1. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1.1 Khái quát chung

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.
Trong thực tiễn về quản trị, vai trò của Chủ tịch và Giám đốc trong công ty là rất lớn. Do vậy, ở một số nước, pháp luật không khuyến khích việc kiêm nhiệm đồng thời chức danh Chủ tịch và Giám đốc. Theo đó, “vai trỏ của Chủ tịch và CEO không nên được thực hiện đồng thời bởi một cả nhân. Việc phân chia trách nhiệm giữa Chủ tịch và CEO nên được thực hiện một cách rõ ràng, trình bày dưới dạng văn bàn và được cả Hội đồng quản trị thống nhất” .
Luật doanh nghiệp năm 2020 của Việt Nam không cấm việc kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch và Giám đốc. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có ngoại lệ. Cụ thể, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc .

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trong công ty cổ phần?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1.2 Thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị

Thẩm quyền của Chủ tịch: Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây :
- Lập chương trình, kể hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
- Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản tri;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

2. Giám đốc

2.1 Khái quát chung

Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được xác định là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

2.2 Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Ngoài ra, đôi với công ty con của công ty có phân vôn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện này, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó .

3. Vai trò của chủ tịch và CEO

Vai trò của Chủ tịch và CEO tiếp tục là vấn đề nan giải, gây tranh cãi và chưa có lời đáp trong kiểm soát quản trị. Cho dù đã có nhiều nhà bình luận sử dụng cụm từ “Chủ tịch của công ty - Chairman of the company”, nhưng trên thực tế, Chủ tịch là chủ tịch của Hội đồng quản trị chứ không phải chủ tịch của công ty. Luật về công ty đề cập tương đối ít về vai trò cụ thể của chủ tịch. Chính những luật lệ nền tảng hay Điều lệ của công ty mới xác định cách thức bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (điển hình là bằng một quyết định đơn giản của Hội đồng quản trị), trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các khía cạnh khác của vị trí này. Ngược lại, Tổng Giám đốc điều hành (CEO hay “managing director” ở một số nơi) lại là nhân viên của công ty, là một thành viên của ban điều hành.
Một câu hỏi quan trọng cho kiểm soát quản trị hiện đại là liệu vai trò của Chủ tịch và CEO nên tách biệt hay nên kết hợp
trong một người. Quan điểm của tất cả các bộ thông lệ tốt về kiểm soát quản trị là nên tách biệt hai vai. trò này.
Vai trò của Chủ tịch và CEO không nên được thực hiện đồng thời bởi một cá nhân. Việc phân chia trách nhiệm giữa Chủ tịch và CEO nên được thực hiện một cách rõ ràng, trình bày dưới dạng văn bản và được cả Hội đồng quản trị thống nhất. Lập luận ở đây là việc tách biệt mang lại quan hệ hai mặt ở cấp lãnh đạo cao nhất trong công ty, tạo ra một cơ chế kiểm soát và cân bằng, tránh các khả năng lạm dụng nếu quyền lực tập trung vào tay một người, cho phép CEO tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh trong khi chù tịch xử lý hoạt động của Hội đồng quản trị và các mối quan hệ với cổ đông và các chủ thể có quyền lợi liên quan không theo hợp đồng như Chính phủ, các cơ quan quản lý và phương tiện thông tin đại chúng.
Cho dù nhiều nơi trên thế giới, người ta hết sức khuyến nghị rằng Chù tịch và CEO nên tách biệt, nhưng ở Hoa Kỳ, các vai trò này thường được kết hợp với nhau. Để biện minh cho việc kết hợp hai vai trò này, người ta đưa ra các lập luận rằng các công ty năng động chỉ cần có một lãnh đạo; rằng việc phân chia trách nhiệm lãnh đạo giữa hai người dễ dẫn đến sự mâu thuẫn, rằng các công ty Hoa Kỳ đã hoạt động thành công trong nhiều thế hệ. Trong những năm gần đây, tiếp theo một số vụ sụp đổ công ty hết sức lớn và nghiêm trọng ở Hoa Kỳ mà hầu hết là do việc lạm dụng quyền lực của người đứng đầu công ty, các nhà đầu tư đang kêu gọi tách rời hai vai trò này. Tuy nhiên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi quan điểm này bị từ chối bời những người đang nắm giữ cả hai vai trò kết hợp, bởi việc phân tách sẽ làm suy giảm quyền lực của họ. Tuy nhiên, điều thú vị là, trong vụ sụp đổ ấn tượng nhất, vụ Enron, thì hai vai trò này lại được tách bạch!
Theo nguồn: Bob Tricker: Kiểm soát quản trị, Nxb. Thời đại, Hà Nội, 2012, tr. 120-121.
"Cấu trúc hội đồng kép theo Luật công ty của Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc {two-tier board model), và (ii) có thể có sự tham gia nhất định cùa đại diện người lao động vào hội đồng phía trên {co-determinatỉorì). cấu trúc quàn trị nội bộ của công ty cổ phần (AG) theo luật Đức gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng giám sát {Aufsichtsrat) và Hội đồng quản trị {Vorstand). Theo luật của Đức, việc quản lý, điều hành công ty cổ phần được phân chia cho hai cơ quan là Hội đồng giám sát và Hội đồng quản trị như một thiết chế hai tầng mà ở đó Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên. Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng kép {dual board) hay hội đồng hai tầng {two-tier board).
về nguyên tắc, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát. Song, người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của Hội đồng giám sát theo Đạo luật về sự tham gia của người lao động vào quàn trị công ty nãm 1952 và 1976. Theo đó, tỷ lệ số thành viên của Hội đồng giám sát do người lao động bầu chọn và cổ đông bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động của công ty. Đại diện do phía người lao động và cổ đông bầu chọn trong Hội đồng giám sát đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đối với các công ty cổ phần sử dụng trên 500 lao động, một phần ba tổng số thành viên của Hội đồng giám sát sẽ do phía người lao động bầu chọn. Nêu công ty sử dụng trên 2.000 lao động thì một nửa số thành viên của Hội đồng giám sát phải là đại diện do người lao động và công đoàn bầu chọn, song Chủ tịch của Hội đồng giám sát sẽ phải là người do cổ đông lựa chọn, và người này sẽ cổ lá phiếu quyết định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau (casting vote). Hội đồng giám sát có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Hội đồng quản tri (Vorstand). Không những thế, Hội đồng giám sát còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Các thành viên cùa Hội đồng quản trị cùng nhau chịu trách nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với Hội đồng giám sát.
Như vậy, Hội đồng giám sát trong cấu trúc hội đồng hai tầng, ví dụ, theo luật Đức, không giống với Ban kiểm soát hay Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Bởi lẽ: (i) Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam do Đại hội đồng cổ đông bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) Ban kiểm soát không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) Ban kiểm soát cũng không cỏ chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty như Hội đồng giám sát theo luật Đức. Hội đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn và chỉ bao gồm các thành viên do cổ đông bầu chọn mà thôi. Khác vói ở Đức, người lao động trong các công ty cổ phần ở Việt Nam không có quyền lựa chọn và cử đại diện của mình tham gia Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc và những chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty. Nó cũng giám sát bộ máy điều hành, nhưng nó không có chức năng giám sát rộng như Hội đồng giám sát theo luật Đức vì một phần quyền lực này đã thuộc về Ban kiểm soát của công ty theo luật định. Thêm nữa, thành viên của Hội đồng giám sát theo luật Đức không thể đồng thời có mặt trong Hội đồng quản trị, trong khi thành viên của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần của Việt Nam thì có thể nắm giữ các chức vụ điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Theo nguồn: Bùi Xuân Hải: So sánh cẩu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, 6-2006."
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê