Mục lục bài viết
2. Điều này có cần thiết không khi giữa 2 loại Hợp đồng này có nhiều điểm tương đồng nhau?
3. Việt Nam chưa trở thành thành viên của Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, vậy khi thực hiện giao dịch Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có 1 bên là thương nhân Việt Nam thì Hợp đồng này phải tuân thủ theo quy định luật Việt Nam hay Công ước Viên?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư
Người gửi: Nguyễn Thị Tuyết Mai
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng
Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung phân tích:
2.1. Vì sao phải phân chia thành Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước (Hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại Việt Nam 2005)?
Cần phải có sự phân chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước(Hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại năm 2005) vì:
Thứ nhất: Hai loại hợp đồng trên có khá nhiều điểm khác biệt nhau về bản chất, được thể hiện ngay từ tên hợp đồng. Một bên là việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân trong cùng một nước(hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước), một bên là việc mua bán trao đổi hàng hóa mang tính quốc tế tức là sẽ có một trong các yếu tố như: chủ thể, hay đối tượng của hợp đồng sẽ mang tính quốc tế- không cùng một nước. Ngoài ra, còn một số điểm khác biệt cơ bản khác như: đồng tiền thanh toán, luật điều chỉnh quan hệ mua bán, về cơ quan giải quyết tranh chấp...
Thứ hai: Việc phân định thành 2 loại hợp đòng trên sẽ giúp làm rõ đối tượng, chủ thể cũng như nguồn luật sẽ được áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có và sẽ giúp các bên có liên quan có thể chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật vào quan hệ hợp đồng mà mình tham gia. Từ đó giảm thiểu tình trạng áp dụng sai, áp dụng không đúng pháp luật dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.
2.2. Điều này có cần thiết không khi giữa 2 loại Hợp đồng này có nhiều điểm tương đồng nhau?
Đầu tiên, việc phân tích và so sánh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán trong nước( quy định tại Luật Thương mại 2005) là hết sức cần thiết. Không chỉ bởi 2 loại hợp đồng trên có khá nhiều điểm khác biệt mà còn bởi nhu cầu cấp thiết hiện nay đó là xu thế hội nhập quốc tế. Trong quá trình hội nhập, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hoạt động ngoại thương đang giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ kiến thức về mua bán hàng hóa quốc tế trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ nhằm mục đích đơn thuần là chỉ ra sự khác biệt của 2 loại mua bán mà nó còn làm nổi bật những đặc điểm chủ yếu của mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó sẽ giúp cho công việc mua bán hàng hóa diễn ra trôi chảy đồng thời sẽ giúp ích rất lớn trong việc phòng ngừa những rủi ro không đáng có trong quá trình hội nhập.
Chính vì vậy mà việc bạn hỏi việc phân tích và so sánh 2 loại hợp đồng trên có cần thiết hay không vì chúng có nhiều điểm tương đồng thì chúng tôi xin trả lời là cần thiết phải phân tích và so sánh sự khác biệt giữa 2 loại hợp đồng này.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước đều có nội dung, hình thức và đặc điểm tương đồng nhau như hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung. Cụ thể:
Thứ nhất, về nội dung thì Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Thứ hai, về hình thức, theo Điều 24 Luật Thương mại Việt Nam 2005, hai loại hợp đồng trên đều có hình thức tương đương Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung: "1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó."
Thứ ba, về đặc điểm, hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng ưng thuận, có tính đền bù và là hợp đồng song vụ.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chủ thể, đối tượng, nơi giao kết hợp đồng mà phân ra thành Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 không có quy định cụ thể về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng căn cứ theo Điều 826 thuộc Phần thứ 7 về "Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" của Bộ Luật Dân Sự 2005 thì một hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong những yếu tố sau:
- Về chủ thể, hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch (Giữa một bên có quốc tịch Việt Nam và một bên có quốc tịch khác).
- Về đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Về nơi giao kết hợp đồng, hợp đồng được giao kết tại nước ngoài, có thể là tại nước của bên giao kết mang quốc tịch khác Việt Nam, hoặc tại nước thứ ba.
Dựa vào những yếu tố trên, có thể thấy, với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên giao kết hợp đồng rất dễ gặp phải các rủi ro như xung đột pháp luật giữa hai bên thực hiện hợp đồng, hoặc do các rủi ro khác trong quá trình vận chuyển, thanh toán,... dẫn đến những tranh chấp. Chính vì thế, khi giao kết hợp đồng, các bên cần cân nhắc kĩ lưỡng và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết và rõ ràng để tránh những rủi ro trong tương lai. Nên việc quy định và phân loại đối với hai loại hợp đồng trên là điều cần thiết. Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Thương Mại Việt Nam 2005 cũng quy định rõ tại khoản 2 Điều 27 như sau: "Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương."
2.3. Việt Nam chưa trở thành thành viên của Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, vậy khi thực hiện giao dịch Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có 1 bên là thương nhân Việt Nam thì Hợp đồng này phải tuân thủ theo quy định luật Việt Nam hay Công ước Viên?
Trong Luật Thương Mại Việt Nam 2005 chưa có quy định cụ thể về việc sẽ phải áp dụng, tuân thủ quy định pháp luật nào khi giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên căn cứ theo Điều 834 Bộ Luật Dân sự 2005 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Luật Minh Khuê có thể giải đáp như sau:
- Hình thức của hợp đồng sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm hình thức hợp đồng, thì vẫn có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt Nam, nếu hình thức hợp đồng đó không trái với quy định pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng cũng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp hợp đồng không ghi rõ nơi thực hiện hợp đồng, thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, với việc Việt Nam hiện chưa trở thành thành viên của Công ước Viên 1980 (CISG) về mua bán hàng hóa quốc tế, nên việc thực hiện giao dịch Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có 1 bên là thương nhân Việt Nam thì Hợp đồng này có thể sẽ phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước bên chủ thể giao kết còn lại. Hoặc vẫn có thể sẽ phải tuân theo quy định của Công ước Viên nếu hợp đồng được giao kết tại nước của bên chủ thể giao kết còn lại (không phải Việt Nam) là thành viên của Công ước Viên và luật được áp dụng đối với việc thực hiện hợp đồng là luật của nước này có dẫn chiếu đến Công ước Viên, cụ thể tại điểm b, khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980 có quy định về điều này.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Tự do hợp đồng là một tư tưởng mà theo đó các cá nhân được quyền tự do thỏa thuận giữa họ với nhau về các điều kiện của hợp đồng, không có sự can thiệp của chính quyền. Do đó, hợp đồng được xem là sản phẩm của ý chí được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu để ghi nhận việc thiết lập các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường.
Sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005 là sự khởi đầu hình thành một khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh - khái niệm “hợp đồng thương mại”. Trong khoa học pháp lý, cũng có ý kiến cho rằng không nên sử dụng khái niệm này do lo ngại dẫn đến hệ quả không cần thiết, đó là sự mất công tym kiếm điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Song trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, khái niệm này vẫn được sử dụng khá phổ biến với ý nghĩa là “hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý với ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại.
Hợp đồng mua bím hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản. Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản (Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 430: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán) và khái niệm mua bán hàng hóa quy định tại Luật Thương mại năm 2005 có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại (gọi chung là hợp đồng mua bán hàng hóa) như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa nhu trên cũng đã có những điểm tương đồng với một số nước khác.
Ví dụ: Theo Luật của Pháp, hợp đồng mua bán là một thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ giao vật và bên kia có nghĩa vụ trả tiền cho vật ấy hoặc Luật của Anh quy định hợp đồng mua bán là hợp đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển gỉao quyền sở hữu hàng cho người mua và đổi lại số tiền thỏa đáng.
2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bím chất giống như hợp đồng mua bán tài sản, đều là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên, cụ thể là: bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán và có quyền sở hữu đối với tài sản/hàng hóa đã mua.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn được nhận diện qua những dấu hiệu riêng sau:
>> Xem thêm: Hàng mẫu là gì ? Tìm hiểu chung về hàng mẫu
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.
Chủ thể hợp đồng là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng. Một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân. Chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân.
Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là điểm khác biệt với chủ thể hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì chủ thể hợp đồng mua bán tài sản là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác).
Lý do có sự khác biệt này là do, thương nhân là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại và để thực hiện hoạt động thương mại cần đáp ứng những yêu cầu nhất định về vốn, về tư cách pháp lý, về một số yêu cầu điều kiện mang tính nghề nghiệp để triển khai hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập trên thị trường. Ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối với nền kinh tế - xã hội cũng có sự khác biệt so với các giao dịch dân sự. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại cũng có những điểm khác biệt. Một trong những yêu cầu thể. hiện sự quản lý của nhà nước đó là quy định về điều kiện chủ thể tham gia hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng là tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh với tư cách thương nhân. Quy định nghĩa vụ đăng ký kinh doanh để hình thành tư cách thương nhân chính là thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động thương mại nên các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì bên bán phải là thương nhân để thực hiện công việc bán hàng hóa như một nghề nghiệp và có thu nhập từ việc bán hàng. Bên mua hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân có nhu cầu mua hàng hóa để bán lại kiếm lời hoặc mua hàng để đáp ứng các nhu cầu cho công việc, cuộc sống của mình.
Hiện nay, trong thực tiễn kinh doanh đã xuất hiện các chủ thể kinh doanh độc lập thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Những chủ thể đó theo quan niệm của pháp luật Việt Nam không phải là thương nhân. Tuy nhiên, những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với tư cách là bên mua.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm:
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
+ Những vật gắn liền với đất đai.
Qua quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại năm 2005, cần lưu ý một số nội dung sau:
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn luật thương mại quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế
- So với Luật Thương mại năm 1997, khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, nội hàm khái niệm hàng hóa (từ phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại) có thể khác nhau ở mỗi quốc gia tùy theo truyền thống văn hóa, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu giao lưu thương mại với quốc tê. Ngay tại một quốc gia, nội hàm khái niệm hàng hóa cũng có thể khác nhau trong từng thời kì phát triển kinh tế. Nhưng tựu chung lại, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được phép lưu thông và có tính thương mại (sinh lời). Nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa bị cấm lưu thông trên thị trường thì hợp đồng mua bán hàng hóa đó sẽ bị vô hiệu. Do vậy, việc xác định hàng hóa là đối tượng mua bán sẽ là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Với đặc điểm đôi tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa sẽ phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng cung ứng dịch vụ là một công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Hàng hóa là sản phẩm hữu hình, cố tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Khác với hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm vô hình, không thể cầm nắm được, không thể xác lập quyền sở hữu với dịch vụ, không lưu kho, lưu bãi được.
Ở Việt Nam, khái niệm hàng hóa được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 có sự khác nhau. Khoản 3 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997 quy định: Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Khái niệm hàng hóa tại Luật Thương mại năm 2005 không chỉ bao gồm các loại hàng hóa hữu hình có ở thời điểm giao kết hợp đồng mà còn có cả hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai. Việc mở rộng khái niệm hàng hóa vừa thể hiện phạm vi điều chỉnh rộng hơn của Luật Thương mại, vừa có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật khi Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
- Trong mối tương quan so sánh với đối tượng hợp đồng mua bán tài sản có thể nhận thấy đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản rộng hơn so với đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo Điều 431 Bộ luật dân sự năm 2015, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự. Khái niệm tài sản tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản phải được xác định thỏa thuận cụ thể về loại quyền tài sản và bên bán phải có các giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền tài sản đó thuộc sở hữu của mình. Có ba loại quyền tài sản:
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm; quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác (thuộc sở hữu của bên bán);
- Quyền sử dụng đất;
- Quyền khai thác tài nguyên.
Trong khi đó, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, các loại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) không được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Những quan hệ mua bán cổ phiếu, trái phiếu giữa các thương nhân với nhau có bản chất giống như quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại nhưng do cách giải thích về khái niệm hàng hóa nên những giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Đây cũng là một vấn đề cần có sự trao đổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể hướng tới việc giao và nhận hàng hóa sẽ hình thành ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định. Các quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại các Điều 64 đến Điều 66, Điều 68 Luật Thương mại năm 2005 đã minh chứng cho phân tích trên.
Quy định của Luật Thương mại năm 2005 cũng tương đồng với Luật của Anh. Theo đó, Luật của Anh phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng bán hàng và hợp đồng thỏa thuận bán hàng. Hợp đồng bán hàng (Sale of Goods) là hợp đồng theo đó quyền sở hữu hàng họa được chuyển từ người bán sang cho người mua ngay khi ký kết hợp đông. Hợp đồng thỏa thuận bán hàng (Agreement to Sale of Goods) là hợp đồng mà việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa được thực hiện trong tương lai hoặc phải hoàn thành một số điều kiện nhất định.
>> Xem thêm: Tỷ lệ hoa hồng (%) được hưởng do hoạt động môi giới bán hàng hóa ?
Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yểu của hợp đồng mua bán hàng hóa lả thương nhân. Theo lý thuyết và trong thực tiễn, thương nhân sẽ thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa) với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sirih lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).
Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp 11 tương đương.
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng. Luật Thương mại quy định đa dạng về các hình thức thể hiện của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng các bên mua bán hàng hóa nên ký kết hợp đồng bằng văn bản. Ưu điểm của hình thức hợp đồng bằng văn bản so với hình thức hợp đồng bằng lời nói là:
- Ghi nhận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;
- Là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên xem xét thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng, đồng thời là tài liệu pháp lý quan trọng để cơ quan cồ thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.
Theo quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng nhân chứng.