1. Khái niệm về công ty thương mại

Công ty thương mại hay công ty mua bán (trước đây còn gọi là hãng buôn) là các doanh nghiệp làm việc với các loại sản phẩm khác nhau được bán cho người tiêu dùng, cho mục đích kinh doanh hay của chính phủ. Hãng buôn mua một loạt các sản phẩm, duy trì cổ phiếu hay một cửa hàng và phân phát sản phẩm tới khách hàng.

Công ty Thương mại còn được hiểu là một chỉnh thể tổ chức và công nghệ tiếp thị – bán hàng trên thị trường mục tiêu của nó, là một tổng hợp các đơn vị doanh nghiệp thương mại: (Cửa hàng, trạm, kho, trung tâm…) và các cơ cấu quản trị: Văn phòng quản trị Trung tâm, Phòng ban quản trị chức năng, các trung tâm điều hàng các đơn vị doanh nghiệp thương mại trực thuộc.

Công ty Thương mại là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó ra đời do quá trình phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, sự có mặt của các Công ty Thương mại sẽ làm cho tốc độ lưu chuyển hàng hoá nhanh hơn, điều tiết hàng hoá từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhu cầu của người tiêu dùng luôn được đáp ứng và thoả mãn, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy sản phẩm phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân.

Xuất phát từ vị trí của Công ty Thương mại trong nền kinh tế thị trường, nó là trung gian trong kênh phân phối và vận động hàng hoá từ nơi sản xuất đi đến người tiêu dùng cuối cùng, làm rút ngắn khoảng cách đi lại và giảm chi phí thời gian mua sắm của khách hàng. Chính vì vậy xét về mặt tác nghiệp các Công ty Thương mại nói chung có các nhóm chức năng chủ yếu được thực hiện sau đây là nhóm các chức năng kết nối thương mại, nhóm các chức năng thương mại thị trường và nhóm các chức năng hàng hoá.

2. Quy định chung về các công ty thương mại trên thế giới

Ở các nước phát triển, đặc biệt ở các nưốc tư bản chủ nghĩa (TBCN), các công ty thương mại đóng vai trò quan trọng với ý nghĩa là các chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại nói chung và trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.

Luật pháp của nhiều nước TBCN cho phép thành lập nhiều loại hình công ty thương mại khác nhau. Cơ cấu tổ chức, địa vị pháp lý của từng loại công ty được quy định khác nhau tùy theo luật pháp của các nước. Tuy nhiên, nhìn chung ở các nước này thường có các loại công ty thương mại chủ yếu tham gia vào các hoạt động kinh tế đôì ngoại như công ty hợp danh, công ty giao vốn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... là những công ty thương mại tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Ý, Bỉ... Hoặc công ty công cộng (public limited company) và công ty tư (private limited company) ở Anh và ở Hoa Kỳ...

Về mặt tổ chức kinh tế, các công ty nói trên có thể chia thành hai loại: công ty theo người (công ty đối nhân), trong đó các hội viên tham gia với tư cách cá nhân, cá nhân đóng vai trò quan trọng và công ty theo vốn (công ty đôì vốn), trong đó các hội viên tham gia bằng vốn đóng góp của họ vào công ty, cá nhân không quan trọng mà quan trọng là vốn và tỷ lệ vốn góp vào công ty. Cũng có những công ty mà trong đó một nửa hội viên tham gia với tư cách cá nhân và một nửa hội viên tham gia bằng vốn đóng góp.

Dựa vào cơ sở phát sinh thì có công ty được thành lập theo điều lệ, có công ty được thành lập theo hợp đồng.

Về tư cách pháp lý, có công ty được thừa nhận là pháp nhân, có công ty không được thừa nhận là pháp nhân.

Về mặt hình thức pháp lý, thường có các công ty thương mại chủ yếu sau đây:

3. Công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cp có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

4. Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới

Công ty cổ phần (tiếng Pháp là: société anonyme) còn được gọi là công ty vô danh vì tiếng tăm xưng danh của các cá nhân không phải là vấn đề thiết yếu lắm.

Công ty cổ phần là công ty trong đó hội viên có tên gọi là cổ đông (tiếng Pháp: actionnaire, tiêhg Anh: share holder). Cổ đông góp vốn vào công ty bằng cách mua cổ phần của công ty được phân chia thành từng phần bằng nhau gọi là cổ phiếu (tiếng Pháp: action, tiếng Anh: share)/Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro trong số vốn đã góp và không chịu trách nhiệm nào khác bằng tài sản còn lại của mình về các nghĩa vụ của công ty, hạn chế rủi ro này đã làm cho hình thức công ty cổ phần hết sức thuận lợi cho các nhà tư sản độc quyền khi họ tham gia cùng một lúc vào nhiều công ty cổ phần. Nếu một công ty nào đó bị phá sản thì các nhà tư bản độc quyền không bị mất số vốn đã đóng góp vào các công ty khác và có thể lấy lợi nhuận ở các công ty khác bù vào phần đã bị phá sản.

Công ty cổ phần là công ty được thành lập theo vốn. Công ty ra đời trên cơ sở Điều lệ của công ty, điều lệ này do các sáng lập viên xây dựng và được Nhà nước phê chuẩn hoặc do công ty tự đi đăng ký.

Công ty cổ phần là loại công ty thương mại phổ biến nhất mang tính chất liên hợp tư bản, Cổ đông chỉ là người giữ cổ phiếu, tất cả quyền hạn của họ hoàn toàn nằm trong cổ phiếu và di chuyển cùng với cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng từ có giá, có thể được tự do chuyển nhượng, mua bán, lưu thông trừ những trường hợp bị hạn chế do luật định.

Quyền lợi của cổ đông gắn liền với cổ phiếu thường có hai loại quyển lợi chủ yếu là quyền lợi về vật chất và quyển lợi về tinh thần, về vật chất, cổ đông có quyền được hưởng lợi tức tỉ lệ với phần vốn đóng góp nếu công ty hoạt động có lãi. Ngoài ra, cổ đông có quyền được chia tài sản trong trường hợp công ty cổ phần bị giải thể hoặc phá sản. về mặt tinh thần, cổ đông có quyền biểu quyết đối với những vấn đề được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng các cổ đông. Thông thường, cứ một cổ phiếu là có một quyền biểu quyết. Vậy, với quy chế pháp lý này, các nhà tư bản chỉ cần chiếm 30% cổ phiếu rồi phân tán cho các cổ đông khác là họ đã có thể thống trị hoặc nắm quyền kiểm soát đối với công ty cổ phần.

Tùy theo luật quy định, cổ phiếu của công ty cổ phần có thể là cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu đích danh... và mỗi loại cổ phiếu này đều có đặc điểm riêng.

Đe thu hút vốn bên ngoài, công ty cổ phần có quyền phát hành các loại (chứng khoán). Tuy nhiên, để được phát hành chứng khoán, công ty cổ phần phát đạt tới một tầm cỡ nhất định, tầm cỡ này thường được đánh giá ở quy mô vốn pháp định của công ty.

Về mặt cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần thường có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và úy ban kiểm soát.

Trong luật lệ của các nước tư bản chủ nghĩa, địa vị pháp lý của công ty cổ phần do các đạo luật đặc biệt điều chỉnh. Các đạo luật này quy định phương thức thành lập, loại cổ phiếu, thủ tục thành lập và giải thể công ty cổ phần. Có nước quy định mệnh giá của mỗi cổ phiếu, có nước không quy định.

Ở Pháp, địa vị pháp lý của công ty cổ phần ngoài việc phải tuân thủ Bộ luật Thương mại, còn được điều chỉnh bởi Luật ngày 24/7/1966 và Luật ngày 14/12/1967. Nó còn chịu sự tác động của Luật ngày 14/12/1985 là luật quy định điều kiện để một công ty được phát hành các loại chứng khoán. Theo các luật này, công ty cổ phần ở Pháp phải có ít nhất 7 cổ đông. Vốn pháp định tối thiểu là 250.000 FF (tương đương 37.5000 euros) đối với những công ty không phát hành các loại chứng khoán và 1.500.000 FF (tương đương 225.000 euros) đối với công ty phát hành chứng khoán. Mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100 FF (15 euros), 25% vốn của công ty phải được đóng đủ khi thành lập, phần còn lại được đóng góp trong vòng 5 năm tiếp theo. Các cổ đông không bị bắt buộc phải là thương nhân. Pháp nhân cũng có thể là cổ đông của công ty cổ phần.

Ở Đức, địa vị pháp lý của công ty cổ phần do Luật ngày 4/7/1892, sửa đổi ngày 4/7/1980, điều chỉnh. ít nhất 1/4 trị giá đăng ký của mỗi cổ phiếu phải được đóng góp ngay từ khi thành lập công ty. Tài khoản của công ty phải được công bố hàng năm. Các cổ phiếu của công ty có thể được chuyển nhượng, bán nhưng trong điều lệ của công ty có thể đưa ra các quy định hạn chế việc chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu.

Ở Ý, địa vị pháp lý của công ty cổ phần do luật dân sự điều chỉnh. 3/10 số vốn phải được đóng góp lúc thành lập công ty. Bản tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty phải được đăng trên công báo dành riêng cho các công ty cổ phần.

Tương ứng với công ty cổ phần trong luật các nước lục địa châu Âu, ở Anh có công ty giới hạn trách nhiệm bởi phần đóng góp (Company Limited by Shares hay Stock Company). Địa vị pháp lý của công ty này do Luật Công ty năm 1948, sửa đổi năm 1967, 1980, 1981 và 1985 điều chỉnh. Vốn pháp định tối thiểu của công ty là 50.000 Bảng Anh. Các cổ phần (Shares) đều có thể chuyển nhượng, mua bán, trừ khi trong điều lệ có quy định khác. Việc kiểm tra tài khoản của công ty do một nhóm chuyên gia đảm nhiệm. Hàng năm, nhóm này soạn các báo cáo về việc quản lý tài khoản của công ty.

Công ty cổ phần giản đơn theo luật của Pháp

Trong thời gian gần đây, có một mô hình công ty mới xuất hiện ở Pháp và đã nhận được sự đón nhận nhiệt hệt từ các nhà đầu tư. Đó là công ty cổ phần giản đơn, viết tắt theo tiếng Pháp là SAS (société par actions simplifiee). SAS ra đời từ ngày 03/01/1994 khi Luật Công ty cổ phần giản đơn được thông qua theo sáng kiến của Hội đồng Quốc gia Các giới chủ Pháp.

Lúc đầu, theo mục đích của các nhà lập pháp, đây là mô hình chỉ dành cho các công ty liên doanh, tức là các công ty con được thành lập bởi một sô' ít các thành viên nhưng các thành viên này lại có tiềm lực kinh tế lớn. Các cá nhân không thể trở thành thành viên của công ty này.

Luật sửa đổi của Luật Công ty cổ phần giản đơn ngày 12/7/1999  đã tăng thêm những thuận lợi của loại hình công ty này một cách đáng kể, giảm đi những ràng buộc nhằm giúp cho mô hình công ty này được ưa chuộng hơn. Cũng từ Luật này, công ty cổ phần giản đơn đã có thể thâm nhập vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà đầu tư tư nhân: cho phép cá nhân tham gia công ty cổ phần giản đơn, khả năng thành lập công ty cổ phần giản đơn một thành viên,... Bằng những sửa đổi này, công ty cổ phần giản đơn đã trở thành một loại hình công ty thương mại cạnh tranh vói công ty trách nhiệm hữu hạn và ngay lập tức đã phát triển mạnh mẽ tại Pháp.

Công ty cổ phần giản đơn, trước hết là công ty cổ phần và vì thế nó mang đầy đủ các ưu điểm của loại hình công ty cổ phần như được quyền phát hành cổ phiếu, khả năng linh hoạt trong huy động vổn, khả năng chuyển nhượng cổ phiếu tự do... Tuy vậy, so với công ty cổ phần truyền thống, công ty cổ phần giản đơn có nhiều ưu điểm khác, dù nhìn từ khía cạnh pháp lý hay nhìn từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp và đây chính là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần

Thứ nhất, về số lượng thành viên, công ty cổ phần giản đơn có thể được thành lập chỉ với hai người (cá nhân hay pháp nhân). Thậm chí một người cũng có thể thành lập loại hình công ty này. Trong trường hợp này, công ty cổ phần này được gọi là công ty cổ phần giản đơn một thành viên (SASU: société par actions simplifiee unipersonnelle).

Thứ hai, công ty cổ phần giản đơn bị giới hạn về vốn pháp định và về phát hành co phiếu.

Đó là những giới hạn sau đây:

-        Số vốn pháp định để thành lập công ty cổ phần giản đơn là 37.000 euros ;

-        Công ty không được phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba, các thành viên của công ty có quyền tự do thỏa thuận về hầu hết các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức và quản trị của công ty.

Đây là một trong những điểm mới có tính chất đột phá trong pháp luật về công ty của Pháp, tạo cho công ty cổ phần giản đơn một sự linh hoạt rất lổn. Quyền tự do thỏa thuận này được thể hiện trong những vấn đề sau đây:

-        Về tổ chức quản lý.

Hầu hết các vấn đề về tổ chức quản lý công ty đều không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật mà do Điều lệ công ty quy định. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên, của các cơ quan quản lý cũng như của những người nắm giữ các chức vụ quản lý trong công ty được xác định trong Điều lệ của công ty. Luật chỉ bắt buộc phải có Chủ tịch công ty (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, có thể là thành viên hoặc không), chủ tịch là người đại diện cho công ty đối với bên thứ ba. Bên cạnh Chủ tịch, Điều lệ công ty có thể quy định việc thành lập các cơ quan quản lý khác với những tên gọi, chức năng do các thành viên công ty tự do thỏa thuận. Việc kiểm soát công ty cũng do Điều lệ quy định.

-        Về phương thức quyết định:

Các cổ đông có thể tự do thỏa thuận trong Điều lệ về những vấn đề liên quan đến cách thức, phương thức ra quyết định; tỷ lệ biểu quyết.... Điểu lệ công ty có thể quy định Chủ tịch có quyền tự mình quyết định thay đổi trụ sở hay đổi tên của công ty . Pháp luật chỉ yêu cầu quyết định tập thể trong các trường hợp: tăng giảm vốn điều lệ, chia, tách, sáp nhập, giải thể công ty, thông qua các báo cáo tài chính và phương án phân chia lợi nhuận.

-        Về việc chuyển nhượng cổ phiếu:

Về nguyên tắc, cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu. Tuy vậy, Điều lệ công ty có thể đưa ra các hạn chế đốì với quyền này: ví dụ quy định chuyển nhượng với sự đồng ý của thành viên khác hoặc không được chuyển nhượng đối với một số loại cổ phiếu nhất định.

-        Về quyền biểu quyết:

Điểu lệ công ty có thể thay đổi quyền biểu quyết của các thành viên bằng cách cho một số cổ đông có quyền biểu quyết cao hơn, hoặc quy định thâm niên công tác tỷ lệ thuận với quyền biểu quyết, hay quy định mỗi thành viên, dù có tỷ lệ phần vốn góp khác nhau đểu có một tỷ lệ quyền biểu quyết như nhau. Đây là lần đầu tiên ở một công ty cổ phần (một loại hình công ty đối vốn), vấn đề vốn và quyền lực có thể được tách rời nhau theo sự thỏa thuận của các cổ đông (điều này không thực hiện được ỏ công ty cổ phần truyền thông).

Thứ tư, khả năng dễ dàng khỉ chuyển đổi công ty cổ phần giản đơn sang loại hình công ty khác.

Điều này tạo thuận lợi cho công ty có thể linh hoạt thay đổi trong môi trường kinh doanh biến động.

Với những đặc điểm nêu trên, có thể thấy công ty cổ phần vừa mang đặc điểm của công ty cổ phần truyền thông, vừa có màu sắc của công ty TNHH. Hay nói cách khác, mô hình này kết hợp được các ưu điểm của cả hai loại hình công ty nói trên.

5. Quy định chung về công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Công ty cổ phần theo định nghĩa là công ty trong đó vốn chia thành cổ phần, được thành lập giữa những thành viên chịu trách nhiệm về nợ nần của công ty trong phạm vi góp vốn.

Công ty cổ phần là một công ty hợp vốn quy tụ các thành viên là những người có thể không quen biết nhau, họ tham gia thành lập công ty trên cơ sở số vốn mà họ đầu tư vào công cuộc kinh doanh.

Vốn công ty được chia thành cổ phần. So sánh với phần hùn trong các Công ty hợp danh và Công ty TNHH, cổ phần có lợi điểm là được tự do chuyển nhượng mà không cần có sự thoả thuận giữa các thành viên khác, cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần) còn là một dụng cụ giao hoán râ't thuận tiện bởi vì nó có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Công ty cổ phần có quyền huy động vốn trong công chúng bằng cách phát hành chứng khoán, đây là một ưu điểm của công ty khi cần một số vốn lớn để phát triển kinh doanh mà không phải vay ngân hàng. Thị trường chứng khoán tại một nước đang phát triển như Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, nó đòi hỏi phải có nhiều Công ty cổ phần đủ điều kiện để phát hành chứng khoán.trên thị trường theo Luật Chứng khoán.

Theo một nghiên cứu của chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 là 83.490, trong đó Doanh nghiệp tư nhân là 27.865, Công ty TNHH là 46.652 và Công ty cổ phần là 8.635. Con số khiêm nhường các Công ty cổ phần chứng tỏ giới kinh doanh có ấn tượng rằng hình thức Công ty cổ phần dành cho các dự án đầu tư lớn, sử dụng một số vốn quan trọng. Nhưng có lẽ đây không phải là quan niệm của nhà làm luật vì Luật Doanh nghiệp hiện hành dự liệu chỉ cần ba người là có thể thành lập Công ty cổ phần, Luật cũng không ấn định một số vốn tối thiểu nào cả. Tuy nhiên, việc quản lý công ty này có phần phức tạp hơn việc quản lý Công ty TNHH hay Doanh nghiệp tư nhân, do đó chỉ những doanh nhân có kế hoạch làm ăn lớn mới lựa chọn hình thức này.

Đời sống của công ty thường được dự liệu cho một thời gian tối đa là 99 năm. Thời gian này được chia thành niên độ nên các cổ đông phải họp Đại hội đồng hàng năm. Trong sự vận hành bình thường này công ty nhiều khi phải quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình kinh doanh của công ty.

Hàng năm các cổ đông phải họp nhau lại để xem xét các quyết toán tài chính của công ty và quyết định phân chia cổ tức.