Trưởng phòng nhân sự  công ty nói là”em làm giấy trễ quá như vậy là vi phạm luật , và tùy trường hợp mới làm giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh”

Xin các anh chị  hãy tư vấn cho em về vấn đề này khi làm việc với Trưởng phòng hành chính nhân sự ở công ty em đang làm việc.

Thanks and Best Regards,

Người gửi: Quy.Dang

>>  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.6162

Tư vấn chế độ nghỉ dưỡng sau sinh 

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:

- Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2006.

- Điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/12/2006 hướng chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội 2006.

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 30/01/2007;

-Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 23/09/2008 sửa đổi, bổ sung.

Theo quy định tại các văn bản này thì:

Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong 1 năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Đối với trường hợp của chị, nhận thấy:

Thứ nhất: nghĩ dưỡng sức sau khi sinh là quyền lợi mà lao động nữ sau khi sinh có thể được hưởng căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình mà không liên quan đến việc đã nghỉ đủ thời gian theo quy định tại điều 31 luật này hay chưa. Có nghĩa là, nếu chị đã nghỉ đủ cả 4 tháng mà sức khỏe của chị còn yếu thì trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm chị trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai: việc trưởng phòng hành chính nhân sự của công ty chị trả lời chị như vậy là không có căn cứ. Bởi thời gian chị được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 4 tháng; theo đó, thời gian chị trở lại công ty làm là 14/4/2013. Như vậy sau ngày 14/6/2013 chị mới hết thời hạn đề nghị công ty cho chị được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh

Ý kiến bổ sung:

Chào bạn. Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề bạn hỏi, phía Công ty Luật Minh Khuê xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý.

- Bộ Luật lao động năm 2012.

- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

- Nghị định 52/2006/ NĐ–CP hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

- Thông tư 03/2007/ TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Thông tư 19/2008/TT–BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo như các văn bản trên thì lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Xét trường hợp của chị hỏi, chúng tôi nhận thấy:

- Nếu chị đã nghỉ 4 tháng mà sức khỏe của chị còn yếu thì trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc thì chị được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe. Như vậy, nếu ngày chị bắt đầu đi làm là 14/4/2013 thì đến 14/6/2013 chị mới hết thời hạn xin nghỉ dưỡng sưc.

- Việc trưởng phòng hành chính nhân sự của công ty chị cho rằng chị đã hết thời hạn xin nghỉ dưỡng sức là hoàn toàn không có căn cứ bởi thời hạn mà chị được quyền xin hưởng chế độ thai sản được tính cho đến ngày 14/6/2013 còn ngày chị làm giấy xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh là 24/5/2013.

Ý kiến bổ sung thứ hai:

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, theo Công văn 1477/BHXH-CSXH mục 3.2: “Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013, mà đến ngày 01/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại Khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động”. Với trường hợp của bạn, bạn nghỉ trước khi sinh 14/12/2012, theo Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ thai sản kết thúc ngày 14/4/2013, trước ngày 1/5/2013, do đó, bạn vẫn chỉ được hưởng chế độ thai sản theo quy định theo Luật BHXH 2006 mà không được áp dụng chế độ nghỉ thai sản 6 tháng như khoản 1 Điều 157 BLLĐ 2012. Việc công ty xác định thời gian hưởng thai sản của bạn từ 14/12/2012 đến 14/4/2013 là đúng quy định của pháp luật.
Về việc đi làm trước khi kết thúc thời gian hưởng chế độ thai sản, Điều 36 Luật BHXH quy định:
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;
b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;
c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này
Theo quy định tại điều khoản trên, bạn có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con như có đủ các điều kiện trên. Việc bạn đi làm vào ngày 10/3/2013, là ngày trước khi hết hạn nghỉ thai sản khi có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe người lao động là không trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 37 Luật BHXH, “Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm”. Điều 37 Luật BHXH không áp dụng đối với trường hợp tại Điều 36 Luật BHXH. Do đó, khi đi làm trước thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, chị không được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp này, nếu bạn xin nghỉ sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu như vẫn còn thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Trả lời bổ sung:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định: “Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”

Sau khi đi làm một thời gian thì bạn mới làm giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh. Pháp luật có quy định sau khi nghỉ chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Hiện tại thì bạn đã khỏe mạnh thì không được nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định nêu trên.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động

---------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;