Mục lục bài viết
Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 2 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Để phát hiện và xử lí chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, việc chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xác định các tình tiết vụ án là một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự. Việc chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án đòi hỏi phải có các thông tin, tài liệu phản ánh sự kiện phạm tội, phản ánh các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm và các yêu tố liên quan đến người phạm tội. Hay nói cách khác, chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để chứng minh trong tố tụng hình sự. Vì vậy, việc nghiên cứu bản chất của chứng cứ, lí giải về mặt khoa học cơ sở phương pháp luận, vai trò của chứng cứ nói riêng và quá trình chứng minh nói chung có ý nghĩa quan trọng trong lập pháp tố tụng hình sự cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
1. Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ và việc chứng minh trong tố tụng hình sự
Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ và việc chứng minh trong tố tụng hình sự là triết học Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là học thuyết về nhận thức được sử dụng như là cơ sở phương pháp luận của chứng cứ và việc chứng minh thông qua những quan điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại và chịu sự tác động lẫn nhau. Bằng sự tác động qua lại đó, sự tồn tại của sự vật, hiện tượng này luôn để lại “dấu vết” ở sự vật, hiện tượng khác. Tội phạm là hành vi cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan. Chính vì sự tồn tại khách quan mà tội phạm cũng để lại các dấu vết nhất định. Bằng cách thu thập các dấu vết để lại và thông qua chúng con người có thể xác định được sự thật khách quan của vụ án.
Căn cứ vào các đặc điểm hình thành và tồn tại của từng loại dấu vết mà các nhà làm luật quy định trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khác nhau để đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Ví dụ: thủ tục thu thập vật chứng, chứng cứ vật chất (thông qua thu giữ, khám nghiệm...) khác với thu thập chứng cứ phi vật chất (thông qua lấy lời khai, cung cấp tài liệu, báo cáo...); thủ tục kiểm tra chứng cứ vật chất cũng có những điểm khác so với thủ tục kiểm tra chứng cứ phi vật chất V.V..
Thứ hai, học thuyết về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận đặc biệt quan trọng trong lí luận về chứng cứ trong luật tố tụng hình sự nước ta. Tinh thần cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về nhận thức là:
"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đỏ là con đường biện chứng của nhận thức chăn lỉ, của sự nhận thức hiện thực khách quan ”.
Từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) thu nhận các thông tin về tội phạm, từ đó có sự kiểm tra, đánh giá thông qua tư duy của mình, người chứng minh có kết luận về các tình tiết nói riêng và về tội phạm nói chung. Chứng minh trong tố tụng hình sự chính là nhận thức của con người về tội phạm như là nhận thức về một hiện thực khách quan và vì vậy cũng phải tuân theo quy luật nhận thức đó của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Học thuyết về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là học thuyết về sự phản ánh của thế giới khách quan trong ý thức con người; cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là vật chất có trước và sau mới là ý thức. Ý thức của con người có khả năng phản ánh chính xác, khách quan hiện thực khách quan là xuất phát điểm cực kì quan trọng cho lí luận về chứng cứ, cho lập pháp tố tụng hình sự về chứng cứ và áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ trong thực tiễn.
Thực tiễn là thước đo của nhận thức. Mặc dù chứng minh trong tố tụng hình sự có những nét đặc trưng riêng là nhận thức về một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ với phạm vi và giới hạn xác định, tuy nhiên, quan điểm này của học thuyết duy vật biện chứng về nhận thức không phải là ngoại lệ của quá trình chứng minh. Do quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự có những đặc trưng riêng nên việc dùng thực tiễn làm thước đo trong nhận thức về tội phạm cũng mang những nét đặc trưng riêng. Thực tiễn là cơ sở kiểm tra, đánh giá nhận thức về các tình tiết của vụ án và kiểm tra lại nhận thức chung về vụ án hình sự.
Thứ ba, con người có khả năng nhận thức được sự thật khách quan. Trong sự tồn tại bất tận của thế giới khách quan, nhận thức của con người là tương đối nhưng cùng với sự phát triển của tự nhiên và xã hội, cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật... cũng như phụ thuộc vào nhiệm vụ nhận thức cụ thể, nhận thức của con người về thế giới khách quan càng đi dần đến tuyệt đối.
Ví dụ: Nếu đặt ra nhiệm vụ hiểu biết về thế giới động vật muôn hình, muôn vẻ thì nhận thức của con người là tương đối, thế nhưng nếu đặt ra mục đích hiểu biết một con vật cụ thể thì nhận thức của con người có thể là tuyệt đối.
Trong tố tụng hình sự, phải nói rằng tội phạm là hiện tượng xã hội có muôn hình, muôn vẻ. Tuy nhiên, các yếu tố có ý nghĩa pháp lí hình sự cùa tội phạm lại được xác định rất cụ thể. Căn cứ vào ý nghĩa pháp lí hình sự của tội phạm mà người làm luật quy định đối tượng chứng minh, giới hạn các vấn đề chứng minh ở phạm vi nhất định. Đó là sự việc phạm tội (bao gồm thời gian, địa điểm, hành vi), người thực hiện tội phạm, lỗi và động cơ, mục đích phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra, nguyên nhân và điều kiện phạm tội... (Điều 85 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Như vậy, nhiệm vụ chứng minh trong tố tụng hình sự là rất cụ thể và được giới hạn trong phạm vi nhất định. Vì vậy, từ góc độ nhiệm vụ tố tụng đặt ra, có thể nói việc chứng minh trong tố tụng hình sự có thể đạt được sự thật khách quan tuyệt đối. Luật tố tụng hình sự nước ta quy định ữong bất kì giai đoạn tố tụng hình sự nào, cơ quan có thẩm quyền cũng không thể quyết định giải quyết thực chất vụ án nếu chưa xác định đầy đủ sự thật khách quan. Trong các trường hợp này, vụ án phải được điều tra bổ sung hoặc điều tra lại. Có những học giả phủ nhận sự thật khách quan trong tố tụng hinh sự. Họ cho rằng nhận thức của con người về thế giới khách quan nói chung, tội phạm nói riêng chỉ là chủ quan. Trong tố tụng hình sự chỉ tồn tại sự thật pháp lí. Toà án xét xử vụ án và phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên tham gia tố tụng thu thập.
Thứ tư, phương pháp biện chứng của học thuyết Mác - Lênin về nhận thức cũng có ý nghĩa quan trọng trong lí luận về chứng cứ. Phương pháp biện chứng đặt nền móng cho việc áp dụng các quy luật của phép biện chứng duy vật vào quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các nội dung quan trọng của phép biện chứng trong nhận thức như nguyên tắc toàn diện, đầy đủ, cụ thể, hệ thống... đóng vai trò quan trọng trong quá trình chứng minh. Phương pháp biện chứng của triết học Mác - Lênin được thể hiện tương đối đầy đủ tại khoản 2 Điều 108 BLTTHS năm 2015:
‘‘Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về chứng cứ, chứng minh,Hãy gọi ngay: 1900.6162 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
2. Khái niệm chứng cứ
Khái niệm chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng của lí luận về chứng cứ. Nó là cơ sở để giải quyết một loạt vấn đề liên quan như thuộc tính của chứng cứ, các thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ …góp phần quyết định vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan từng vụ án hình sự; định nghĩa chính xác khái niệm chứng cứ còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định địa vị pháp lí của người tham gia tố tụng, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân.
Tuy nhiên, ở các chế độ chính trị - xã hội khác nhau thì quan niệm về chứng cứ cũng khác nhau. Theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, chứng cứ được hiểu là tất cả những gì được sử dụng trong việc chứng minh sự thật hoặc bác bỏ một vấn đề trong vụ án ảnh hưởng tới sự có tội hay vô tội của bị can, bị cáo; xét về bản chất khái niệm chứng cứ theo hệ thống án lệ chúng ta thấy được sự coi trọng chứng cứ miệng hơn chứng cứ viết, lời khai của người làm chứng, bị can, bị cáo được kiểm tra đối chất với sự có mặt của thẩm phán và hội đồng xét xử nhằm xác định hành vi phạm tội có xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Theo điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định: “chứng cứ trong vụ án hình sự là bất cứ thông tin nào mà tòa án, công tố viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu dùng làm căn cứ, theo trình tự do Bộ luật này quy định, xác định sự tồn tại hay không tồn tại những tình tiết cần phải chứng minh trong quá trình tố tụng và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án”. Hay theo điều 42 bộ luật tố tụng hình sự năm 1996 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quy định: “Mọi sự thật chứng minh những tình tiết đúng đắn của vụ án đều là chứng cứ”.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của khái niệm về chứng cứ như đã trình bày trên và quá trình tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới về vấn đề này tại điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 đã đưa ra khái niệm về chứng cứ một cách đầy đủ chính xác như sau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Đồng thời Bộ luật tố tụng cũng quy định chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.
Ví dụ: Nguyễn Văn A và Phạm Văn B do có xích mích với nhau về việc làm ăn nên vào 20h ngày 22/01/2018 anh A đến nhà anh B đòi anh B trả số tiền mà mình đã góp với anh B nhưng anh B bảo không trả vì việc làm ăn dạo này thua lỗ, hai bên sau một hồi cãi cãi nhau do không kiềm chế được bản thân nên anh A đã có hành vi dùng dao đâm chết anh B.
Như vậy, trong vụ án trên ta có thể xác định được máu đọng lại tại hiện trường xảy ra vụ án giết người này do cơ quan điều tra thu thập được chính là chứng cứ, còn con dao dính máu tại hiện trường vụ án chính là nguồn chứng cứ.
Tóm lại, khái niệm chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bao hàm được mối quan hệ giữa hình thức tố tụng và bản chất khách quan của chứng cứ, chủ thể và đối tượng chứng minh cũng như thể hiện đầy đủ các yếu tố nội hàm đặc trưng của chứng cứ.
3. Các thuộc tính của chứng cứ
Khái niệm chứng cứ nêu ở trên đã thể hiện đầy đủ các thuộc tính cần và đủ mà bất kỳ chứng cứ nào cũng phải có. Đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ. Việc phân tích các thuộc tính của chứng cứ có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lí luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, giúp cho nhà làm luật quy định rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ các trình tự thủ tục của quá trình chứng minh, giúp cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đúng thủ tục pháp luật quy định, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, khoa học.
3.1. Tính khách quan của chứng cứ
Tính khách quan là một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ. Theo Đại từ điển tiếng việt, khách quan là: “Cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người”. Chứng cứ là những gì có thật, tức là phải tồn tại trong thực tế khách quan điều đó có nghĩa rằng chứng cứ là những thông tin, tài liệu, đồ vật khách quan, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và phải phù hợp với các tình tiết của vụ án đang chứng minh. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tính khách quan chứng cứ được gọi là tính xác thực của chứng cứ. Tính khách quan của chứng cứ được thể hiện đầu tiên đó là những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự cũng như các tình tiết khác liên quan phải tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức của người tiến hành tố tụng. Và muốn làm được như vậy, đòi hỏi cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án khi giải quyết vụ án hình sự phải xuất phát từ thực tế để có nhận thức đúng đắn, toàn diện vấn đề; không được lấy ý chí chủ quan để áp đặt, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định kiến, không trung thực. Mặt khác, khi nghiên cứu thuộc tính này chúng ta cũng cần lưu ý nếu những thông tin, tài liệu, đồ vật dù tồn tại trên thực tế nhưng bị xuyên tạc, bóp méo hay bị giả tạo theo ý chí chủ quan thì không còn mang tính khách quan. Vì vậy, nó không phải chứng cứ. Tóm lại, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, việc xác định đúng đắn tính khách quan của chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong chứng minh tội phạm. Việc sử dụng thông tin, tài liệu bị bóp méo, bị giả tạo, bị xuyên tạc cùng với sự kiểm tra, đánh giá chứng cứ phụ thuộc vào suy luận chủ quan của nguồn chứng cứ sẽ làm cho việc chứng minh thiếu chính xác, sự thật khách quan không được xác định. Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm tính khách quan của chứng cứ như sau: tính khách quan của chứng cứ chỉ sự tồn tại độc lập của nó trong thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.
Ví dụ: Trong vụ án giết người cơ quan điều tra xác định nguyên nhân chết của nạn nhân là do bị một vật tày đánh vào phía sau đầu. Chứng cứ được thu thập tại hiện trường vụ án là một chiếc gậy có kích thước giống vật được xác định khiến nạn nhân tử vong. Như vậy, chiếc gậy do cơ quan điều tra thu thập được trong vụ án tồn tại một cách khách quan và nó đảm bảo thuộc tính khách quan của chứng cứ.
3.2. Tính liên quan của chứng cứ
Tính liên quan là một trong ba thuộc tính cơ bản của chứng cứ. Chứng cứ là những thông tin, tài liệu, đồ vật mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án dùng làm căn cứ xác định có hay không hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử trong một vụ án hình sự có một khối lượng thông tin, tài liệu; tuy nhiên không phải tất cả đều là chứng cứ mà chỉ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án,tức làm căn cứ giải quyết vụ án mới là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan giữa chúng với các tình tiết vụ án cần được xác định. Mối quan hệ này thể hiện ở hai mức độ khác nhau:
Ở mức độ thứ nhất, chứng cứ được dùng làm căn cứ để giải quyết thực chất vụ án, tức xác định hành vi phạm tội, người phạm tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt, các biện pháp tư pháp…Ở mức độ thứ hai, có những thông tin, tài liệu, đồ vật không được dùng làm căn cứ trực tiếp để giải quyết thực chất vụ án nhưng dùng để xác định các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.Trong trường hợp này tính liên quan của chúng thể hiện một cách gián tiếp. Măc dù là quan hệ gián tiếp nhưng trong nhiều trường hợp việc chứng minh tội phạm không thể thiếu được chúng.Ví dụ: Lời khai của người làm chứng cho rằng vào thời điểm tội phạm xảy ra, người bị tạm giữ có mặt tại nơi xảy ra tội phạm. Mặc dù, người làm chứng không thấy được việc người bị tạm giữ có thực hiện hành vi phạm tội hay không nhưng lời khai của họ cũng giúp cho cơ quan điều tra trong việc lập phương án điều tra, lời khai đó cũng có thể dùng để bác bỏ lời khai của người bị tạm giữ về tình trạng ngoại phạm của mình.
Để coi một thông tin, tài liệu, đồ vật có phải là chứng cứ hay không, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định tính liên quan ở hai mức độ. Nếu thông tin, tài liệu đó không thể là căn cứ để giải quyết vụ án thì chúng thiếu tính liên quan, vì vậy nó không phải là chứng cứ.
4. Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự
Vấn đề đầu tiên khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chứng minh là có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Trong từng vụ án hình sự cần phải chứng minh một cách khẳng định rằng hành vi bị truy tố về mặt hình sự đã xảy ra trong thực tế. Việc chứng minh đó thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, có ý nghĩa đối với việc định tội danh đúng hành vi và suy cho cùng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Đó là những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm.
Tiếp theo vấn đề cần phải chứng minh là: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội. Chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội, tức là xác định chủ thể của tội phạm. Tiếp đến xác định người đó có lỗi hay không. Nếu có lỗi thì lỗi cố ý hay vô ý. Mục đích và động cơ phạm tội cũng cần được chứng minh. Khái quát lại những dấu hiệu cơ bản thuộc chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm phải được làm sáng tỏ.
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo là những vấn đề được chứng minh khi điều tra, truy tổ và xét xử. Đó là các tình tiết được quy định ở Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 và các đặc điểm đặc trưng cho nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt đổi với bị cáo.
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là một trong những vấn đề phải được chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có ý nghĩa quan ưọng đôi với việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và có ý nghĩa đối với việc định tội danh, có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại.
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt là những vấn đề tuy không thuộc bản chất của vụ án, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hình sự và hình phạt. Do đó, cần được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chứng minh khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
5. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê