Mục lục bài viết
- 1. Thuận tình và đơn phương ly hôn cái nào giải quyết nhanh hơn?
- 2. Đơn phương ly hôn cần thủ tục gì?
- 3. Thủ tục nhận nuôi con sau khi đơn phương ly hôn?
- 4. Chồng ra hầu tòa liệu thủ tục đơn phương ly hôn có nhanh hơn không?
- 5. Đơn phương ly hôn và trách nhiệm của người chồng?
- 6. Thủ tục đơn phương ly hôn khi không biết chồng đang ở đâu?
1. Thuận tình và đơn phương ly hôn cái nào giải quyết nhanh hơn?
Nhưng em lại nghe có người nói đơn phương ly hôn thì sẽ nhanh hơn, em đang rất băn khoăn. Mong luật sư giải thích dùm em.
Xin cảm ơn !
Người gửi: P.T.H
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:1900 6162
Trả lời:
Theo điều 55 và điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thời gian và thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn như sau:
Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn được giải quyết theo trình tự công nhận việc dân sự.
+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
+ Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Vậy nếu bạn làm theo đúng quy trình, thủ tục luật định và nộp hồ sơ, lệ phí đầy đủ thì thời hạn công nhận sự thuận tình ly hôn khoảng 01 tháng.
Thời gian giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên được giải quyết theo trình tự giải quyết vụ án dân sự.
Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án: trong vòng 02 đến 04 tháng.
Thời hạn đưa vụ án ra xét xử: 01 đến 02 tháng kể từ ngày kết thức thời hạn chuẩn bị xét xử.
Thủ tục lâu và mất nhiều thời gian hơn so với thuận tình ly hôn bởi nhiều nguyên nhân khách quan như là tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, một bên không muốn ra Tòa...
>> Tham khảo thêm: Ly hôn đơn phương khi trong cuộc sống vợ chồng hay xảy ra cãi cọ, chiến tranh lạnh?
2. Đơn phương ly hôn cần thủ tục gì?
Thưa luật sư cháu có một vấn đề mong luật sư giải đáp giúp cháu: Hiện tại mẹ cháu muốn đơn phương ly hôn vì không chịu nổi cảnh bạo hành gia đình. Như vậy, thủ tục cần những gì, và muốn được ly hôn thì làm như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.T.T.T
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình về ly hôn, gọi:1900.6162
Trả lời:
Kính chào bạn N.T.T.T, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".
Điều luật trên vừa thể hiện quyền đơn phương ly hôn vừa thể hiện căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn, đó là việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ/chồng.
Như bạn có nói mẹ bạn phải chịu cảnh bạo lực gia đình, thì đây chính là căn cứ luật định để Tòa án xem xét giải quyết ly hôn khi mẹ bạn yêu cầu.
Về thủ tục đơn phương ly hôn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
- Đơn khởi kiện ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung;
- Bản sao có chứng thực Căn cước công dân hoặc CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng (trong trường hợp không cung cấp được đầy đủ giấy tờ này thì phải trình bày bằng văn bản với Tòa án);
- Bản kê khai tài sản chung của vợ chồng.
Hồ sơ xin ly hôn trên mẹ bạn phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bố bạn đang cư trú hoặc làm việc.
Cũng như trong khoản 1 Điều 56 nêu trên thì pháp luật yêu cầu phải có căn cứ về việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình, thì khi nộp đơn xin ly hôn, mẹ bạn cũng phải đưa ra được căn cứ chứng minh bố bạn có hành vi bạo lực gia đình đối với mẹ bạn. Có thể chứng minh bằng giấy khám chữa bệnh của bệnh viện (nếu mẹ bạn bị bố bạn đánh đập đến mưc phải nhập viện điều trị), biên bản hòa giải/xử phạt vi phạm hành chính của chính quyền địa phương (nếu bố bạn đã được hòa giải/bị xử phạt hành chính về hành vi bạo lực gia đình), giấy xác nhận của những người xung quanh biết về tình trạng bạo lực gia đình của bố bạn...
Thời hạn giải quyết vụ việc đơn phương ly hôn: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc đơn phương ly hôn là tối đa 04 tháng, trong trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn thêm nhưng không quá 02 tháng.
>> Xem thêm: Đơn phương ly hôn khi con chưa được 36 tháng tuổi?
3. Thủ tục nhận nuôi con sau khi đơn phương ly hôn?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu bạn và vợ không thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp của bạn, con bạn đã được 3 tuổi, nên Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần) và điều kiện thực tế của vợ chồng bạn (chỗ ở, tình hình tài chính, công việc, đạo đức, lối sống...).
Nếu bạn chứng minh được mình có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, trong khi đó vợ bạn không đáp ứng được những yêu cầu này, thì bạn có thể yêu cầu Tòa án quyết định cho bạn nuôi con.
Bạn có thể đưa ra những chứng cứ chứng mình cho việc con nên ở với bạn chứ không phải với vợ bạn qua:
- Bản thống kê lương thu nhập hàng tháng;
- Lối sống đạo đức và những hành vi thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho con....
>> Tham khảo nội dung: Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng vắng mặt?
4. Chồng ra hầu tòa liệu thủ tục đơn phương ly hôn có nhanh hơn không?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân về ly hôn đơn phương, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về đơn phương ly hôn như sau:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.".
Thủ tục đơn phương ly hôn bạn có thể tham khảo tại đây.
Khi tiến hành ly hôn thì sự có mặt của các đương sự được quy định tại điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 như sau:
“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên toà.
2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”.
Thời hạn tạm hoãn phiên tòa quy định tại điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011, cụ thể là :
“Điều 208. Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà
1. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà. [...]".
Như vậy, nếu bạn khuyên chồng ra Tòa ngay từ lần đầu tiên sẽ giúp 2 vợ chồng bạn tiết kiệm được thời gian, Tòa án sẽ không phải tiến hành tạm hoãn phiên tòa. Còn nếu bạn không khuyên chồng ra Tòa khi có giấy gọi triệu tập lần thứ 2 thì trong trường hợp này thì Tòa án vẫn xét xử ly hôn cho dù chồng bạn có mặt hay không. Cho nên, tốt nhất là khi có giấy gọi 2 vợ chồng bạn nên ra Tòa để nhanh chóng tiến hành thủ tục ly hôn nhanh chóng nhất.
>> Xem ngay: Cách viết đơn đơn phương ly hôn và thủ tục ly hôn đơn phương?
5. Đơn phương ly hôn và trách nhiệm của người chồng?
Bỏ lại tôi khi vừa mới biết tin mang thai.hiện tại tôi không có tin tức gì về chồng tôi. Chỉ có căn nhà của mẹ chồng tôi ở quê. Me chồng tôi và chồng tôi ở đâu không ai biết. Tôi đẻ con gia đình chồng tôi không có trách nhiệm. Tôi đã đợi chồng tôi ký đơn ly hôn nhưng không 1ai biết tin tức của me chồng tôi và chồng tôi. Vậy tôi có thể gửi đơn ly hôn 1phía từ tôi được không? Và nếu như ly hôn đơn phương tôi có được bồi thường gì không và con tôi có được đền bù gì không nếu như chồng tôi không về giải quyết ly hôn. Như thế chồng tôi có phải chiu trách nhiệm không ạ?
Mong quý công ty giải đáp sớm giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn .
Trả lời :
Khoản 1, Điều 85Luật Hôn nhân và Gia đìnhthì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”. Do đó, nếu đối phương ( vợ hoặc chồng) không đồng ý kí vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) được nộp tại tòa án.
- Như vậy bạn hoàn toàn có quyền đơn phương nộp đơn ra Tòa án để xin giải quyết ly hôn.
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn đang có con nhỏ 8 tháng tuổi, thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 luật HNGĐ 2014. Do vậy, nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác về việc nuôi con thì về nguyên tắc, con sẽ được giao cho bạn nuôi.Người chồng không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn đến khi con bạn đủ tuổi thành niên.Vì vậy chồng bạn không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn đến khi con bạn đủ 18 tuổi.
>> Tham khảo ngay: Trình tự thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định mới nhất?
6. Thủ tục đơn phương ly hôn khi không biết chồng đang ở đâu?
Trả lời
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 .
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Nếu không biết chồng đang ở đâu, bạn có thể áp dụng biện pháp tìm kiếm, nếu chồng bạn đã biệt tích từ 6 tháng trở lên, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú cuối cùng thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Nếu vẫn không có tin tức gì thì sau 2 năm kể từ ngày người đó biệt tích thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích và thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.
Cụ thể tại Điều 68 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề tuyên bố mất tích như sau:
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trên thực tế thì khi người thân mất tích, trường hợp đã bằng mọi phương thức tìm kiếm trong thời gian pháp luật quy định (2 năm kể từ ngày biết tin tức cuối cùng của người mất tích) mà vẫn không có tin tức gì và để đảm bảo các vấn đề pháp lý đối với các quan hệ dân sự liên quan đến người đó mà ảnh hưởng đến quyền lợi của những người còn lại thì người nhà mới có quyền tiến hành việc yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích.
Theo quy định tại Điều 387 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:
“Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự”.
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Toà án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án; trong thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý, Toà án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo trong 4 tháng kể từ ngày thông báo đầu tiên).
Sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông báo Tào án sẽ mở phiên họp xét yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Toà án có thể chấp nhận đơn hoặc bác đơn yêu cầu.
Như vậy căn cứ theo Điều 56 luật hôn nhân gia đình bạn chỉ có thể yêu cầu tòa án xin ly hôn đơn phương khi thuộc một trong ba trường hợp trên. Do hiện tại bạn không biết chồng mình ở đâu nên chỉ có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn đơn phương khi chồng bạn bị tuyên bố mất tích.
Tuy nhiên điều kiện để tuyên bố một người là mất tích đó là một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Vậy chồng bạn mới chỉ biệt tích 1 năm kể từ khi ly thân nên chưa đủ điều kiện để tuyên bố mất tích cũng có nghĩa là bạn chưa có đủ điều kiện theo pháp luật để yêu cầu tòa án cho ly hôn.
Trong trường hợp này bạn có thể đợi đến khi hết thời hạn hai năm nếu chồng bạn không quay trở về bạn có thể tiến hành các thủ tục tuyên bố một người là mất tích. Đơn yêu cầu một người mất tích được quy định tại điều 330 BLTTDS, bạn sẽ nộp đơn này tại TAND có thẩm quyền theo điểm 1 khoản 1 điều 36 Luật TTDS. Sau khi có quyết định tuyên bố một người là mất tích bạn có thể xin giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn đơn phương, bạn cần nộp đến tòa án có thẩm quyền như đã nêu trên để được giải quyết.
Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn:
Trường hợp bạn đơn phương xin ly hôn, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
Nếu trong thời hạn hai năm chồng bạn quay trở về và đồng ý thuận tình ly hôn thì hai bạn sẽ làm đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nếu chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương.