Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm "trường hợp đặc biệt" trong đấu thầu
- 2. Lý do áp dụng quy trình đặc biệt
- 3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- 4. Các yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu trong trường hợp đặc biệt
- 5. Quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- 6. Các rủi ro và hạn chế khi áp dụng quy trình đặc biệt
1. Khái niệm "trường hợp đặc biệt" trong đấu thầu
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023 hướng dẫn bởi Quyết định 1667/QĐ-BYT quy định những trường hơp đặc biệt trong quá trình lựa chon nhà thầu bao gồm:
- Gói thầu mua thuốc, vắc xin trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh, bảo đảm và điều kiện khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Gói thầu mua thuốc, vắc xin, thiết bị y tế thông qua các tổ chức quốc tế;
- Gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ;
- Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế;
- Gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiện tại nước ngoài.
- Mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế.
- Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao.
- Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao;
- Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, bao gồm: tuyên truyền trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng khác trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan này để thực hiện; tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt; hợp tác sản xuất phim;
- Gói thầu sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện; thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi hình chương trình mang tính nghệ thuật cao;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ in ấn, cung cấp tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hải quan; gói thầu mua chó nghiệp vụ, đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ;
- Trường hợp dự án, gói thầu có điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng không thuộc các trường hợp nêu trên, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Lý do áp dụng quy trình đặc biệt
Áp dụng quy trình lựa chọn nhà thầu là điều cần thiết đặc biệt trong nhiều trường hợp, với mục đích đảm bảo tính liên tục của hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc thực hiện quy trình này giúp tránh được các trì hoãn không đáng có trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ vào sử dụng. Khi quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện một cách hợp lý và có kế hoạch, cơ quan nhà nước có thể đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ và kịp thời, từ đó duy trì hoạt động hiệu quả và không gặp phải sự cố do thiếu hụt nguồn cung.
Bên cạnh đó, quy trình này cũng cần được áp dụng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ như hỏa hoạn, thiên tai, hoặc hư hỏng nghiêm trọng của các thiết bị, việc lựa chọn nhà thầu nhanh chóng là cần thiết để khắc phục và khôi phục lại hoạt động của cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc này đặc biệt quan trọng trong các ngành như y tế, cứu hỏa, hay giao thông vận tải nơi mà tính chất khẩn cấp là rất cao.
Đồng thời, quy trình lựa chọn nhà thầu cũng phải được áp dụng để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của hàng hóa và dịch vụ. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc tính bảo mật cao, như công nghệ thông tin, sản phẩm điện tử, hay dịch vụ vệ sinh môi trường chẳng hạn, đều yêu cầu một quy trình lựa chọn nhà thầu cẩn thận và phù hợp. Việc này đảm bảo rằng cơ quan nhà nước sẽ sử dụng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng cuối cùng.
Tóm lại, áp dụng quy trình lựa chọn nhà thầu cho những trường hợp đặc biệt không chỉ giúp đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của hoạt động cơ quan nhà nước, mà còn là biện pháp cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp và đáp ứng các yêu cầu đặc thù của các sản phẩm và dịch vụ. Điều này đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các hoạt động mua sắm trong cơ quan nhà nước, góp phần vào sự phát triển bền vững và minh bạch của hệ thống quản lý công cộng.
3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Căn cứ vào Điều 82 và 83 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định thủ tục lựa chọn nhà thấu trong trường hợp đặc biệt như sau:
Trường hợp quy định tai điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
Bước 1: Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Y tế giao lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu
Bước 2: Bộ trưởng Bộ Y tế giao cơ quan, đơn vị trực thuộc thẩm định trước khi xem xét, quyết định
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Tơ trình phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu
- Các văn bản, tài liệu liên quan
Bước 3: Bộ trường Bộ y tế quyết định lựa chọn nhà thầu
Trường hợp quy định tai điểm c Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
Bước 1: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Thủ trưởng cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định;
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình về lựa chọn nhà thầu
- Các văn bản, tài liệu liên quan.
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó
Bước 4: Cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bước 5: Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (nếu đủ điều kiện) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Bước 6: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
Trường hợp quy định tai điểm i Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
Bước 1: Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Chính phủ đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định
Hồ sơ bao gồm:
- Tơ trình phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu
- Các văn bản, tài liệu liên quan
Bước 2: Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
Trường hợp quy định tai điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
Bước 1: Xây dựng các tiêu chí, điều khoản tham chiếu, cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư để xác định danh sách
Bước 2: Tổ chức đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có ưu thế nhất trên cơ sở các tiêu chí, điều khoản tham chiếu và cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư trong vụ kiện;
Bước 3: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư;
Bước 4: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư.
Trường hợp quy định tai điểm đ, e, g, h Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
Bước 1: Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Thương thảo hợp đồng với nhà thầu được xác định có đủ năng lực, kinh nghiệm;
Bước 3: Phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 4: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu.
4. Các yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu trong trường hợp đặc biệt
Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 82 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với hồ sơ cần có những nội dung như sau:
- Thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu
- Giải trình về sự cần thiết và điều kiện đặc thù đối với một hoặc một số nội dung về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết, thực hiện hợp đồng, điều kiện khác (nếu có) dẫn đến không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu thông thường
- Dự thảo phương án lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu; điều kiện ký kết, thực hiện hợp đồng và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu, dự án, bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả.
5. Quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Các trường hợp được phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đặc biệt: Khoản 1 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
- Thủ tục, hồ sơ cần thiết: Điều 82 và Điều 83 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
- Quyền hạn của cơ quan quyết định: Khoản 2 Điều 29 Luật đấu thầu 2023
6. Các rủi ro và hạn chế khi áp dụng quy trình đặc biệt
Khi áp dụng quy trình đặc biệt trong lựa chọn nhà thầu, có nhiều rủi ro và hạn chế cần được xem xét để đảm bảo hiệu quả và công bằng trong quản lý mua sắm của cơ quan nhà nước.
Rủi ro chính đầu tiên là về tham nhũng. Quy trình lựa chọn nhà thầu không cẩn thận có thể tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng, khi các cá nhân hoặc tổ chức có thể lợi dụng quy trình này để trục lợi cá nhân, thông qua việc nhận hoa hồng, hay dùng các phương thức khác để lợi dụng thế lực. Điều này cũng có thể làm suy yếu tính minh bạch và công bằng của quá trình mua sắm, và đe dọa đến uy tín của cơ quan nhà nước.
Một rủi ro khác là về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khi quy trình lựa chọn nhà thầu không được thực hiện cẩn thận, có nguy cơ mua vào sản phẩm và dịch vụ không đảm bảo chất lượng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hay không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, an ninh, hay công nghệ thông tin, việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ không đúng tiêu chuẩn có thể có hậu quả nghiêm trọng đến người sử dụng và công chúng.
Vấn đề thứ ba là rủi ro về giá cả. Quy trình lựa chọn nhà thầu không minh bạch và không cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng nâng giá. Các nhà thầu có thể tận dụng sự thiếu minh bạch trong quy trình để đưa ra các đề xuất giá cao hơn so với giá thực tế của sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến sự lãng phí và tăng chi phí cho cơ quan nhà nước.
Tóm lại, việc áp dụng quy trình đặc biệt trong lựa chọn nhà thầu mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để giảm thiểu những rủi ro này, cần có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, bao gồm việc tăng cường sự minh bạch, công khai, và đánh giá kỹ lưỡng các nhà thầu. Điều này giúp đảm bảo rằng quy trình mua sắm của cơ quan nhà nước luôn được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả, và có ích cho cộng đồng.
Việc tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật trong quá trình lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chỉ khi tuân thủ đầy đủ các quy định này, cơ quan nhà nước mới có thể đối mặt với các thách thức như rủi ro tham nhũng, vấn đề chất lượng hàng hóa và dịch vụ, cũng như nguy cơ về giá cả. Việc đảm bảo tuân thủ pháp luật cũng giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tăng cường niềm tin của công chúng vào hoạt động của cơ quan nhà nước.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong cơ quan nhà nước trong trường hợp đặc biệt? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Bài viết liên quan: Thời gian lựa chọn nhà thầu theo quy định mới nhất năm 2024
Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!