Mục lục bài viết
- 1. Có thể bảo lãnh để tại ngoại trong những trường hợp nào?
- 2. Tội hành nghề mê tín dị đoan có được tại ngoại chờ xét xử không ?
- 3. Không có hộ khẩu thường trú nên không được tại ngoại đúng không ?
- 3.1 Thời hạn tạm giữ là như thế nào ?
- 3.2 Tạm giam áp dụng khi nào ?
- 3.3 Khi nào thì bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp tại ngoại ?
- 4. Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt không ?
- 5. Đơn xin được thi hành án phạt tù đang được tại ngoại ?
1. Có thể bảo lãnh để tại ngoại trong những trường hợp nào?
Luật sư tư vấn về điều kiện bỏ lãnh tại ngoài theo luật hình sự gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau:
"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự thì quyết định đình chỉ điều tra đối với vụ án (đang trong giai đoạn điều tra) phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan.
Như vậy, em của bạn đã thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, và người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc đã rút yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra và hủy bỏ biện pháp tạm giam, trả tự do cho người bị tạm giam.
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại
2. Tội hành nghề mê tín dị đoan có được tại ngoại chờ xét xử không ?
Sau khi ông Ngoại Vỹ mất vào năm 2012, Huỳnh Sơn Vỹ (SN 2000, con trai chị Thảo) bị bệnh trầm cảm nên phải nghỉ học và được mẹ đưa đi chùa thường xuyên. Thấy con mộ đạo nên chị Thảo gửi con cho một người cậu để được học kinh phật và theo yêu cầu của Vỹ muốn được tu hành tại gia. Vì thương con nên chị Thảo đã dẹp hết đồ dùng trong gia đình để lấy mặt bằng rộng để làm nơi thờ Phật và cho Vỹ tụng kinh.
Vì phải lo toan cuộc sống nên chị Thảo không thường xuyên bên cạnh và quan tâm nên chính vì vậy mà Vỹ thường làm những gì trong đầu Vỹ suy nghĩ . Vỹ thường xem các video clip về cúng bái, lên đồng , tập tục của đạo Mẫu việt nam và thờ đức thánh Trần Hưng Dạo . Tứ phủ Công đồng và Tam phủ Công đồng trên mạng internet rồi tự mua quần áo, đao, kiếm, tượng Phật, dây vải, chuông, mỏ… để làm dụng cụ thờ cúng.
Đến ngày 10-11-2014, Vỹ làm lễ thỉnh tượng Phật về căn hộ nên chị Thảo đã gọi điện cho những người thường đi chùa chung đến tham dự, trong đó có Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hoàng Anh. Tại đây, trong lúc cúng Phật và làm lễ hồi sinh, Vỹ dùng dây vải quấn quanh cổ và thắt nút, sau đó chỉ định người cầm 2 đầu dây để siết mạnh, sau đó Vỹ ngồi xuống thuyết pháp.
Ngày 18-2,chị Thảo gọi điện rủ nhiều người đến chung cư để tụng kinh giao thừa và làm lễ hồi sinh. Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 19-2 (sau khi giao thừa), Vỹ làm lễ nhập thánh, hồi sinh bằng cách dùng dây vải màu đỏ quấn quanh cổ, thắt nút rồi kêu Anh, Sơn, Ri và Loan siết mạnh. Khoảng 3 phút sau, do nghẹt thở nên Vỹ quỵ xuống. Lúc này, chị Thảo nói: “Không được bỏ ra, tiếp tục siết chặt để Thánh không hành xác và Vỹ giảm bớt đau đớn khi tỉnh lại”. Nghe vậy, 4 người tiếp tục siết cổ đến khi Vỹ nằm xuống nền nhà rồi mới bỏ tay ra. Sau đó, cả nhóm tiếp tục tụng kinh đến sáng cùng ngày thì bà Thảo phát hiện con trai chết.
Sau khi Vỹ tử vong, bà Thảo đã liên hệ một cơ sở mai táng để tổ chức đám tang. Tuy nhiên, cơ sở này yêu cầu phải trình báo chính quyền địa phương về nguyên nhân tử vong cũng như thủ tục chứng tử thì mới thực hiện. Bà Thảo cùng một số người khác đến UBND phường 9, quận 5 trình báo Vỹ bị trượt chân trong nhà tắm, bất tỉnh nhưng gia đình không đưa đi cấp cứu nên dẫn đến tử vong.
Thấy lời khai của bà Thảo cùng một số người khác có biểu hiện nghi vấn nên chính quyền địa phương đã đến căn hộ xem xét. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện Vỹ chết trên nền nhà và cổ có dấu hiệu bị siết. Trước khi bị tạm giam, bà Thảo tiếp xúc với phóng viên và kể rằng Vỹ bị trầm cảm từ lúc ông ngoại mất, thường đi lang thang khắp nơi. Do vậy, bà hay dẫn con đi chùa và trong một “cơ duyên”, Vỹ đã được Thánh nhận làm chú tiểu để nhập hồn. Theo người mẹ này, từ khi tụng kinh và tôn thờ Thánh, bệnh tình của Vỹ giảm dần. “Vỹ bị Thánh bắt đi nên đem đến bệnh viện cũng không cải thiện được gì. Thánh đã dặn không được đụng chạm đến thân xác nên tôi chỉ biết tụng kinh” - bà Thảo phân trần.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, người dân sống ở chung cư trên vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghe tin bà Thảo đã cùng một số người khác hại chết con mình vì mê tín. “Gia đình bà Thảo sống rất khép kín, ít giao tiếp với hàng xóm. Tôi chỉ thấy con trai bà Thảo thường mặc áo xám và để tóc theo kiểu nhà Phật, thỉnh thoảng có nhiều người mang hoa trái đến đây tụng kinh và niệm Phật” - một người cho biết..
Theo tình huống này thì chị Thảo có thể tại ngoại chờ xét xử đươc không? Mức án thấp nhất và cao nhất ra sao?
Xin cảm ơn rất nhiều!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của chị Thảo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho chị Thảo được bảo lĩnh tại ngoại.
"Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh."
Về mức phạt tù đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan có thêm tình tiết tăng nặng là làm chết người thì theo quy định tại khoản 2 Điều 320 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 chị Thảo có thể sẽ chịu mức phạt tù là từ ba năm đến mười năm.
Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:
"Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Làm chết người;b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
3. Không có hộ khẩu thường trú nên không được tại ngoại đúng không ?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
3.1 Thời hạn tạm giữ là như thế nào ?
3.2 Tạm giam áp dụng khi nào ?
3.3 Khi nào thì bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp tại ngoại ?
4. Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt không ?
>> Luật sư tư vấn hình sự về tại ngoại và hình phạt, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn bị tạm giam về tội cờ bạc nhưng đang được tại ngoại. Vì bạn không nói rõ là hành vi của người đó là hành vi đánh bạc theo Điều 248 BLHS hay hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:
Thứ nhất nếu như người đó bị xét xử về tội đánh bạc thì mức phạt tiền như sau:
Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
"Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Thứ hai nếu người đó bị xét xử về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo điều 322 thì bị phạt như sau:
"Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1.333 Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.2.334 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
5. Đơn xin được thi hành án phạt tù đang được tại ngoại ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi ngay:1900.6162
Trả lời:
Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về việc hoãn thi hành hình phạt tù như sau:
"Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đâya) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này."
Pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định cụ thể và rõ ràng về việc hoãn thi hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi tại điểm b), khoản 1, Điều 61 như đã nêu trên, nhằm đảm bảo sự phát triển về cả mặt thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, việc bạn xin được thi hành án phạt tù khi con bạn được 20 tháng tuổi là không được.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê