Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm có 4 dấu hiệu: 1. Nguy hiểm cho xã hội; 2. Có lỗi; 3. Được quy định trong luật hình sự; 4. Phải chịu hình phạt.
Chuyên mục: "Dấu hiệu tội phạm" phân tích tất cả các quy định trong hệ thống pháp luật hình sự có liên quan đến dấu hiệu của tội phạm trong từng tội danh.
Dấu hiệu (đặc điểm) chung cho tất cả những hành vi bị coi là tội phạm. Bài viết đưa ra các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm và phân tích chi tiết từng dấu hiệu tội phạm theo luật hình sự và đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể:
Khái niệm tội phạm đã được quy định cụ thể trong luật hình sự đó được coi là "hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ". Vậy, cách nhận định, xác định hành vi phạm tội là gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:
Thưa luật sư, tôi đang viết một tham luật về thực trạng của tội phạm, phân tích tính chất và mức độ thực trạng tội phạm dưới góc nhìn pháp lý chuyên ngành. Tôi không biết bắt đầu từ đâu ? Mong luật sư hướng dẫn thêm. Cảm ơn! (Người hỏi: M.Hà, tỉnh Nam Định).
Tố cáo là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo bao gồm những hành vi nào? Nếu tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì xử lý như thế nào? sẽ được Luật Minh Khuê phân tích cụ thể như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt. Bài viết xoay quanh vấn đề về khái niệm tội phạm và các dấu hiệu cơ bản nhận biết tội phạm.
Dấu hiệu phạm tội hay dấu hiệu tội phạm là gì ? Khi nào một vụ việc được chuyển hồ sơ để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự ? và một số vấn đề liên quán đến việc điều tra, truy tố, khởi tố vụ án sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:
Bộ luật hình sự quy định những hành vi thuộc khoản 4 Điều 8, Điều 11,điều 13,điều 15,Điều 16 tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể,thì không phải là tội phạm,người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015).
Việc xác định chính xác điều luật nào là điều luật quy định một tội phạm mới, điều luật nào là điều luật xóa bỏ một tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng hiệu lực của BLHS để giải quyết các vụ án hình sự.
Văn bản chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Điều tra là một tài liệu chính thức mà các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng để yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận và xử lý một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luật. Nội dung trong Mẫu 28/TTrT: Văn bản chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Điều tra có hướng dẫn chi tiết được công ty Luật Minh Khuê gửi cụ thể qua nội dung sau:
Công văn chuyển hồ sơ vụ việc là một loại công văn được sử dụng để chuyển giao thông tin, tài liệu hoặc hồ sơ về một vụ việc cụ thể từ một cơ quan, tổ chức hoặc người gửi đến một cơ quan, tổ chức hoặc người nhận khác, nhằm thực hiện việc xem xét, giải quyết, hoặc tiếp tục xử lý vụ việc đó. Dưới đây kà nội dung Mẫu số 28/TT-Công văn chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra:
Việc nghiên cứu khái niệm tội phạm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong luật hình sự. Bởi vì, qua đó sẽ thể hiện bản chất giai cấp, các đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp lý của mọi quốc gia. Ở những nước khác nhau, khái niệm tội phạm không giống nhau.
Luật Minh Khuê xin giới thiệu mẫu quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ
Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra là một tài liệu chính thức được lập ra để ghi lại quá trình bàn giao hồ sơ liên quan đến một vụ việc có dấu hiệu tội phạm từ cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân giao nộp hồ sơ sang cơ quan điều tra chuyên trách. Mẫu số 29/TT-Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra được công ty Luật Minh Khuê gửi quý khách như sau:
Ở bài viết này Luật Minh Khuê sẽ cung cấp tới bạn đọc nội dung về hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm, hình thức biểu hiện của tội đơn nhất phức tạp và chỉ rõ sự khác nhau giữa nhiều tội phạm và tội đơn nhất phức tạp.
Biên bản giao nhận hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra là một tài liệu hành chính được lập trong quá trình chuyển giao và nhận hồ sơ, thông tin hoặc vụ việc từ cơ quan hoặc đơn vị ban đầu cho cơ quan điều tra chuyên trách. Công ty Luật Minh Khuê xin gửi quý khách nội dung liên quan đến Mẫu 29/TTrT: Biên bản giao, nhận hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có hướng dẫn cụ thể như sau:
Nhiều tội phạm là gì? Vì sao cần hiểu đúng về nhiều tội phạm? Cho đến nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm nhiều tội phạm mà chỉ có điều luật liên quan đến khái niệm này. Việc hiểu sao cho đúng khái niệm nhiều tội phạm rất quan trọng trong quá trình định tội và áp dụng khung hình phạt.
Luật Minh Khuê xin giới thiệu: Mẫu quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (Mẫu MQĐ 16) ban hành kèm theo Thông tư số 53/2013/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải