Mục lục bài viết
1. Huy động vốn
Huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh là vấn đề tất yếu của các công ty, là quyền của công ty thuộc phạm trù tự do kinh doanh của công ty. Khái niệm huy động vốn được sử dụng ở đây lậ khi công ty đã hoạt động và trong quá trình hoạt động, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, công ty phải huy động thêm vốn, việc huy động vốn có thể huy động từ nội bộ công ty, cũng có thể huy động từ ngoài xã hội (trường hợp này khác với huy động vốn khi thành lập - huy động vốn khi thành lập được gọi là góp vốn).
Tuy nhiên, việc huy động vốn sẽ làm phát sinh hàng loạt những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: đảm bảo các nghĩa vụ phát sinh từ việc huy động vốn, quyền lợi của nhà đầu tư (góp vốn hoặc cho vay), những rủi ro khi huy động vốn... Vì vậy, mỗi loại hình doanh nghiệp có cách thức, hình thức huy động vốn khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tính chất của từng loại hình doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, pháp luật quy định về cách thức, hình thức huy động vốn phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý tài chính cho doanh nghiệp cũng như các đối tác của doanh nghiệp. Với đặc điểm về tính chất đối vốn, về cổ phần cũng như về tổ chức hoạt động...Công ty cổ phần có hai lợi thế cơ bản để huy động vốn, đó là: Công ty được công khai bán cổ phiếu ra công chúng và được vay vốn trong công chúng bằng phát hành trái phiếu. Lợi thế đó đã tạo cho công ty cổ phần khả năng huy động vốn rộng rãi và linh hoạt nhất, mà không một loại hình công ty nào có được.
Xét dưới góc độ kinh tế thì: vốn kinh doanh (chủ yếu) - vốn điều lệ + vốn vay. Vì vậy, huy động vốn của công ty hoặc là để tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh hoặc giữ nguyên vốn điều lệ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho kinh doanh bằng cách đi vay. Công ty cổ phần huy động vốn cũng bằng hai cách đó.
Thứ nhất, huy động vốn để tăng vốn điều lệ
Như đã trình bày, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và ghi vào điều lệ công ty. Như vậy, cổ phần do công ty phát hành lần đầu là để tạo vốn điều lệ. Khi công ty đã đi vào hoạt động, do có nhu cầu vốn để kinh doanh, công ty muốn tăng vốn điều lệ, điều đó sẽ được thực hiện bằng cách chào bán cổ phần. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm sổ lượng cổ phần được quyền chào bán và bán cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ Sau khi hoàn thành đợt bán cổ phần, công ty thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thòi hạn luật định (10 ngày).
Việc chào bán cổ phần có thể được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
1.1 Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Đây chính là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty. Cách huy động vốn này không làm tăng số lượng cổ đông của công ty song vẫn làm tăng vốn điều lệ. Phải chăng đó là chính sách ưu tiên của công ty dành cho những người đã gắn bó với công ty. Huy động vốn bằng hình thức này gọi là huy động vốn từ trong nội bộ công ty.
Trường hợp công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng, thì việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được thực hiện như sau:
+ Trước hết, công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo cách thức phải đảm bảo rằng, họ sẽ nhận được thông báo đó chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần.
+ Thông báo phải phải thể hiện rõ ràng và đầy đủ các thông tin cá nhân như họ, tên, địa chỉ thường trú, số thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu... nếu cổ đông là tổ chức phải thì trong thông báo phải có tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính. Trong thông báo phải nói rõ sô cổ phần và tỉ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua... trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận được quyền ưu tiên mua (Đoạn b khoản 2 Điều 124 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
+ Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần cho người khác.
Nếu số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác, cổ phần coi là đã bán xong khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được quy định trong sổ đăng ký cổ đông được ghi đầy đủ? Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và hao cổ phiếu cho người mua.
1.2 Chào bán cổ phần ra công chúng
Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo Luật Chứng khoán. Đây là hình thức huy động von từ bên ngoài, một cách rộng rãi, hình thức huy động vốn này vừa làm tăng vốn điều lệ đồng thời cũng làm tăng số lượng cổ đông của công ty. Do tính chất đặc biệt của hình thức huy động vốn này (tính công chúng) nên phải có những quy định pháp lý riêng và đặc thù đó là Luật Chứng khoán.
1.3 Chào bán cổ phần riêng lẻ
Trước tiên, đây cũng là hình thức huy động vốn từ bên ngoài công ty nhưng mang tính riêng lẻ, dành cho công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
Theo quy định của Luật Chứng khoán thì công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại:
- Công ty đã thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng;
- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sờ giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán và
- Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười ti đồng Việt Nam trở lên.
Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện việc chào bán cổ phần, được tiến hành như sau:
+ Công ty phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chào bán cổ phần, trong thời hạn do luật định. Kèm theo thông báo phải có các tài liệu như Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ, phương án chào bán cổ phần riêng lẻ.
+ Thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ, phải có các nội dung cần thiết theo luật định để đảm bảo tính thông tin, tính pháp lý của thông báo.
+ Trong thời hạn luật định (5 ngày) kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản hồi của cơ quan đăng ký kinh doanh, thì công ty có quyền bán.
Công ty thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn luật định (10 ngày) kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Thứ hai, huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán, do công ty cổ phần phát hành để vay tiền nhằm đáp ứng vốn cho kinh doanh. Bản chất của phát hành trái phiếu là hành vi đi vay. Khi công ty thực hiện hành vi phát hành trái phiếu, công ty đã trở thành người thụ ưái, người nào mua trái phiếu sẽ trở thành trái chủ của công ty. Trái phiếu có nhiều loại, công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn (vay tiền) trong công chúng, vì vậy, khả năng huy động vốn là rất lớn, điều đó một mặt tạo thuận lợi tài chính cho công ty, nhưng mặt khác cũng tạo ra nhiều rủi ro cho người mua trái phiếu, chẳng hạn khả năng thanh toán có đảm bảo không?... Vì vậy, pháp luật có những quy định chặt chẽ về phát hành trái phiếu (xem Giáo trình Luật Chứng khoán, ừong Giáo trình này chỉ trình bày vấn đề này ở góc độ là quyên huy động vốn của công ty cổ phần). Việc phát hành trái phiếu là quyền của công ty cổ phần, song không có nghĩa là công ty có thể tuỳ ý phát hành trái phiếu một cách tuỳ tiện. Khi nghiên cứu việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề cơ bản như:
+ Điều kiện để công ty cổ phần phát hành trái phiếu;
+ Cơ quan nào trong công ty cổ phàn có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành;
+ Thủ tục phát hành trái phiếu chuyển đổi...
2. Chuyển nhượng và mua lại vốn góp
2.1 Chuyển nhượng vốn góp
Như đã trình bày, cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, cổ phần không xác định thời hạn, nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty. Vì vậy, một cổ đông muốn ra khỏi công ty chỉ bằng cách chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác. Hoặc một cổ đông nào đó chỉ chuyển nhượng một số cổ phần mà họ sở hữu cũng được, ví dụ một cổ đông sở hữu một triệu cổ phần nay họ bán đi năm trăm nghìn cổ phần, chỉ còn giữ lại năm trăm nghìn cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện tự do, trừ một sô trường hợp pháp luật hay điều lệ công ty có quy định khác. Điều này xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần.
Cách thức chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu chuyển nhượng bằng hợp đồng thì các bên tham gia việc chuyển nhượng sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Còn khi chuyên nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, thì trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
Tính tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông làm cho cổ đông trong công ty cổ phần luôn thay đổi, song tài sản trong công ty vẫn ổn định đảm bảo cho hoạt động bình thường của công ty. Có thể khẳng định rằng, nhờ có tính tự do vận động của cổ phần đã làm phát sinh (ra đời) thị trường chứng khoán.
2.2 Mua lại vốn góp
Mua lại vốn góp trong công ty cổ phần gồm: Mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông và mua lại vốn góp theo quyết định của công ty.
- Mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông
Khái niệm mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông trong công ty cổ phần phát sinh khi nội bộ công ty có những sự kiện pháp lý nhất định, nó hoàn toàn khác với khái niệm chuyển nhượng vốn góp mặc dù hai hiện tượng này có điểm giống nhau ở chỗ là đã có một cổ đông nào đó rời khỏi công ty. Chuyển nhượng vốn góp là chuyển quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông này sang cổ đông khảc, không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty, cổ đông chuyển nhượng sẽ ra khỏi công ty (nếu họ bán hết số cổ phần mà họ sở hữu), người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông của công ty. Hơn nữa, việc chuyển nhượng chỉ là quyền của cổ đông, quyền đó có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc có ai nhận chuyển nhượng số cổ phần đó hay không. Còn mua lại vốn góp thì sẽ có cổ đông rời khỏi công ty nhưng không có cổ đông thế chân, vì người thế chân lại là bản thân công ty, trong trường hợp mua lại vốn góp, có thể sẽ làm giảm vốn Điều lệ công ty. Mua lại vốn góp chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lý nhất định, sự kiện đó là: khi cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty. Nghĩa là cổ đông đó cho rằng những thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và họ không muốn chung sống cùng công ty. Trong trường hợp này pháp luật dành cho họ được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình và công ty phải mua. Quy định này nhằm giải thoát cho những cổ đông bất đồng quan điểm với công ty về những vấn đề đã nêu. Nếu không có giải pháp này, co đông đó sẽ tìm cách ra khỏi công ty bằng cách thông thường là chuyển nhượng vốn góp cho người khác. Song việc chuyển nhượng vốn góp phải tìm được người nhận chuyển nhượng (người mua), giả sử không tìm được người mua hoặc tìm được song không thống nhất được giá cả... thì cổ đông đó sẽ vẫn phải chung sống cùng công ty. Điều này sẽ gây ra những mâu thuẫn từ trong nội bộ công ty, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, bởi suy cho cùng thì bản chất của công ty chính là “HỘI”, công ty cổ phần thực chất là “hội vốn”. Mà đã là hội thì phải “sống chết có nhau” lẽ nào lại chia rẽ. Dân gian có câu “cùng hội cùng thuyền” thật rất đúng với công ty.
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông đặt ra những vấn đề pháp lý căn bản phải giải quyết, đó là:
+ Điều kiện để cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần;
+ Thủ tục yêu cầu, thời hạn gửi yêu cầu;
+ Giá trị pháp lý của yêu cầu, thời hạn công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu, giá mua, xử lý những vấn đề phát sinh khi không thoả thuận được giá mua.
- Mua lại vốn góp theo quyết định của công ty
Mua lại vốn góp theo quyết định của công ty, xét ở góc độ kinh tế là biện pháp bảo đảm vốn cho công ty, ở góc độ pháp lý là quyền của công ty, nghĩa là công ty dành quyền mua cổ phần về tay mình khi cần thiết vì lợi ích công ty. Quyền được mua do luật định với một tỉ lệ nhất định đối với cổ phần phổ thông đã bán, riêng đối với cổ phần ưu đãi thì chỉ có cổ phàn ưu đãi cổ tức mới có quyền mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần đã bán. Còn cụ thể mua như thế nào, luật dành cho Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định.
Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
‘‘Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng sổ cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 thảng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định... ”,
Công ty cũng có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỉ lệ cổ phần của họ trong công ty. Đây là trường hợp mua lại cổ phần theo ý chí của công ty và cổ đông, có bản chất pháp lý khác hẳn với trường họp mua cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. Thủ tục mua lại cổ phần trong trường hợp này có hai vấn đề pháp lý: Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo đến tất cả cổ đông ữong thời hạn luật định và phải đảm bảo những thông tin cần thiết như tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán... Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần cũng phải gửi thông báo việc bán cổ phần đến công ty trong thời gian luật định. Thông báo chào bán cũng phải có những thông tin cần thiết như số cổ phần sở hữu, số cổ phần chào bán, phương thức thanh toán...
Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn như đã thông báo. Việc này hoàn toàn là hợp đồng mua bán giữa công ty với cổ đông.
Mua lại cổ phần dù là theo yêu cầu của cổ đông hay theo quyết định của công ty đều dẫn đến hệ quả là công ty phải lấy tiền của công ty để thanh toán. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn pháp lý về tài chính trong công ty. Vì vậy, pháp luật phải đặt ra các điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại theo nguyên tắc phải đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ. Luật Doanh nghiệp quy định điều kiện thanh toán như sau: Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông (mua lại theo yêu cầu của cổ đông và mua lại theo quyết định củạ công ty) nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Việc xử lý các cổ phần mua lại được pháp luật quy định cụ thể nhằm bảo vệ lợi Ích cho công ty. Có một số vấn đề pháp lý liên quan đến cổ phần mua lại phải xử lý theo quy định, đó là:
+ Cổ phần mua lại (theo yêu cầu của cổ đông và theo quyết định của công ty) sẽ được coi là cổ phần chưa bán (là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán);
+ Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn luật định;
+ Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ.
+ Nếu có thiệt hại phát sinh cho công ty, do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm;
+ Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại (quy định cảnh báo).
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)