Mục lục bài viết
1. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Công ty Cổ phần mới được pháp luật ghi nhận vào năm 1867 ở Pháp và vào năm 1870 ở Đức . Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, hình thức công ty này đã được phôi thai từ thời La Mã cổ đại. Trong nền cộng hoà, những nhóm lợi ích phát triển một cách tự phát như sodaiitas, universitas, collegium, societas..., và được cổ vũ dưới sự cho phép của chính quyền. Cho tới thế kỷ thứ 13, theo Luật Giáo hội, khái niệm persona field hay con người nhân tạo (artificial person) mới phát triển. Hệ quả của quan niệm này bao gồm: (1) Có sự chia tách giữa thực thể nhân tạo này với các tự nhiên nhân cấu thành nên nó; (2) giới hạn tố quyền chống lại tự nhiên nhân đối vói tài sản của họ; và (3) đặt cơ sở cho tố quyền chống lại thực thể nhân tạo đối với tài sản riêng của bản thân nó .
Căn cứ tại điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Điều 111. Công ty cổ phần1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần
Thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chế độ trách nhiệm hữu hạn. Đối với hình thức công ty này, người ta không coi trọng nhân thân của các thành viên của công ty mà coi trọng cổ phần. Vì thế người ta xem đây là hình thức công ty đối vốn điển hình. Có những công ty có tới hàng triệu cổ đông ở rải rác khắp nơi trên Thế Giới mà họ không hề quen biết nhau. Thậm chí họ không quan tâm tói sinh hoạt nội bộ của công ty bởi sự chuyển nhượng cổ phần râ't dễ dàng, do đó dẫn đến một cơ cấu tách biệt công việc quản trị công ty như việc quản lý một định chế.
Thứ hai, công ty cổ phần có cơ câu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng. Như đã phân tích ở đặc điểm trên về sự đòi hỏi phải có một cơ cấu quản trị tách biệt ở công ty cổ phần, vậy cơ cấu này cần được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu công ty và thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả, đồng thời ngăn cản sự tác động xấu của công ty tới xã hội. Vì những lý do đó, nhà làm luật thường can thiệp sâu hơn vào việc quản trị công ty cổ phần so với các hình thức công ty khác. Trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ bản quản trị công ty cổ phần. Nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là chức năng của các cơ quan trong cơ cấu quản trị của công ty được phân tách riêng biệt và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
Thứ ba, công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán. Vốn được chia thành các phần nhỏ nhất bằng nhau và được chuyển nhượng một cách tự do đã giúp cho công ty cổ phần có được lợi thế hơn nhiều so với các hình thức công ty khác về việc huy động vốn dài hạn. Công ty cổ phần có hai công cụ góp vốn là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Với đặc điểm này, công ty cổ phần có khả năng kinh tế rất lớn. Công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.
Thứ tư, các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân. Bản thân công ty mới là thương nhân. Những người có thẩm quyền giao dịch với bên ngoài chi là những người đại diện cho công ty. Theo lẽ thường tư cách thương nhân thường được trao cho thành viên chịu trách nhiệm vô hạn trong một công ty. Nhưng với công ty cổ phần, các thành viên của nó đều chịu trách nhiệm hữu hạn. Chỉ có công ty là chịu trách nhiệm vô hạn định đôì với các khoản nợ của mình.
Qua các đặc điểm này, có thể đưa ra một nhận xét rằng: việc chia vốn của công ty thành các cổ phần được tự do chuyển nhượng là hạt nhân lý luận căn bản của hình thức công ty này, từ đó dẫn tới sự phát triển logic pháp lý mà khiên nhà làm luật buộc phải quan tâm đặc biệt.
2. Khái niệm cổ phần, đặc điểm cổ phần
2.1 Cổ phần là gì?
Các thông tin ở trên cho thâỳ, cổ phần là vân đề pháp lý đầu tiên cần nghiên cứu về công ty cổ phần. Tuy nhiên tiếp cận từ đây phải dựa trên các kiêh thức pháp lý căn bản về tài sản, về nghĩa vụ, về thương nhân nói chung và về các hình thức công ty đối nhân nói riêng, có nghĩa là các vâh đề pháp lý đó phải được nghiên cứu trước.
Trong Luật doanh nghiệp 2020, không có định nghĩa chính xác cổ phần là gì. Tuy nhiên cổ phần được quy định rõ nhất trong phần vốn điều lệ của công ty cổ phần: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”
Theo Black's Law Dictionary, cổ phần là một đơn vị biểu thị quyền sở hữu vốn trong một công ty cổ phần; nó được chia từ quyền lợi về sở hữu trong công ty đó . Trong vụ Borland's Trustee V. Steel Bros. & Co. Ltd (1901) tại Anh Quôc, người ta có được một giải nghĩa về các đặc tính căn bản của cổ phần như sau: "Cổ phần là quyền lợi của cổ đông trong một công ty được trị giá bằng một khoản tiền, nhằm mục đích về trách nhiệm là trước hết, và về quyền lợi là thứ hai, nhưng cũng bao gồm một loạt các hợp đồng chung được giao kết giữa tất cả các cổ đông với nhau" . Trong một nỗ lực nhằm giải thích về khái niệm cổ phần, một số luật gia cho rằng, cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty, có thể được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu . Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa cổ phần như sau: "Vồn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần"
2.2 Đặc điểm, bản chất của cổ phần
Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phần có các đặc điểm như: có một mệnh giá; không thể phân chia; và có thể chuyển nhượng. Cổ phần được chia thành hai loại là cổ phần phổ thông, và cổ phẩn ưu đãi. Theo pháp luật Việt Nam cổ phần ưu đãi được chia ra thành cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; và các loại khác do điều lệ công ty ấn định. Việc chuyển đổi giữa các loại cổ phẩn cũng có quy chế riêng biệt. Ví dụ, cổ phần ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông, nhưng không thể ngược lại. Công ty cổ phần nào củng đểu phải có cổ phần phổ thông. Loại cổ phẩn này thể hiện tuyệt đổì quyền làm chủ công ty . Luật Doanh nghiệp 2020 có đưa ra các định nghĩa về cô’ phần ưu đãi như sau:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiêù biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định
- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phẩn ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cẩu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Nhiều quan điểm cho rằng việc xuất hiện cổ phần ưu đãi là một sự phá lệ đôì với nguyên tắc bình đẳng trong công ty cổ phần . Xét bề ngoài thì điều đó xem ra có vẻ đúng bởi cổ phần ưu đãi mang lại cho người nắm giữ nó nhiều ưu đãi hơn so với người nắm giữ cổ phần phổ thông. Thế nhưng, có lẽ nguyên tắc bình đẳng của công ty cổ phần được thể hiện trong từng loại của các thành viên và trong tổng thể môi quan hệ giữa các thành viên đôi với nhau và đôì vói công ty. Cổ phần cùng một loại mang lại cho các chủ sở hữu loại cổ phần đó các quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Người nắm giữ cổ phần ưu đãi có quyền lợi và nghĩa vụ khác với quyền lợi và nghĩa vụ của người nắm giữ cổ phần phổ thông. Bản thân mỗi loại cổ phần ưu đãi cũng mang lại cho người nắm giữ nó quyền lợi và nghĩa vụ riêng, khác với loại khác. Người nắm giữ loại cổ phần này có lợi hơn về mặt này, nhưng lại bất lợi hơn về mặt khác so với người nắm giữ loại cổ phần khác.
Cổ phần như trên đã nói là tài sản vô hình mang lại cho chủ sở hữu của nó những quyền lợi nhất định. Cổ phần có biểu hiện bề ngoài thông qúa một chứng thư (giây chứng nhận hay chứng chi) được câp khi mua cổ phần mà vẫn được gọi là chứng khoán. Vì vậy người ta cho rằng cổ phần có hai nghĩa: một nghĩa vô hình, trừu tượng, và một nghĩa hữu hình, cụ thể. Quyền lợi vô hình, trừu tượng đã biến hình vào chứng thư hay lây chứng thư làm hình tượng . Cổ phần có thể đối kháng với hay loại trừ mọi người, có nghĩa là nó có hiệu lực tuyệt đối. Vì vậy cổ phần là quyền sở hữu. Người nắm giữ cổ phần vì thế mà có đầy đủ các quyền năng, và duy nhất, trực tiếp thực hành quyền của mình đôi với công ty. Bản chất này của cổ phần dẫn tới các hệ quả pháp lý sau: Thứ nhất, việc nhượng bán cổ phần theo một qui chế pháp lý khác biệt với việc chuyển giao trái quyển; và thứ hai, quyền lợi của người nắm giữ cổ phần không có thời hiệu làm mất quyền khởi kiện khi mà công ty còn tổn tại.
Mỗi cổ phần có một mệnh giá mà Luật Doanh nghiệp 2020 gọi là "phần bằng nhau" . Tuy nhiên giá của cổ phần khi mua bán có thể lên xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty. Cổ phẩn không thể bị phân chia. Do đó có người quan niệm chúng là phần phân chia nhỏ nhất và bằng nhau của bản vốn của công ty. Vì vậy một cổ phần có thể là tài sản chung của nhiều người, nhưng đối với công ty, chi có một người duy nhất có quyền lợi trong công ty liên quan tới cổ phần đó. Cổ phần có thể được chuyển nhượng tự do theo quy tắc của luật thương mại với một số ngoại lệ. Việc ngăn cản hay hạn chế việc chuyến nhượng cổ phần căn cứ vào loại cổ phần và thời gian nắm giữa cổ phần. Chẳng hạn: cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cổ phiếu có thể là cổ phiếu ghi danh hoặc không ghi danh. Thông thường cổ phần chỉ được cấp dưới hình thức vô danh cho cổ đông khi đã góp đủ tiền . Điều kiện này được đặt ra nhằm bảo đảm cho yêu cầu thanh toán tiền cổ phần của công ty bởi cổ phần vô danh được chuyển nhượng rất dễ dàng như một hàng hóa theo qui tắc của luật thương mại. Trong khi đó cổ phần không ghi danh phải chuyển nhượng theo thủ tục sang tên đổi chủ. Thông thường cổ phiếu được thể hiện trên một khổ giấy nhất định và được in các tiết họa nhất định để tránh sự giả mạo. Cổ phiếu cũng có thể là bút toán ghi số xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty phát hành cổ phần đó. Luật Doanh nghiệp 2020 qui định cổ phiếu phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Số và ngày câ'p Giâỳ chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Họ, tên, địa chi thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đôì với cổ phiếu có ghi tên;
- Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
- Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu
Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi, các nội dung liên quan tới từng loại cổ phần ưu đãi cũng phải được thể hiện. Hình thức và nội dung của cổ phiếu được pháp luật qui định một cách rất cụ thể và rành mạch để ghi nhận quyền lợi của người nắm giữ nó. Tuy nhiên những sai sót về nội dung, cũng như hình thức của cổ phiếu không làm mất đi quyền lợi của cổ đông. Trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh do sai sót thuộc về người làm ra sự sai sót đó.
Cổ phiếu bị mất mát hoặc bị tiêu hủy rhà không được cấp lại ; sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông như trường hợp quyền lợi ấy không thể thực hiện được. Do đó pháp luật thường có những quy định cho việc cấp lại cổ phiếu vói một thủ tục chặt chẽ.
Đôì với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty câp cổ phiếu mới.
Từ các vấn đề nói trên về cổ phần, chúng ta có thể nhận thấy đây là một vân đề pháp lý và kinh tế khác biệt giữa công ty cổ phần và các hình thức công ty khác. Do đó nó được xem là trung tâm điếm để tạo ra các vấn đề pháp lý khác biệt của công ty cổ phần.
Công ty luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)