Mục lục bài viết
- 1. Mức hình phạt áp dụng đối với tội trộm cắp tài sản?
- 2. Chưa được xóa án tích có được hưởng án treo không ?
- 3. Đánh người giám định thương tích 12% ?
- 4. Điều kiện được hưởng án treo theo quy định của pháp luật ?
- 5. Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào ?
- Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê
1. Mức hình phạt áp dụng đối với tội trộm cắp tài sản?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản1.92 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hộid) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;đ) Tài sản là di vật, cổ vật.2.93 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Tài sản là bảo vật quốc gia;g) Tái phạm nguy hiểm.3.94 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4.95 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Do tài sản mà chồng bạn đã lấy trộm là chiếc laptop đã cũ nên cần phải thông qua bộ phận giám định tài sản để xác định giá trị hiện tại của chiếc laptop này. Nếu xác định được giá trị của chiếc laptop là dưới 2 triệu đồng thì chồng bạn sẽ chỉ bị xử phạt hành chính.
Nếu tài sản bị lấy cắp có giá trị hơn 2 triệu đồng thì chồng bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Do phía bị hại đã làm đơn bãi nại nên đây sẽ là tình tiết giảm nhẹ cho chồng bạn. Ngoài ra cũng có thể dựa vào việc trong thời gian thử thách chồng bạn đã không phạm lỗi gì để xin giảm án thêm cho chồng bạn.
>> Xem thêm: Thời gian xóa án tích theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành
2. Chưa được xóa án tích có được hưởng án treo không ?
Chào Luật Sư.Em tên Tuấn ở Thanh Hóa năm 2015 em có bị tòa án nhân dân huyện iagrai xử em 6 tháng tù giam về tội trộn cắp tài sản.em đk mãn hạn tù thánh 11 năm 2015. Đến tháng 12 năm 2016 em có bị tai nạn giao thông. Em là người cầm lái và đã đụng chết 1 người. Em bị viện kiểm sát nhân dân khởi tố về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vậy em xin hỏi Luật Sư nếu tòa án xử em thì em có được hưởng án treo không
Trả lời:
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ2661. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lênc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Làm chết 02 người;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ theo quy định trên, việc bạn điều khiển giao thông và làm chết 1 người tức là đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, phạm vào khoản 1 nêu trên. Do đó, bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trong trường hợp này, do bạn đã từng có tiền án, tiền sự nên rất khó để bạn được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Thủ tục đương nhiên xóa án tích theo quy định mới nhất hiện nay ?
3. Đánh người giám định thương tích 12% ?
Trả lời:
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác411. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;đ) Có tổ chức;e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;i) Có tính chất côn đồ;k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Làm chết 02 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trong trường hợp này của bạn, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không tham gia hành hung người bị hại nhưng vẫn bị khởi tố. Do đó, để không phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, bạn cần làm rõ với cơ quan điều tra rằng bạn không tham gia việc thực hiện tội phạm. Cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm lấy lời khai của các bị can khác và người bị hại để làm rõ sự thật. Trong trường hợp không xác định được bạn có tham gia thực hiện tội phạm hay không, thì với mức độ thương tật của người bị hại là 12% bạn có thể được hưởng án treo nếu có nhân thân tốt và có thái độ tích cực trong việc bồi thường cho nạn nhân.
>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn trình tự, thủ tục xóa án tích?
4. Điều kiện được hưởng án treo theo quy định của pháp luật ?
Chào luật sư ạ! tôi có một vấn đề rất mong muốn luật sư có thể tư vấn giúp tôi được không ạ tôi tên dũng sinh năm 94 tôi đã trải qua quân ngũ và vừa xuất ngũ trong quân đội tháng 8 năm 2016,trong quá trình trong quân đội tôi có được kết nạp đảng viên dự bị. Sau khi xuất ngũ tôi về địa phương và đi làm phụ xe tải trong thời gian phụ xe tải tôi có ngồi tham gia chơi cờ bạc dưới hình thức xóc đĩa với 11 người,có 4 người chơi trước sau đó tôi mới lên chơi cùng thì trong lúc chơi đã bị lực lượng công an bắt tại chiếu bạc là 15.500.000đ. Trong 11 người chơi thì có 3 người bị bắt tạm giam còn 8 người chạy tại ngoại ạ,3 người kia thì 2 người có tiền án và 1 người chủ mưu, bản thân tôi và gia đình trong sạch.
Tôi lần đầu vi phạm và có thành khẩn khai báo, nhưng những ngày qua tôi rất lo sợ liệu có ngồi tù mà bản thân muốn được hưởng án treo để làm lại từ đầu nếu ngồi tù thì coi như cuộc sống và gia đình sẽ thay đổi quá nhiều. Tôi rất sợ phải ngồi tù chỉ mong được hưởng án treo. Thưa luật sư có thể tư vấn giúp tôi làm thế nào để được hưởng án treo không ạ ?
Tôi rất cám ơn luật sư ạ.
Trả lời:
Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTPngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 . Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì khi bị bắt, trên chiếu bạc lúc đó có 15.500.000 đồng- tức là tài sản có giá trị rất lớn, do đó, bạn có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm theo quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội đánh bạc. Hiện tại chưa xác định rõ bạn bị tòa tuyên bố bao nhiêu năm tù nên không thể hoàn toàn khẳng định bạn có thể được hưởng án treo hay không ?
>> Tham khảo ngay: Giảm thời hạn xóa án tích theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2018
5. Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào ?
Nhưng người ta bảo là không có và bảo tôi ra trại giam nơi tôi thụ án xin nếu không có thì phải làm văn bản đề nghị ra cục. Từ nhà toi ra trại xa quá 300km ( Đà Nẵng - Đồng Sơn,Quãng Bình) có cách nào để tôi xin giấy ra trại mà không phải ra trại hay không phải làm đơn ra cục không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật hình sự gọi số:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong 3 trường hợp: đương nhiên xóa án tích; xoá án tích theo quyết định của tòa án và xoá án tích trong trường hợp đặc biệt.
Người đương nhiên được xóa án tích bao gồm:
- Người được miễn hình phạt.
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá họai hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản dân sự bồi thường khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
a) 1 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;
b) 3 năm trong trường hợp phạt tù đến 3 năm;
c) 5 năm trong trường hợp phạt tù từ trên 3 năm đến 15 năm;
d) 7 năm trong trường hợp phạt tù trên 15 năm.
Về thủ tục xóa án tích thực hiện tại tòa án:
_ Đơn xin xóa án tích theo mẫu quy định
_ Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp;
_ Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
_ Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an),
_ Bản sao hộ khẩu;
_ Bản sao chứng minh nhân dân.
Như vậy trường hợp này bạn phải xin giấy ra trại tại trại giam nơi thụ án cấp. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện xóa án tích tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp mà không cần phải xin sao lục giấy ra trại. Công dân có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp, trong đó có ghi “Không có án tích”, nếu thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích và đã có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định, cũng sẽ là một loại giấy tờ chứng minh người có án đã được xóa án tích.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009, quy định về phiếu lý lịch tư pháp
" 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này "
Theo khoản 2 điều 42, Luật Lý Lịch Tư Pháp 2000 quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1
" 2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
Theo điểm b khoản 1 điều 33, Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009 quy định về cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xoá án tích
"b) Khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó."
Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Theo quy định tại điều 45, Luật Lý Lịch Tư Pháp 2009 quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
"1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp."
>> Tham khảo thêm: Đã xóa án tích có được kết nạp Đảng hay không?
Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0159
Trân trọng./.