1. Phương thức thực hiện công lý.

Công lý là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội, được thể hiện qua pháp luật, qua hoạt động quản lý nhà nước, qua các chuẩn mực đạo đức, tập quán tốt đẹp... Trong xã hội pháp quyền ngày nay, công lý chủ yếu được thể hiện qua pháp luật và hoạt động của nhà nước.

Để điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội, hướng tới một trật tự xã hội ổn định, phát triển, tính xã hội xoay quanh công lý phải đóng vai trò nền tảng cho tính giai cấp của nhà nước và pháp luật, phải là mặt quan trọng và ưu thế so với mặt giai cấp để cho ý chí giai cấp được bảo đảm thực hiện và duy trì lâu dài. Yêu cầu này được thực hiện chủ yếu qua ba hoạt động cơ bản sau đây: (i) Hoạt động thiết lập nội dung, hình thức các quy định pháp luật; (ii) hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật; và (iii) hoạt động xét xử. Cụ thể như sau:

1.1. Hoạt động thiết lập nội dung, hình thức các quy định pháp luật.

Ở hoạt động thiết lập nội dung, hình thức các quy định pháp luật được thực hiện qua hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội, Nghị viện... và lập quy của các cơ quan nhà nước khác

Trong hoạt động xây dựng nội dung quy phạm pháp luật, vai trò nền tảng của tính xã hội và công lý được thể hiện ở sự thật khách quan phản ánh hoàn cảnh, chủ thể tham gia... được bộ phận giả định của quy phạm xác định; các lẽ đúng đắn về sự tôn trọng phẩm giá, quyền bình đẳng của con người, các giá trị truyền thống, quy tắc “có đi có lại”... được bộ phận quy định ghi nhận để xác định các nguyên tắc, các quyền và nghĩa vụ pháp lý; được bộ phận chế tài ghi nhận để xác định trách nhiệm pháp lý tương xứng khi có sự vi phạm pháp luật...cũng cần phải tuân theo hiến pháp vì trong Hiến pháp đã thể hiện hầu hết các quyền con người. Có thể nói, những lẽ chung đúng đắn của công lý phải được xác định là cơ sở nền tảng, không thể thiếu để xây dựng các quy phạm pháp luật chất lượng, có tính điều chỉnh hiệu quả trong đời sống xã hội. 

Trong hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật (hình thức pháp luật), vai trò nền tảng của tính xã hội và công lý được thể hiện qua sự tôn trọng Hiến pháp và trật tự hiến pháp. Hình thức pháp luật là những dạng tồn tại thực tế của pháp luật trong các kiểu nhà nước. Hình thức pháp luật cũng là một phương thức phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền ra bên ngoài thông qua việc hợp pháp hoá trong các hoạt động làm luật và ban hành luật của các nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những quyền cơ bản của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phản ánh những lợi ích của các giai tầng, những lẽ đúng đắn qua các giá trị chung, nguyên tắc chung mà các giai tầng đều thừa nhận, được xã hội thông qua chủ yếu bằng hình thức đại diện hoặc trực tiếp. Hay nói cách khác, Hiến pháp là văn bản thể hiện tính xã hội rộng lớn và ổn định nhất, chứa đựng một cách tập trung và cao nhất ý chí chung và lẻ chung đúng đắn của xã hội. Dưới Hiến pháp là các luật, các văn bản dưới luật, các tập quán được nhà nước thừa nhận, các án lệ..., tất cả đều thống nhất theo một trật tự thứ bậc hiệu lực, không trái với Hiến pháp, được gọi tắt là trật tự hiến pháp. Có thể nói, tính xã hội và công lý được thể hiện tập trung qua Hiến pháp và trật tự hiến pháp.

1.2. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật.

Ở hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật được thực hiện bồi các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân

Tổ chức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước thực hiện, chủ yếu ở những nội dung như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động, tạo điều kiện vật chất và con người vào thực hiện pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; tổng kết việc thực hiện pháp luật; khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện và phát triển cơ bản cân đối trên mọi lĩnh vực. Trước năm 2005, hệ thống pháp luật chủ yếu được chú trọng xây dựng trong lĩnh vực kinh tế, nhưng đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản quy phạm pháp luật ở tầm luật điều chỉnh, cơ bản thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, chủ động hội nhập quốc tế của đất nước.

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật, nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật vào trong đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật được thể hiện qua hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuân thủ pháp luật là sự tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Chấp hành pháp luật là việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành vi tích cực một cách tự giác, nghiêm chỉnh. Sử dụng pháp luật là việc sử dụng quyền pháp lý một cách đúng đắn. Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức. Áp dụng pháp luật là hoạt động chỉ thuộc về cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật cho từng trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Áp dụng pháp luật được thực hiện khi có nhu cầu bảo vệ pháp luật (khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý, giải quyết các tranh chấp hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế) hoặc khi cẩn có hỗ trợ, giám sát của nhà nước (khi các quyển, nghĩa vụ pháp lý không mặc nhiên phát sinh hoặc khi cần xác nhận về' một sự kiện pháp lý nào đó...).

Công lý được thực hiện qua các hoạt động này khi các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đểu hoạt động dựa trên pháp luật, tôn trọng trật tự hiến pháp, tôn trọng những nội dung của công lý như sự thật khách quan, những giá trị chung...

1.3. Hoạt động xét xử.

Ở hoạt động xét xử được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách

Tại Việt Nam, cơ quan xét xử được gọi là “Tòa án nhân dân” (TAND). Gọi tắt là “tòa án”. Tòa án xét xử các vụ án thuộc mọi lĩnh vực trong xã hội : hình sự ( xử về tội phạm), dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và hành chính.

Hoạt động xét xử, bản thân nó cũng là một dạng thực hiện pháp luật, là áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp và cáo buộc, đều phải dựa trên pháp luật, trật tự hiến pháp và công lý để thực hiện công lý. Tuy nhiên, hoạt động xét xử còn có một vai trò, ý nghĩa quan trọng khác, đó là nhằm giải quyết những vụ việc tranh cãi pháp lý về những vấn đề quan trọng không thể giải quyết tùy tiện hoặc những tranh cãi pháp lý về những vấn đề phức tạp, khó giải quyết dứt điểm. Những vấn đề quan trọng thường là những vấn đề liên quan đến quyền cơ bản như là quyền sống, quyền tự do... của con người. Những vấn đề tranh cãi phức tạp thường là những vấn đề khó giải quyết, hoặc đã giải quyết nhiều lần nhưng chưa đủ sức thuyết phục, chẳng hạn như: Mâu thuẫn giữa văn bản pháp luật “vượt rào” phù hợp với thực tiễn với yêu cầu bảo vệ trật tự hiến pháp; tranh cãi cụ thể giữa một bên là lợi ích chung và một bên là quyền, tự do của cá nhân; tranh cãi để xác định cái đúng nhất trong những cái đúng, cái hợp lý nhất trong những cái hợp lý khi giải quyết tranh chấp vụ việc... Đứng trước những tranh cãi đố, xã hội tất yếu đòi hỏi phải có một cơ quan xét xử có uy tín, đủ khả năng để giải quyết một cách thuyết phục, chấm dứt mọi cuộc tranh cãi, cũng như bảo vệ tốt nhất những quyền cơ bản của con người. Theo góc nhìn của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, cơ quan đó “phải là cái khiên đỡ cuối cùng đảm bảo các quyền và tự do của con người”. Lúc này, hẳn nhiên công lý, “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội trong pháp luật, sẽ trở thành đối tượng ưu tiên cần sáng tỏ, cần bảo vệ thì mới có thể thuyết phục xã hội tin tưởng và công nhận.

Cũng theo đòi hỏi đó, việc bảo vệ công lý phải được giao cho cơ quan chuyên trách có tính chất trung lập, khách quan, ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố chính trị nhất thời. Cơ quan này phải là đại diện cho công lý chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri, phải luôn có thái độ ôn hoà, bình tĩnh, thận trọng, suy xét để phán quyết sự đúng sai của các vụ việc đã qua, dù ở trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp vẫn bình tĩnh cân nhắc mọi lẽ và tìm cho ra sự thật.

Cơ quan xét xử đó chính là Tòa án. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng đó, có thể nói, Tòa án là cơ quan xét xử có nhiệm vụ bảo vệ công lý, nghĩa là phải có nhiệm vụ làm sáng tỏ, gìn giữ “những lẽ chung đúng đắn” để phán quyết của Tòa án có sức thuyết phục, khiến xã hội đồng tình, chấm dứt những vụ việc tranh cãi pháp lý.

Tóm lại, khi công lý được thực hiện bởi phương thức phù hợp thì kết quả của nó sẽ là một xã hội ổn định, trật tự, hài hòa, bền vững.

2. Các loại công lý.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, công lý sẽ được phân loại như sau:

- Dựa vào hệ thống quyền lực nhà nước, có công lý trong lĩnh vực lập pháp, công lý trong lĩnh vực hành pháp và công lý trong lĩnh vực tư pháp. Công lý trong lĩnh vực hành pháp là sự thể hiện công lý trong hoạt động hành pháp của cơ quan hành pháp (chính phủ, tổng thống). Công lý trong lĩnh vực hành pháp là sự thể hiện công lý trong hoạt động hành pháp của cơ quan hành pháp (chính phủ, tổng thống). Công lý trong lĩnh vực tư pháp là sự thể hiện công lý trong hoạt động chủ yếu là xét xử của tòa án. Bộ máy hành pháp bao gồm các chính phủ (nội các) và các cơ quan hành chính công (hành chính), nơi đầu tiên đảm nhiệm trách nhiệm thi hành pháp luật. Bộ máy hành pháp ngoài việc hành chính còn có quyền lập quy, quy phạm pháp luật, ví dụ, có quyền ban hành các quy định, các văn bản dưới luật, không được xem là tương đương với luật, và thay vào đó phải có nguồn gốc dẫn nhập từ pháp luật hiện hành

- Dựa vào nội dung tác động của pháp luật, có công lý nội dung và công lý thủ tục. Công lý nội dung chỉ về mối liên hệ giữa công lý với các quy định, sự thực thi hay áp dụng pháp luật để xác định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các chủ thể. Công lý thủ tục chỉ về mối liên hệ giữa công lý với các quy định, sự thực thi hay áp dụng các trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình, hoặc để chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật hay truy cứu trách nhiệm pháp lý.

- Dựa vào tính tuyệt đối và tính tương đối của sự thật khách quan, có công lý tuyệt đối và công lý tương đối. Công lý tuyệt đối chỉ về sự thật khách quan được khẳng định  dựa trên những chứng cứ đầy đủ, chính xác, không còn nghi ngờ, sự thật khách quan của vụ án là những sự việc diễn ra trên thực tế khi xảy ra vụ án. Những sự việc này có nguyên nhân, điều kiện và quan hệ nhân quả, vừa tồn tại độc lập, vừa có mối quan hệ logic chặt chẽ với nhau; có người thực hiện tội phạm, nạn nhân và những đối tượng, nhân chứng, vật chứng có liên quan.... nên việc cần có công lý tuyệt đối trong việc xác định là hoàn toàn cần thiết. Công lý tương đối chỉ về ở một sự thật khách quan cần chấp nhận ở một mức độ tương ứng với khả năng nhận thức của chủ thể trong những điều kiện cụ thể nhất định.

Tóm lại, những vấn đề lý luận cơ bản về công lý là những nội dung hết sức quan trọng, góp phần định hướng đúng đắn cho hoạt động nghiên cứu lý luận và hoạt động thưc tiễn liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ công lý mà Đảng và Nhà nước đã giao cho Tòa án nhân dân thực hiện

3. Mối liên hệ giữa công lý và hoạt động tư pháp

 
Theo nhận thức phổ biến trên thế giới hiện nay, nói đến cơ quan tư pháp là nói đến tòa án; hoạt động tư pháp cơ bản là hoạt động xét xử của tòa án. Theo cách tiếp cận đó, hoạt động tư pháp có tính độc lập, tuy có sự ảnh hưởng và tác động qua lại với các hoạt động lập pháp và hành pháp. Mức độ và cách thức ảnh hưởng phụ thuộc vào một số yếu tố như nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, văn hóa chính trị, pháp lý, điều kiện thực tế,… của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, nhận thức về hoạt động tư pháp có sự thay đổi nhất định theo thời gian. Trước đây, Hiến pháp năm 1946 quy định cơ quan tư pháp là tòa án và hoạt động tư pháp được hiểu thuần túy là hoạt động xét xử của Tòa án. Cách hiểu này cũng được ủng hộ bởi một số nhà nghiên cứu hiện nay, khi cho rằng hoạt động tư pháp chỉ nên xem là hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, quyết định áp dụng pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật.
Tuy nhiên, có một thời kỳ dài quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp ở nước ta đã được mở rộng ra nhiều cơ quan khác và hoạt động khác, bao gồm cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát, thi hành án và một số thiết chế bổ trợ tư pháp. Hiến pháp năm 2013 đã phần nào quay trở lại cách tiếp cận của Hiến pháp năm 1946 khi đề cập đến quyền tư pháp và quy định Tòa án là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp”. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” và “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp”. Dù vậy, theo quan niệm ở Việt Nam hiện nay, tuy là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nhưng Tòa án không phải là cơ quan duy nhất thực hiện các hoạt động tư pháp. Và khái niệm hoạt động tư pháp không chỉ bao gồm hoạt động xét xử của tòa án. Theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, khái niệm hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động xét xử của tòa án và hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra, hoạt động công tố và kiểm sát của Viện Kiểm sát; hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và kể cả một số hoạt động khác nhằm giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh trong thực tế nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nước, của tổ chức và của công dân.
Mặc dù về mặt khoa học vẫn còn những ý kiến khác nhau về các khái niệm quyền tư pháp và đặc biệt là hoạt động tư pháp, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì mục đích của việc thực hiện quyền tư pháp và hoạt động tư pháp vẫn là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bên cạnh việc bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.
Bảo vệ công lý là mục tiêu có tính chất nguyên thủy và truyền thống của tòa án – chủ thể chính trong hoạt động tư pháp. Trong lịch sử nhà nước và pháp luật của nhân loại, tư pháp – mà biểu trưng là tòa án - luôn được xem là thành trì bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người của tất cả mọi người trước các hành vi lạm dụng hoặc vi phạm bởi tất cả các chủ thể khác, bao gồm cơ quan, quan chức nhà nước. Con người sống thành cộng đồng, xã hội nên ắt hẳn sẽ có mâu thuẫn nảy sinh, vì thế tạo ra nhu cầu về sự phân giải để giữ gìn sự bình an của xã hội, nhiệm vụ đó được giao cho tòa án. Hệ thống tư pháp nói chung hay tòa án nói riêng chính là kết quả được tạo ra từ những nhu cầu đó của cộng đồng. Tòa án được xem là hiện thân của công lý, bởi đó là thiết chế do con người tạo ra nhằm mục đích bảo vệ lẽ công bằng trong xã hội. Vì vậy, việc xét xử của tòa án – và theo nghĩa rộng hơn là mọi hoạt động tư pháp - phải dựa trên nền tảng và nhằm mục đích bảo vệ công lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).