tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng làm cơ sở cho việc bảo đảm ADPL. Thêm nữa, công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nâng cao năng lực và trí tuệ ngang tầm với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội luôn biến động và phong phú. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường giải thích pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông qua khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nâng cao chất lượng của các văn bản giải thích, hướng dẫn góp phần bảo đảm sự thống nhất của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, kiểm tra giải quyết án hình sự của cấp sơ thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. Để bảo đảm chất lượng của hoạt động này, chủ yếu phải thông qua công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại của phòng Kiểm tra giám đốc án (những năm 2004-2008, TAND tỉnh Phú Thọ tiến hành giám đốc thẩm 31 vụ, tái thẩm 6 vụ, đã kịp thời sửa chữa, khắc phục sai lầm trong ADPL của Toà án cấp huyện).

Tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết án hình sự thực chất là tổng kết việc ADPL trong hệ thống cơ quan Toà án theo những chủ đề nhất định và trong một thời gian nhất định như nêu các bản án, quyết định đúng đắn, chính xác, có tính mẫu mực để toàn ngành học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thoả đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc chọn quy phạm pháp luật để rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá thực chất về sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật sau khi được Nhà nước ban hành: những quy phạm pháp luật nào phát huy tác dụng tốt; những quy phạm pháp luật nào còn mang tính chung chung, trừu tượng khó thực hiện; những quy phạm pháp luật nào quy định quá cụ thể, cứng nhắc không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội. Từ đó, cần có những đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, giải thích, hướng dẫn những quy phạm pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án thì phải thường xuyên nâng cao lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho Thẩm phán - lực lượng chủ yếu hoạt động áp dụng pháp luật, xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên nhằm bảo đảm nguồn nhân lực sẵn sàng cho điều kiện mới.

Toà án các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chỉ bố trí Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử khi đã được nghiên cứu hồ sơ, chủ động phối với thường trực đoàn mời Hội thẩm nhân dân tham gia vụ án phù hợp với chuyên môn. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc các cấp - các cơ quan có thẩm quyền trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm - nên có sự phối hợp tốt hơn đối với Toà án để thực sự Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân nhưng vẫn bảo đảm được hoạt động của Toà án được thuận lợi.

(MINH KHUE LAW FIRM: Sưu tầm & Biên tập.)

2. Tòa hiến pháp có phải là dạng tòa án đặc biệt ?

Hội đồng Thẩm phán hiện nay chưa đủ biên chế, về chất lượng thì chưa phải là “cơ quan thông tuệ pháp luật nhất đất nước”. Có lẽ đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến một số quyết định của Hội đồng Thẩm phán chưa được xã hội “tâm phục, khẩu phục”!

Hội đồng Thẩm phán hiện nay chưa đủ biên chế, về chất lượng thì chưa phải là “cơ quan thông tuệ pháp luật nhất đất nước”. Có lẽ đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến một số quyết định của Hội đồng Thẩm phán chưa được xã hội “tâm phục, khẩu phục”!

Trước hết, cần phải nhìn nhận một cách biện chứng rằng quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (HĐTP) có thể có sai lầm, thậm chí có sai lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong 50 năm qua (tính từ năm 1960 đến nay) chỉ có một vài quyết định giám đốc thẩm của HĐTP bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận là có sai lầm nghiêm trọng. Tuy chỉ có một vài vụ nhưng đã để lại dư luận không tốt đối với HĐTP.

Nhiều lần Quốc hội đã đưa ra thảo luận vấn đề này để tìm giải pháp khắc phục nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên chưa thể gút. Lần này, nhân việc Quốc hội thảo luận về Luật Tố tụng hành chính, các luật gia lại có dịp góp ý. Về phần mình, tôi có một số ý kiến.

Tăng chất, tăng lượng cho HĐTP

Có ý kiến đề nghị lập lại Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao như trước đây. Tôi thấy nếu có lập lại ủy ban này cũng không giải quyết được gì. Chúng ta đã cố gắng lắm mới bỏ được một cấp giám đốc thẩm ở TAND Tối cao cũng là nhằm tránh tình trạng có nhiều cấp giám đốc thẩm. Cho đến nay, trong hệ thống TAND vẫn còn tới ba cấp giám đốc thẩm là ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh, các tòa chuyên trách TAND Tối cao và HĐTP.

Tuy nhiên, tôi cho rằng HĐTP hiện nay về số lượng thì chưa đủ biên chế mà Quốc hội đã phê chuẩn (17 thành viên). Về chất lượng, chưa phải là “cơ quan thông tuệ pháp luật nhất đất nước” như ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã. Có lẽ đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến một số quyết định của HĐTP chưa được xã hội “tâm phục, khẩu phục”!

Lập tòa án hiến pháp ?

Nếu có cơ chế xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của HĐTP thì phải giao cho một cơ quan khác (Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc tòa án đặc biệt) chứ không thể giao cho chính các thành viên HĐTP tự mình xem xét lại quyết định của mình. Như vậy nó vừa vi phạm tố tụng, vừa trái nguyên tắc “Thẩm phán không được tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án”. Cả thế giới không ở đâu làm như vậy cả!

Trước đây luật tố tụng còn quy định “trừ thành viên của Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao đã xét xử vụ án đó thì vẫn được tham gia xét xử ở HĐTP”. Nhưng nay Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao không còn thì quy định này cũng mặc nhiên bị bãi bỏ. Ngoài ra, không có quy định ở bất cứ đạo luật nào cho phép một thẩm phán được tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.

Nếu Luật Tố tụng hành chính cho phép HĐTP tự mình xem xét (xét xử) lại vụ án mà các thành viên đã tham gia xét xử trước đó vẫn được tham gia thì không chỉ trái với hiến pháp mà còn trái với nguyên tắc tố tụng. Chưa kể đến những hệ quả mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã đã nêu: “Nếu chúng ta áp dụng cơ chế đặc biệt này, có thể giải quyết được một vài vụ án mà xưa nay chúng ta gọi là có sai lầm nghiêm trọng nhưng tình hình sẽ đến đâu? Như thế chúng ta phá vỡ niềm tin hay sự tín nhiệm của công chúng là việc xét xử của ta không có điểm dừng và không đáng tin”. Nếu tố tụng hành chính làm được thì sẽ xử lý các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại và tranh chấp lao động thế nào? Không thể tồn tại các luật tố tụng khác nhau về cùng một vấn đề.

Thiết nghĩ cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu. Nếu có thay đổi thì phải thay đổi từ gốc, từ những nguyên tắc cơ bản của tố tụng, từ hệ thống các tòa án, cần thiết thành lập tòa án đặc biệt mà ở đó các thành viên không phải là những thẩm phán ở HĐTP đã tham gia xét xử vụ án đó.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

3. Thực trạng xét xử các vụ xâm hại trẻ em

Trong những năm qua, nhờ đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội và sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn dân nên công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần cải thiện một bước cuộc sống vật chất và tinh thần của trẻ em Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng đã và đang nảy sinh, phát triển các loại tệ nạn xã hội, nhất là xâm hại đến quyền được tôn trọng và bảo vệ trẻ em. Qua công tác theo dõi xét xử trong thời gian qua cho thấy, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đối với trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Đặc biệt trong đó các tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em, mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ em...chiếm một tỷ lệ rất cao trong các tội xâm hại đến trẻ em, gây hậu quả rất nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em; đồng thời làm băng hoại đạo đức xã hội, gây nên sự căm phẫn và bất bình trong nhân dân.

Trước tình hình đó, Toà án nhân dân tối cao đã phối hợp với các cơ quan tư pháp ở trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương nhận thức đúng tính chất và yêu cầu cấp bách của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại đến trẻ em; áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, khẩn trương phát hiện, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh các hành vi phạm tội.

Trong thời gian (từ 01/01/2009 đến 30/9/2010), chỉ tính riêng các vụ án xâm hại trẻ em theo các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự, toàn ngành Toà án nhân dân đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 1.921 vụ án với 2.206 bị cáo trong tổng số 2.120 vụ với 2.459 bị cáo phải giải quyết (đạt tỷ lệ 98,0%). So với kỳ năm trước số bị cáo đã xét xử tăng 4%.

Đối với các vụ án xâm hại trẻ em đã được đưa ra xét xử, các hình phạt mà Toà án tuyên phạt đối với các bị cáo thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm... khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Trong số 2206 bị cáo đã đưa ra xét xử, các Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt 10 bị cáo tù chung thân và tử hình; tổng hợp hình phạt tù từ trên 20 năm đến 30 năm tù đối với 5bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm 154bị cáo; xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm 569 bị cáo; bị xử phạt tù với mức hình phạt dưới 7 năm 1207 bị cáo. Ngoài việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hình phạt chính, các Toà án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, ngành nghề hoặc làm công việc nhất định.... đối với những bị cáo này. Nhìn chung, hình phạt mà các Tòa án đã áp dụng đối với các bị cáo phạm các tội xâm hại đến em đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Trong số các vụ án xét xử xâm hại về trẻ em, nhóm tội xâm phạm về tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 1.830 vụ với 2026 bị cáo (chiếm 95%), tội mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ 85 vụ (chiếm 4,4%) số vụ đã xét xử về các tội phạm xâm hại trẻ em. Nhiều vụ án nghiêm trọng đã được các Toà án phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để khẩn trương đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh; các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội nghiêm khắc, đúng mức, được dư luận nhân dân đồng tình như: Vụ Ngô Văn Tư và Nguyễn Văn Đạt (trú tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An giang) phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” Tòa án nhân dân tỉnh An giang tuyên phạt mỗi bị cáo 12 năm tù; vụ án Trương Ngọc Hoài Nhân (trú tại, Phường 3, Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) về tội “ Hiếp dâm trẻ em”, nạn nhân là bé gái chỉ mới hơn 5 tuổi, hành vi này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của trẻ, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát tuyên phạt bị cáo Nhân 14 năm tù….

Cùng với các tội phạm xâm phạm tình dục thì tình hình mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em cũng diễn ra phức tạp, một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để lao động tại các nhà hàng và làm mại dâm. Còn lại phần lớn trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài, đến nhiều nước khác nhau.

Số liệu nêu trên cho thấy tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trong thời gian qua đang diễn biến rất phức tạp và đáng lo ngại. Các vụ án này xảy ra rất nghiêm trọng ở các địa phương trong cả nước không chỉ ở các thành phố lớn như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai.., mà diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực nông thôn, miền núi nơi những điều kiện sinh hoạt, đời sống văn hoá tinh thần còn nghèo nàn sự hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế như: Cà Mau, Kiên Giang, Bình Phước, Đắc Lắc, Đắc Nông ...

Trong số các bị cáo phạm tội xâm hại trẻ em, không chỉ có những người lớn xâm hại trẻ em mà đối tượng phạm tội là người chưa thành niên trong thời gian gần đây cũng gia tăng đáng kể (trong số các bị cáo thống kê nêu trên thì số bị cáo có độ tuổi từ đủ 14 đến 16 tuổi chiếm 2,4%; độ tuổi từ đủ 16 đến 18 tuổi chiếm 5,5% (tăng 1,1 % so với cùng kỳ). Tình trạng đáng báo động này đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm, nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đã được ngành Tòa án nhân dân đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, hầu hết các vụ án xâm hại trẻ em đều được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là các vụ án điểm nên đã cử cán bộ, Thẩm phán phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát để nắm bắt hồ sơ vụ án từ giai đoạn điều tra, nên việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án có nhiều thuận lợi, từ khâu thụ lý, phân công Thẩm phán Hội đồng xét xử, nghiên cứu hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử công khai tại phiên tòa. Đối với những vụ án được lựa chọn là án điểm, xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ án, các Tòa án đã có phương án phối hợp với Công an, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan để làm tốt công tác chuẩn bị mở phiên tòa, đảm bảo an toàn tại các phiên tòa và đề cao tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa của phiên tòa. Một số Tòa án đã phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức truyền thanh trực tiếp diễn biến của phiên tòa để nhân dân địa phương theo dõi như Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức xét xử lưu động vụ Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm phạm tội “cố ý gây thương tích” và “hành hạ người khác” (trong vụ án hành hạ cháu Nguyễn Hào Anh), phiên tòa được xét xử tại hội trường Trung tâm Văn Hóa Cà Mau, với sự tham dự đông đảo của người dân tại các huyện xa như Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước…; Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử vụ Đỗ Thị Kim Duân, sinh năm 1974, tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) phạm tội “giết người” (trong vụ án dùng kim đâm vào đầu cháu bé Nguyễn Nhật Minh)…

Các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đều đưa tin, tuyên truyền về kết quả xét xử của Tòa án đã có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại trẻ em nói riêng. Bên cạnh đó, công tác tổ chức các phiên toà xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em đều được các Hội đồng xét xử cân nhắc rất kỹ lưỡng, lựa chọn phương thức tổ chức phiên toà, phương pháp thẩm vấn sao cho vừa làm rõ được các tình tiết của vụ án, vừa đảm bảo tính thuần phong mỹ tục, đảm bảo các yếu tố văn hoá. Có những chi tiết về hành vi xâm hại tình dục đối với các em nếu trong quá trình điều tra đã được làm sáng tỏ, được ghi chép đầy đủ trong các biên bản, thì Hội đồng xét xử có thể không cần hỏi lại quá chi tiết ở phiên toà ở nơi đông người... Việc triệu tập nhân chứng, người bị hại ra Toà, các Thẩm phán cũng tế nhị, dựa trên nguyên tắc phải bảo vệ danh dự, phẩm giá của con người đặc biệt là vấn đề tâm sinh lý của các em là hết sức quan trọng; hoặc yêu cầu không được ghi lại hình ảnh của các em tại phiên toà, không được đưa hình ảnh lên báo chí... là vấn đề hết sức tế nhị và chính đáng, đã được Tòa án các cấp thực hiện nghiêm túc.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung các vụ án xâm hại trẻ em nói riêng, thời gian tới Tòa án các cấp cần tiếp tục triển khai các biện pháp sau:

- Xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án về xâm hại trẻ em, bảo đảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe, giáo dục chung đối với những người khác;

- Phân công cán bộ, Thẩm phán có năng lực, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn để tổ chức, xét xử lưu động các vụ án xâm hại trẻ em; thường xuyên phối hợp, họp bàn với các cơ quan tiến hành tố tụng để đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử các vụ án xâm hại trẻ em; Đảm bảo các vụ án này được tiến hành chính xác, đúng pháp luật không để quá hạn luật định; kiên quyết không xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Tăng cường việc giám đốc của Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới trong xét xử các tội phạm về xâm hại trẻ em để kịp thời sữa chữa, rút kinh nghiệm những sai lầm mà Toà án cấp dưới mắc phải, đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án các cấp đúng người, đúng tội, pháp luật, trừng trị người phạm tội, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật, tuyên truyền, động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại trẻ em nói riêng.

- Tham gia tích cực vào việc soạn thảo các dự án luật có liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em. Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới liên quan đến phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

4. Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự

Với chức năng xét xử thì Tòa án là đại diện cho quyền lực tư pháp, trên cơ sở này, bài viết nghiên cứu chức năng xét xử của Tòa án trong tố tụng hình sự nhằm hoàn thiện chức năng này trước yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Giải quyết vụ án công khai, dân chủ, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo công lý, công bằng là trách nhiệm không chỉ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà còn là quyền của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, đồng thời cũng là đòi hỏi của xã hội ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn vậy, cần phải tổ chức và phân định rạch ròi nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên những tiêu chí về chức năng của tố tụng hình sự trong Nhà nước pháp quyền, đó là: Chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử.

Ở nước ta, bên cạnh những mặt được thì “công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế”, “tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý”, không rõ ràng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử còn xảy ra, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vẫn còn bị xâm phạm. Vì vậy, Nghị quyết 49/NQ ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 49/NQ) đã chỉ ra “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” là một trong những nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp. Bài viết này tập trung, làm rõ chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự góp phần thực hiện Nghị quyết 49/NQ của Bộ chính trị đã nêu.

1. Sự ra đời của Tòa án gắn liền với hoạt động xét xử và xét xử trở thành đặc điểm quan trọng nhất khi nói đến tòa án.

Ngay từ khi Nhà nước xuất hiện đã có xét xử và có Tòa án. Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung thì Tư pháp tức là pháp đình, là Tòa án, là y theo pháp luật mà xét định các việc trong phạm vi pháp luật do vậy, “hệ thống cơ quan tư pháp có chức năng xét xử các hành vi vi phạm các qui định của pháp luật nhà nước” [1]. Tuy nhiên, ngay từ đầu không phải Tòa án đã có một hệ thống độc lập như ngày nay mà người ta thường đồng nhất Tòa án với các cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối Nhà vua ban hành pháp luật, thực hiện pháp luật và đồng thời lại là người xét xử các hành vi vi phạm pháp luật nên không có hệ thống tòa án chuyên thực hiện chức năng xét xử mà chức năng này được giao cho hệ thống cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương. Xã hội phát triển, nhằm hạn chế quyền lực vô hạn của nhà vua, các nhà tư tưởng tư sản đã xây dựng mô hình nhà nước phân quyền, mà ở đó các quyền lực nhà nước được giao cho các cơ quan chuyên trách thực hiện. John Locke và Montesquieu là những người đại diện cho học thuyết này và các Ông đã phân chia ho ạt động nhà nước thành ba nhánh quyền lực: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trên cơ sở những học thuyết tiến bộ này, nhà nước tư sản ra đời đã đấu tranh và khẳng định cho sự độc lập của quyền tư pháp với chức năng của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Sự độc lập tư pháp là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền lực của những người cầm quyền do đam mê quyền lực và vụ lợi họ đã xâm phạm đến các quyền của con người trong xã hội. Với sự ra đời của nhà nước tư sản thì quyền tài phán của Tòa án là một nhánh quyền lực nhà nước, là hoạt động của nhà nước xét xử các tranh chấp trong xã hội giữa các cá nhân với nhau và phán quyết hành vi của công dân có vi phạm pháp luật nhà nước hay không. Theo sự phát triển của xu thế dân chủ, đối tượng hoạt động xét xử của Tòa án cũng ngày càng được mở rộng. Lúc mới ra đời hoạt động xét xử chỉ được áp dụng cho các “thần dân” có hành vi chống lại nhà nước, các vi phạm giữa các cá nhân được giải quyết chủ yếu bằng con đường “tự xử”. Càng về sau, các quyền tự do dân sự, chính trị của công dân dần dần được pháp luật thừa nhận, sự vi phạm các quyền đó được nhìn nhận như là xâm phạm tới lợi ích, trật tự chung và do đó chúng là đối tượng của hoạt động xét xử của Tòa án. Ngoài các vấn đề hình sự, dân sự, hoạt động xét xử còn mở rộng đến các vấn đề thương mại, đất đai, lao động, đặc biệt ngày nay Tòa án xử những hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức hành pháp trong việc ban hành các quyết định của mình. Ngoài việc xử dân, xử quan, Tòa án đã hình thành hệ thống xét xử cả hành vi của các cơ quan lập pháp, hành pháp nếu hành vi đó vi phạm pháp luật và hiến pháp với sự ra đời của Tòa hành chính và Tòa án hiến pháp. Với chức năng xét xử thì Tòa án là đại diện cho quyền lực tư pháp - một trong ba nhánh quyền lực ở nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, không những có thẩm quyền xét xử những tranh chấp, vi phạm thông thường mà còn có thẩm quyền phán xử cả những vi phạm hiến pháp. Trong nhà nước pháp quyền, Tòa án có vai trò quan trọng, là nơi biểu hiện tập trung của quyền lực tư pháp đồng thời là nơi thể hiện nền công lý, sự đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Trong thế giới hiên đại, các quốc gia đều khẳng định xét xử là một chức năng của nhà nước, pháp luật không để cho ai tự xử, ngoại trừ những những chế định phi nhà nước được pháp luật cho phép như hòa giải hoặc trọng tài. Và, ngay cả trong những trường hợp này các phán quyết của trọng tài, tổ hòa giải, nếu các đương sự không đồng ý vẫn có thể đưa ra Tòa án giải quyết.

Để đảm bảo cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan thì nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là tiền đề nền tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Sự độc lập xét xử xuất phát tư bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện “Đã nhân danh công lý và dựa vào công lý thì thì Tòa án phải xét xử như là một người đứng giữa, trung lập không phụ thuộc vào bên nào. Tuy nhiên, xét xử có tính đặc thù, đó là hoạt động tư duy của thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: sức ép của các thế lực nhà nước, dư luận xã hội nhất là của báo chí, sức ép của các đảng phái, tôn giáo, sự căng thẳng, hung hãn của các đương sự… Do vậy, để bảo vệ công lý thẩm phán phải vượt lên tất cả các sức ép ngoại cảnh để có những phán quyết khách quan, nên hoạt động xét xử tự thân nó đã phát sinh nhu cầu phải độc lập. Chỉ xét xử độc lập Tòa án mới tồn tại đúng với bản chất của mình là cơ quan bảo vệ công lý” [2]. Theo J.Clfford Wallace - Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ thì: “Độc lập tư pháp đảm bảo rằng các quan chức cũng phải tuân theo pháp luật; với việc xét xử độc lập không có ai ở phía trên hay ở bên dưới luật [3]. Và độc lập tư pháp cần được nhận thức rộng rãi như việc bảo đảm nhân quyền “Mọi người đều có quyền tham gia phiên tòa một cách công khai và được các thẩm pháp xét xử một cách độc lập. Và độc lập tư pháp cần được nhận thức rộng rãi như việc bảo đảm nhân quyền “Mọi người đều có quyền tham gia phiên toà một cách công khai và được các Thẩm phán xét xử một cách độc lập và vô tư, khách quan” [3].

Như vậy, sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với độc lập tư pháp phải bao gồm ba yếu tố: 1/ Tòa án phải được trao thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề mang tính chất tư pháp; 2/ Tòa án phải là cơ quan duy nhất có quyền quyết định vụ việc đang yêu cầu giải quyết có thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không; 3/ Quyết định cuối cùng của Tòa án không phải chịu bất kỳ sự xét duyệt của bất kỳ cơ quan quyền lực nào [4]. Thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử, các quốc gia tập trung vào xây dựng một hệ thống Tòa án theo hướng phân định thẩm quyền giữa Tòa án với với các cơ quan lập pháp, hành pháp, đồng thời với việc đề cao trách nhiệm của thẩm phán. Pháp luật qui định trách nhiệm của thẩm phán phải độc lập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và chỉ chỉ tuân theo pháp luật trước hết là các qui tắc xét xử. Việc tuân thủ các qui tắc xét xử tạo điều kiện cho chính thẩm phán tránh được mọi áp lực từ phía các quan chức nhà nước và ngay cả áp lực của các thẩm phán Tòa án cấp trên. Đồng thời, sự ràng buộc của các qui tắc xét xử không cho phép xảy ra sự lạm dụng quyền lực của chính các thẩm phán. Pháp luật các nước đều qui định thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ cho rằng họ sẽ không vô tư khi tiến hành tố tụng [5].

2. Ở nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc này thì vị trí quyền tư pháp và cơ quan tư pháp khác với quan niệm truyền thống của các nước Phương Tây. Họ cho rằng tư pháp là một bộ phận hợp thành của cơ cấu quyền lực nhà nước, trong đó quyền tư pháp độc lập với quyền lập pháp và hành pháp. Quyền tư pháp do Tòa án đảm nhiệm thông qua hoạt động xét xử. Ở nước ta, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì quyền tư pháp và hệ thống cơ quan tư pháp được hiểu là: a) Quyền tư pháp là một bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước và gắn liền với hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự chung của xã hội; b) Hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp là thước đo của nền công lý trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà hiệu quả đó được dựa trên các tiêu chí về tính minh bạch, sự công bằng và độ tin cậy của người dân đối với hệ thống cơ quan tư pháp; c) Xét dưới góc độ thể chế nhà nước thì tư pháp là một bộ phận hợp thành quyền lực nhà nước gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và hành pháp, tạo thành quyền lực nhà nước thống nhất. Do vậy, hoạt động tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, hoạt động thực hành quyền công tố, hoạt động điều tra và hoạt động thi hành án nên, cơ quan tư pháp không chỉ có Tòa án mà còn bao gồm Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án và những cơ quan bổ trợ tư pháp khác. Tuy nhiên, quan niệm về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong nhà nước XHCN như trên không đồng nghĩa với việc lẫn lộn, xóa nhòa ranh giới chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội, chức năng xét xử của những cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án. Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực và quyền lực nhà nước thống nhất không thể phân chia nhưng cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước XHCN cũng phải dựa trên cơ sở của sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau căn cứ vào chức năng của tùng loại cơ quan. Do vậy, Viện kiểm sát không thể thực hiện những hoạt động thuộc chức năng xét xử của Tòa án và Tòa án cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện tội phạm và khởi tố vụ án hình sự hay cơ quan điều tra lại thực hiện những nhiệm vụ thuộc chức năng xét xử và thực hành quyền công tố của Tòa án và Viện kiểm sát.

Trong hệ thống cơ quan nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì tòa án có chức năng năng xét xử và được đặt dưới sự giám giám sát của cơ các cơ quan quyền lực nhà nước và quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trên cơ sở nguyên tắc này, Hiến pháp 1992 ngoài điều luật qui định về chức năng xét xử của Tòa án: “Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 127 Hiến pháp) thì không có một điều luật nào qui định chức năng khác đối với Tòa án. Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chức năng xét xử chỉ thuộc về tòa án chứ không thuộc bất kỳ cơ quan nhà nước nào và đồng thời Tòa án chỉ có chức năng xét xử chứ không có bất kỳ chức năng nào khác. Theo tinh thần này thì gán cho Tòa án những chức năng khác như: trách nhiệm phát hiện tội phạm và khởi tố vụ án hình sự, trách nhiệm thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm… không thuộc về xét xử là không phù hợp với bản chất, vị trí, chức năng của Tòa án trong nhà nước hiện đại và đồng thời cũng là sự vi Hiến.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguyên tắc độc trong xét xử, Hiến pháp 1992 qui định: “Khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và qui định này được nhắc lại tại Điều 16 BLTTHS. Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được xác định với những nội dung sau: a) Đòi hỏi sự độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ và đưa ra các kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Theo qui định của pháp luật TTHS việc xét xử sơ thẩm hoặc trong những trường hợp nhất định của xét xử phúc thẩm thành phần của Hội đồng xét xử có Thẩm phán và Hội thẩm. Hội thẩm là người không chuyên làm công tác xét xử nhưng khi thực hiện quyền xét xử phải độc lập với Thẩm phán trong mọi khâu của qúa trình xét xử, tránh sự phụ thuộc vào Thẩm phán. Thẩm phán phải là người phát biểu sau cùng để không ảnh hưởng tới tính độc lập của Hội thẩm. Các vấn đề của vụ án đều phải được giải quyết bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ vụ án; b) Sự độc lập của Hội đồng xét xử với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. Trong quá trình xét xử cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp hoặc tác động vào các thành viên của Hội đồng xét xử để họ phải xét xử vụ án theo ý kiến chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khác quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp; c) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo qui định của pháp luật. Luật nội dung và luật tố tụng là chuẩn mực để các thành viên Hội đồng xét xử xem xét đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được mang ra xét xử. Trên cơ sở qui định của pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ đưa ra các phán quyết của mình về sự việc phạm tội và hành vi phạm tội của bị cáo một cách chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án đã xảy ra. Ngoài việc tuân theo pháp luật khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc bởi bất kỳ điều kiện nào; d) Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử còn được thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử, Toà án cấp trên không được quyết định hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể. Đồng thời khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Tòa án cấp trên cũng không bị phụ thuộc bởi các nhận định, những phán quyết của Toà án cấp dưới. e) Việc qui định nguyên tắc độc lập trong xét xử không mâu thuẫn với nguyên tắc qui định tại Điều 4 Hiến pháp 1992 về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như toàn xã hội. Vì, pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hoá đường lối của Đảng nên việc tuân thủ pháp luật cũng chính là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Mọi sự can thiệp của các cấp uỷ Đảng vào việc xét xử từng vụ án cụ thể của Hội đồng xét xử đều là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Tòa án. Những nội dung trên của nguyên tắc này chỉ áp dụng khi Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện chức năng xét xử, ngoài ra khi họ hoạt động với tư cách công chức thì phải tuân theo các quy định của Luật hành chính. Độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật không đồng nghĩa với sự tuỳ tiện, chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm, đồng thời cũng không mâu thuẫn với việc trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp hoặc Toà án cấp trên để lựa chọn phương án tối ưu khi giải quyết các vụ án (hiện nay theo quy chế của mỗi Toà án thông thường đều quy định những vụ việc phải được đưa ra bàn án trước khi xét xử. Sau khi trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của người khác, Thẩm phán tự mình phải phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, tài liệu của vụ án để đề ra các quyết định xử lý một cách độc lập, trên cơ sở quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức). Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đảm bảo cho Hội đồng xét xử thực hiện quyền tự quyết của mình trong khi xét xử, đồng thời cũng buộc họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân về tính đúng đắn, hợp pháp đối với các quyết định của mình trong quá trình giải quyết vụ án [6].

3. Trên cơ sở học những học thuyết, quan điểm về vị trí, chức năng của tòa án trong nhà nước pháp quyền hiện đại đối chiếu với thực tiễn Việt Nam những vấn đề sau cần được quan tâm nghiên cứu khi tiến hành cải cách tư pháp:

Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền, hệ thống Tòa án được tổ chức để thực hiện quyền lực nhà nước - Quyền tài phán nhà nước. Xu thế dân chủ đã đặt tòa án trước nhiệm vụ nặng nề bởi tự do cá nhân tùy thuộc vào sự công bằng của tòa án và do vậy cách thức tổ chức hệ thống Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chức năng xét xử và khả năng độc lập trong xét xử của Tòa án. Hiện nay, ở nước ta hệ thống tòa án được tổ chức theo tiêu chí địa giới hành chính và có ba cấp, theo đó hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân cáp huyện, Tòa án nhân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân Tối cao. Bên cạnh những ưu điểm như: làm tăng uy lực cho chính quyền các cấp địa phương, huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia vào công tác xét xử của tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến tòa án thì mô hình tổ chức hệ thống tòa án này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là: 1/ Tạo ra cơ hội để các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương có thể can thiệp vào công việc xét xử của Tòa án do có sự ngộ nhận của một bộ phần cán bộ và người dân cho rằng hệ thống Tòa án giống như một bộ, các Tòa án địa phương giống như những cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân các cấp. 2/ Tạo ra sự mất sự cân đối về số lượng các vụ án giải quyết của các tòa án hằng năm, nhất là giữa số lượng của các tòa án cáp huyện. Do số lượng của các vụ án trên thực tế ở các địa phương khác nhau nên có những tòa án không có việc hoặc ít việc trong khi đó lại có những Tòa án làm không hết việc, tình trạng án tồn đọng thường xảy ra ở những nơi này. 3/ Cách thức tổ chức tòa án hiện hành gây ra nhiều lãng phí, biều hiện ở chỗ một bộ máy của một Tòa án huyện với những đầu tư tốn kém về con người, cơ sở vật chất và tài chính… nhưng không sử dụng hết công suất do có ít số lượng vụ án xảy ra trên đại hạt của Tòa án. Với những lý do trên, thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án là đòi hỏi cấp thiết của nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay. ĐÃ có nhiều ý kiến đánh giá về tính kém hiệu quả của hệ thống tòa án hiện nay và đưa ra các phương án đổi mới tổ chức của hệ thống tòa án trong những năm gần đây. Có quan điểm cho rằng, nên kế thừa và phát triển cách thức tổ chức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 1946. Theo đó, ngoài Tòa án thì không một cơ quan nào được coi là cơ quan tư pháp, nói cách khác chỉ có Tòa án mới là cơ quan tư pháp và tòa án không chỉ thực hiện chức năng xét xử mà còn có cả chức năng thực hành quyền công tố “Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: a) Tòa án Tối cao; b) các tòa án phúc thẩm; c) Các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp” (Điều 63 Hiến pháp 1946). Cụ thể hóa qui định này của Hiến pháp, Điều 49 Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 qui định: “Các thẩm phán đệ nhị cấp chia thành hai chức vị: Các thẩm phán xử án do ông Chánh nhất tòa Thượng thẩm đứng đầu và các thẩm phán công tố viên (thẩm phán buộc tội) do ông Chưởng lý đứng đầu”. Gần đây, nhiều nghiên cứu đặt vấn đề thành lập tòa án khu vực và cho rằng đây là vấn đề then chốt trong quá trình cải cách tư pháp. Tòa án khu vực được thành lập trên địa giới của 1, 2 hoặc 3 huyện tùy thuộc vào số lượng dân cư và số vụ việc mà tòa án phải thụ lý hằng năm và xét xử tất cả các vụ án thuộc thẩm quyền chung của Tòa án theo trình tự sơ thẩm, Tòa án cấp tỉnh chỉ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án khi vực bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án tối cao chỉ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trên cơ sở đánh giá mô hình tổ chức Tòa án hiện hành, Nghị quyết số 49/NQ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ ra “Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”. Đây là định hướng đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi trước mắt cũng như lâu dài đối với việc hoàn thiện hệ thống tòa án ở nước ta. Thay đổi cách thức tổ chức Tòa án dựa trên tiêu chí địa giới hành chính sang tiêu chí chức năng, thẩm quyền xét xử là sự đổi mới có tính chất then chốt, đột phá trong cải cách tư pháp có ý nghĩa đảm bảo nguyên tắc độc lập của Tòa án, mặt khác đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực của toàn bộ hệ thống Tòa án, khắc phục được những hạn chế của hệ thống Tòa án hiện nay. Trên cơ sở tiêu chí này này thì hệ thống Tòa án theo Nghị quyết 49/NQ sẽ bao gồm “Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Định hướng đúng đắn này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào việc triển khai tích cực của các cơ quan hữu quan nhất là những cơ quan tư pháp.

Thứ hai, hoàn thiện BLTTHS loại bỏ những qui định không thuộc chức năng xét xử của Tòa án. Đối chiếu với chức năng xét xử của Tòa án thì một số qui định của BLTTHS cần phải loại bỏ khi qui định nhiệm vụ của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đó là: a) Qui định của Điều 10 BTTHS về nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án”. Nguyên tắc này qui định “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền những không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Theo qui định này thì trách nhiệm chứng minh toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong vụ án hình sự, đối tượng chứng minh được xác định là cơ sở của trách nhiệm hình sự, đó là sự việc phạm tội, người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác có liên quan đến vụ án. Những vấn đề đó cần được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ để xác định bản chất của vụ án. Vì vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tất cả những vấn đề chưa biết nhưng cần phải biết để làm sáng tỏ bản chất của vụ án, trên cơ sở đó các cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 63 BLTTHS đã qui định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Đó là các vấn đề sau: 1/ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2/ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do lỗi cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích hoặc động cơ phạm tội; 3/ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4/ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Những nội dung trên cần phải được làm sáng tỏ trong quá trình chứng minh giả quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, tùy tính chất và đặc điểm của từng vụ án mà đối tượng chứng minh của vụ án có thể sẽ được mở rộng thêm, như vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Theo chúng tôi, việc chứng minh tội phạm và làm rõ mọi tình tiết khách quan của vụ án không thuộc chức năng xét xử của Tòa án mà là trách nhiệm thuộc chức năng của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Qui định việc phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Tòa án khi ra bản án và quyết của mình, đồng thời thiên chức “trọng tài anh minh”, “người cầm cân nảy mực” của Tòa án dễ bị hiểu sai lệch. Chính từ qui định này mà TS. Ngô Huy Cương đã cho rằng tố tụng hình sự của Việt Nam không phải là mô hình tố tụng thẩm vấn, càng không phải là tố tụng tranh tụng mà là tố tụng buộc tội ở những tầng nấc khác nhau. Trong chừng mực nhất định, qui định này đã vi hiến, bởi Hiến pháp 1992 qui định Tòa án không có chức năng nào khác ngoài chức năng xét xử.

b) Điều 13 BLTTHS về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự qui định: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này qui định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội”. Cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản này, Điều 104 BLTTHS khi qui định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có giao cho “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải được điều tra”. Thực thi trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự theo qui định này thì chức năng xét xử của Tòa án sẽ bị ảnh hưởng, chi phối bởi chức năng khác, nhất là ảnh đến nguyên tắc độc lập khi xét xử và tính khách quan đối với quá trình xem xét vụ án, quyết định của bản án đối với tội phạm và người phạm tội. Ngoài ra, việc qui định cho Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự còn lấn sân sang chức năng công tố của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra. Muốn để Tòa án xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan thì không nên giao cho Tòa án nhiệm vụ phát hiện, khởi tố tội phạm và người phạm tội cũng như không để Tòa án phải thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm mà hãy để họ đưa ra các phán quyết dựa trên chứng cứ, lý lẽ của Viện kiểm sát và người bào chữa, dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa để có những bản án đúng pháp luật, có sức thuyết phục. Vì vậy, theo chúng tôi không nên qui định thẩm quyền khởi tố vụ án cho Tòa án, trong trường hợp phát hiện tội phạm mới khi xét xử tại phiên tòa, Tòa án có thể kiến nghị hoặc thông báo thông tin về tội phạm để Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố.

c) Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của Tòa án cũng cần phải được nhìn nhận trong một giới hạn nhất định. Điều 27 BLTTHS qui định: “Trong tiến trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tố chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”. Đấu tranh, phòng ngừa tội phạm là một trong những chính sách lơn của Đảng và Nhà nước ta và đấu tranh, phòng ngừa tội phạm là sự nghiệp của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Đối với Tòa án không thể và không có điều kiện với đến cội nguồn của tội phạm nằm sâu trong các điều kiện kinh tế, xã hội và bản thân mỗi con người. Vì vậy, việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm của Tòa án chỉ nên giới hạn ở việc trấn áp bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác thông qua các bản án và bằng thuyết phục, giáo dục người phạm tội thông qua đó thực hiện việc phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng đối với tội phạm. Với cách tiếp cận này thì việc Tòa án xét xử công minh, kịp thời, đúng pháp luật các vụ án hình sự đã đủ để công nhận Tòa án hoạt động có hiệu quả, ngay cả khi số tội phạm tăng lên. d) Về giới hạn của việc xét xử: Điều 196 BLTTHS quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố ” .

Theo qui định này thì Tòa án không được xét xử người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố; hoặc xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Nếu qua xét xử, Tòa án phát hiện còn có người khác phạm tội hoặc tội phạm khác của bị cáo chưa được truy tố thì Tòa án có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm mới và giao cho Viện kiểm sát quyết định điều tra.

Trong trường hợp Tòa án phát hiện bị cáo phạm tội danh nặng hơn thì Toà án ra quyết định điều tra bổ sung theo tội danh nặng hơn, đề nghị Viện kiểm sát thay đổi tội danh đã truy tố. Nếu Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi tội danh và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn quyết định xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tòa án không được xử theo tội danh nặng hơn đối với một tội phạm, nhưng Tòa án có quyền xử theo khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khi khung hình phạt đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nếu qua xét xử Tòa án thấy cần đổi tội danh thì Hội đồng xét xử chỉ có thể đổi tội danh nhẹ hơn hoặc thay đổi tội danh có khung hình phạt tương đương với tội phạm đã bị truy tố.

Trước khi mở phiên tòa, nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì toà án ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án xét xử phần không rút của quyết định truy tố. Ngay tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận theo tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì tuyên bố bị cáo vô tội. Nếu tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một tội hoặc một số tội và giữ nguyên quyết định truy tố đối với tội khác hay kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo và giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo hoặc các bị cáo còn lại thì Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút truy tố đó của Viện Kiểm sát. Căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận được ghi trong bản án.

Theo chúng tôi, qui định này đã hạn chế chức năng xét xử của Tòa án và việc xét xử của tòa án phụ thuộc vào các điều, khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố. Vì vậy, chỉ cần qui định Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố còn hành vi thuộc cấu thành tội phạm nào dành cho quyền chủ động của Tòa án.

Tóm lại, trên đây là một số ý kiến thể hiện quan điểm cá nhân về chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp, mong được góp phần nhỏ bé vào lộ trình cải cách quan trọng này.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)

5. Cải cách ngành tòa án nhân dân

Tòa sơ thẩm khu vực; Tòa thượng thẩm; Viện công tố… sẽ hình thành.Triển khai Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020, các cơ quan tư pháp trung ương đều lên kế hoạch đến năm 2009 và sang 2010 phải cơ bản hoàn thành các đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành mình. Ở giai đoạn nước rút này, nhiều cuộc hội thảo góp ý cho các đề án đã được tổ chức.

Ba mô hình đề xuất

Tổng hợp từ các hội thảo cho thấy đến nay về phía TAND tối cao, mô hình hệ thống tòa án được đề xuất gồm bốn cấp: Tòa sơ thẩm khu vực giữ thẩm quyền cơ bản như tòa cấp huyện hiện nay. Tòa phúc thẩm vừa xử phúc thẩm án của tòa khu vực, vừa xử sơ thẩm những vụ nghiêm trọng, phức tạp… Trên nữa là các tòa thượng thẩm khu vực được tổ chức trên cơ sở ba tòa phúc thẩm TAND tối cao hiện nay, chuyên xử phúc thẩm những vụ tòa phúc thẩm xử sơ thẩm. Cao nhất là TAND tối cao chỉ còn tổng kết, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Về phía ngành kiểm sát, VKSND tối cao đang nghiên cứu mô hình mới theo hướng tiếp tục khẳng định VKS các cấp là hệ thống cơ quan độc lập, thống nhất từ trung ương tới địa phương, trong đó viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu. Bên cạnh trọng tâm nhiệm vụ là thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp, VKS còn đề xuất thêm chức năng đại diện nhà nước trong các vụ dân sự mà nhà nước có quyền khởi kiện nhân danh lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những người cô thế.

Ngoài ra, khi nghiên cứu, VKS cũng quan tâm tới kinh nghiệm của Trung Quốc là giao cơ quan điều tra thuộc ngành kiểm sát trực tiếp điều tra một số loại tội phạm về chức vụ, tham nhũng. Còn cơ cấu tổ chức cũng như thẩm quyền VKS tới đây có thể theo hướng tương ứng với tòa các cấp, gồm VKS khu vực, VKS tỉnh, VKS cấp cao, VKSND tối cao.

Riêng mô hình cơ quan điều tra các cấp, thông tin từ các cuộc hội thảo cho thấy Bộ Công an vẫn giữ nguyên như hiện nay nhưng có củng cố thêm về nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều tra. Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an có thể sẽ được nâng lên để thành một tổng cục độc lập, trong đó tổng cục trưởng đồng thời là thủ trưởng cơ quan điều tra.

Những ý kiến khác nhau

Quá trình mở rộng thảo luận, góp ý cho các đề án trên cho thấy còn nhiều ý kiến khác nhau về mô hình cơ quan tư pháp mới. Khoảng cách về quan điểm đó có cả trong các cơ quan tư pháp và nhất là giữa giới chuyên gia (đứng ngoài hệ thống tư pháp) với các cơ quan chủ trì soạn thảo đề án.

Nhiều ý kiến của giới này cho rằng cần mạnh dạn cải cách triệt để, đổi mới căn bản tổ chức tòa án từ mô hình theo đơn vị hành chính sang mô hình theo thẩm quyền xét xử thì mới tăng cường được tính độc lập của tòa án.

Như vậy, nên tổ chức tòa án theo ba cấp, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trong đó tòa sơ thẩm khu vực xử sơ thẩm tất cả các loại án hình sự, dân sự, hành chính. Quản hạt tư pháp của tòa này có thể chỉ trong phạm vi vài huyện một tỉnh nhưng cũng có thể là khu vực chồng lấn của hai tỉnh liền kề. Tòa phúc thẩm chỉ xử phúc thẩm những vụ án mà tòa sơ thẩm khu vực thuộc quản hạt mình đã xử sơ thẩm. Còn tòa tối cao tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, tập trung vào tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và phá án.

Tương tự, với mô hình hệ thống VKS, một số ý kiến cho rằng đề xuất của VKSND tối cao chưa giải quyết được yêu cầu “gắn công tố với hoạt động điều tra” và “tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” theo Nghị quyết 49.

Theo các ý kiến này, cần chuyển VKS thành Viện công tố trực thuộc Chính phủ theo lộ trình hợp lý. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố sẽ tập trung vào thực hành quyền công tố và chỉ đạo điều tra. Theo hướng đó, cơ quan công tố các cấp sẽ gắn chặt với cơ quan điều tra các cấp và vẫn tổ chức theo ba cấp huyện, tỉnh, trung ương như hiện nay. Mô hình ấy phù hợp với thực tiễn công việc của VKS là phải thường xuyên trao đổi với cơ quan điều tra trong xử lý tin báo tố giác tội phạm, khám nghiệm hiện trường, phê chuẩn các quyết định tố tụng, phúc cung, kiểm sát hoạt động giam giữ…

Cơ chế lãnh đạo

Đáng chú ý, về cơ chế lãnh đạo của Đảng và giám sát của cơ quan dân cử với VKS, tòa án địa phương, ý kiến từ các cơ quan tư pháp, các tỉnh ủy, thành ủy cho rằng cần duy trì quan hệ chiều ngang: chịu sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủy và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh, thành.

Nhiều chuyên gia cho rằng với đặc thù một đảng duy nhất lãnh đạo, không nên băn khoăn về việc cấp ủy nào lãnh đạo, cơ quan dân cử nào giám sát. Quan trọng là phải lựa chọn mô hình đáp ứng hiệu quả công tác chuyên môn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hội nhập.

Vì thế, những học giả này cho rằng có thể đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng với hệ thống tòa án, kiểm sát theo hướng lập đảng bộ ngành tòa án, kiểm sát trực thuộc Bộ Chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống của mình theo ngành dọc. Còn cơ chế giám sát của cơ quan dân cử với hoạt động tư pháp cần bám theo xu hướng cải cách hành chính của bộ máy nhà nước nói chung. Tức là nên thay hình thức giám sát của HĐND với tòa, viện bằng các hình thức mới, đa dạng hơn, hiệu quả hơn.

Chủ trì hội nghị cải cách tư pháp gần đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng đề nghị các chuyên gia phát biểu không hạn chế quan điểm của mình. Những ý kiến khác nhau về cải cách tư pháp cho thấy vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn mô hình phù hợp cho tòa án, VKS, cơ quan điều tra các cấp.

(MINHKHUE LAW FIRM: Biên tập.)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật Hình sự qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê