Mục lục bài viết
- 1. Cần Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng xã hội ?
- 1.1 Lừa đảo và các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là như thế nào ?
- 2.2 Là nạn nhân trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cách giải quyết là như thế nào ?
- 2. Có hay không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
- 3. Tư vấn khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng ?
- 4. Bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bỏ trốn thì bị phạt thế nào ?
- 5. Có tên ngân hàng và đia chỉ nhà có thể điều tra lừa đảo ?
- 1.Những bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi là gì ?
1. Cần Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng xã hội ?
Trả lời:
1.1 Lừa đảo và các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là như thế nào ?
Mặt khách quan:
- Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự
- Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
2.2 Là nạn nhân trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cách giải quyết là như thế nào ?
Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở trên đây, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn nên làm hồ sơ lên công an điều tra cấp quận/huyện để được giải quyết kịp thời. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn trình báo công an (theo mẫu)
+ Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng)
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng)(nếu có)
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…)
2. Có hay không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Điều đó làm em rất tin tưởng ở anh.Có những lần anh nói anh đi công tác ở Nha Trang. Anh nói anh nhớ em và muốn gặp em, nhưng không có tiền về thăm em. Những lần gặp em như vậy anh cứ hỏi em có tiền không? Để lo chỗ ở và tiền xe đi lại cho anh.Rồi em đưa cho anh 1 triệu lo tiền phòng và tiền xe. Rồi một hôm anh nói với em anh bị bạn lừa cầm xe anh, giờ anh phải lo tiền để lấy xe ra.Thì anh lại nói đưa xe của em cho anh đi cầm để lấy xe anh ra rồi sẽ lo tiền lấy xe em ra sau. Thấy anh trong hoàn cảnh vậy mà không giúp gì được nên em đưa cái Laptop của mình cho anh đi bán để có tiền lấy xe. Mới gần đây chúng em hẹn gặp nhau và em có việc về nhà một lúc, anh nói để điện thoại lại cho anh vì anh sợ em về rồi không ra gặp anh nữa.
Anh còn lấy điện thoại của em nhắn tin cho những người trong danh bạ của em nhờ người ta nạp card điện thoại nữa. Và cũng có người nạp card cho anh. Rồi anh vào facebook từ điện thoại cùa em nhắn tin cho bạn em cũng với chiêu nhờ nạp card. Giờ em hẹn gặp thì anh ấy cũng không chịu gặp em.Thưa luật sư. Với những hành vi trên thì anh ta có bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và em muốn trình báo công an thì trình tự làm như thế nào? Em có hình ảnh và số điện thoại của anh ấy. Về nơi sống và công việc ngoài những gì anh ấy nói thì em không biết gì thêm. Tiền và Laptop anh ấy khi lấy nói với em là mượn rồi sẽ trả. Vì tin anh nên em mới đưa hết cho anh (Laptop của em hiệu ACER, điện thoại SAMSUNG GALAXY ACE 3. Tổng giá trị ban đầu em mua hơn 10 triệu).
>> Luật sư tư vấn luật hình sự: 1900.6162
Trả lời:
-Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tố giác về tội phạm như sau:
"Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
......"
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
........."
3.4. Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).
Còn về vấn đề bạn đưa ra : liệu bạn trai của bạn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?Thì theo nhưng thông tin bạn cung cấp,xin được tư vấn cho bạn như sau: Về chủ thể thông qua các thông tin bạn cung cấp có thể thấy bạn trai của bạn là người hoàn toàn bình thường,đầu óc minh mẫn,là người đã thành niên có năng lực trách nhiệm hình sự,đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự .Về mặt chủ quan về trường hợp của bạn,bạn trai của bạn đã lên ý định đề lấy lòng tin của bạn để bạn đưa laptop và điện thoại.Sau khi lấy được điện thoại bạn trai của bạn không những không trả lại cho bạn như lời hứa mà còn dặn nhân viên chuyển lời cho bạn.Thêm nữa còn nhắn tin trả lời tin nhắn của bạn bạn..v..v...Có thể thấy rõ ràng bạn trai của bạn đã lên kế hoạch lấy tài sản của bạn.Như vậy bạn trai của bạn đã thỏa mãn yêu cầu về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:do anh ta đã có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi của mình,biết rõ là hành vi đó là trái pháp luật,nhìn thấy trước hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra.Hành vi và hậu quả có mối quan hệ nguyên nhân kết quả với nhau.Ngoài ra về mặt khách thể,bạn trai của bạn đã xâm phạm vào quan hệ sở hữu thuộc phạm vi bảo vệ của luật hình sự.Về mặt khách quan,bạn trai của bạn đã có hành động,lời nói,lời hứa..v..v..tựu chung là các hành vi gian dối để lấy được lòng tin,từ đó chiếm đoạt tài sản của bạn.Tuy nhiên để kết luận bạn trai của bạn có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không còn phụ thuộc vào gái trị của những tài sản mà anh ta chiếm đoạt được.Giá trị ở đây là tổng giá trị tài sản tại thời điểm anh ta chiếm đoạt được trị giá trên thị trường là bao nhiêu
3. Tư vấn khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng ?
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
........."
Như vậy người bạn của bạn đã có hành vi chiếm đoat tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng ( trường hợp của bạn là 6 triệu), đồng thời có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nên hành vi này đã cấu thành tội chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có đầy đủ thông tin về người bạn đó nên bạn có thể khởi kiện người bạn đó ra Tòa án kèm theo những chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty chúng tôi, hy vọng chúng tôi đã giải đáp được vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Trân trọng ./.
4. Bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bỏ trốn thì bị phạt thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
Theo đó, việc chị bạn đang có thai là 1 trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bạn không thông tin rõ chị bạn bị truy tố theo khoản nào. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn có thể hiểu rằng nếu có tình tiết giảm nhẹ thì tùy vào mức án hiện nay Tòa án có thể quyết định giảm hình phạt cho chị bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
5. Có tên ngân hàng và đia chỉ nhà có thể điều tra lừa đảo ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi:1900.6162
1.Những bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi là gì ?
Theo Điều 25 Chương 1 Phần 2 Công ước bưu chính thế giới thì:
Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi: Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào: Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số; Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.
Đồng thời, theo Điều 12 Luật Bưu chính 2010 thì vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính: Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
=> Theo đó, các mặt hàng tiền, vàng là mặt hàng cấm không được phép.